MỤC LỤC
Gần đây, Công ty CP XNK Tổng hợp I - VN đã gặp khá nhiều khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu, trước vấn đề này, lãnh đạo Công ty đã nỗ lực tìm ra giải pháp để vượt qua những khó khăn về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình cũng như nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên để có thể nắm bắt được thông tin về thị trường một cách nhanh nhất và có được kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài. Sau thời gian dài hoạt động, Công ty đã thiết lập và duy trì được mối quan hệ lâu dài, bền vững với các bạn hàng truyền thống như Mỹ, Anh, Philipines, Malaysia, Trung Quốc…., mở rộng và phát triển các bạn hàng tiềm năng như Thụy Sĩ, Đức… và một số quốc gia ở Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh. Ngoài ra, Công ty luôn tìm tòi, phát triển các mặt hàng mới như cơm dừa, bột dừa, tinh bột sắn… Bên cạnh đó, nguồn hàng của Công ty khá lớn và ổn định do Công ty duy trì được mối quan hệ với các đầu mối thu mua một cách có hệ thống nên nguồn hàng của Công ty khá ổn định và chất lượng cao.
Nông sản là hàng xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro và chịu sự biến động thất thường của giá cả trên thị trường thế giới trong khi công tác dự báo thị trường ở Công ty còn hạn chế do đó hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty gặp phải khó khăn trong thời gian gần đây là điều không thể tránh khỏi. Nông sản là mặt hàng mang tính chất thời vụ, do vậy dự trữ là công tác cần thiết để tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định nhưng công tác dự trữ tại Công ty chưa cao, nhất là trong giai đoạn trái mùa trong khi các hợp đồng xuất khẩu lại được ký kết thường xuyên và liên tục vào các thời điểm trong năm. Do mặt hàng nông sản xuất khẩu của Công ty chủ yếu dưới dạng thô nên không tạo được sức mạnh về cạnh tranh trên thị trường, chẳng hạn đối với mặt hàng cà phê, có thể hàng năm Công ty xuất khẩu không dưới 15000 tấn nhưng tất cả chỉ ở dạng thô chưa qua chế biến, do vậy trị giá xuất khẩu thu được còn hạn chế.
Họ đòi hỏi hàng nông sản nếu muốn xuất khẩu vào thị trường phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm… Điều này gây ra không ít khó khăn cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam khi mà trình độ kỹ thuật của nước ta nói chung và của các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng nhìn chung là còn yếu kém, chưa thể bắt kịp với trình độ của các nước phát triển trên thế giới. Vì vậy, với gói kích cầu mà chính phủ đưa ra, Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng Hợp I - VN cũng như nhiều doanh nghiệp khác băn khoăn rằng trong thời điểm hiện tại dù lãi suất bằng không mà hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty không tìm được đầu ra thì họ có nên ôm thêm nợ vào không bởi hiện nay vấn đề không phải chỉ là lãi suất mà còn là thị trường. Phát triển thị trường về chiều rộng: Bên cạnh những thị trường xuất khẩu nông sản truyền thống luôn chiếm tỉ trọng cao trong kim nghạch xuất khẩu của Công ty, khoảng trên 90% như Mỹ, EU, ASEAN, Nga – Đông Âu…thì trong những năm tới, Công ty tiếp tục tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường, định vị, xâm nhập vào các thị trường tiềm năng khác, đặc biệt là thị trường châu Phi và Mỹ Latin, nơi mà các mặt hàng nông sản đến từ các doanh nghiệp Việt Nam chưa được biết đến nhiều.
Tuy nhiên, Công ty chủ trương trong những năm tới phát triển các mặt hàng truyền thống bằng cách nâng cao tỉ lệ chế biến, giảm tỉ lệ xuất khẩu thô, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng mặt hàng nông sản xuất khẩu nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường xuất khẩu của Công ty. Công ty chủ trương đa dạng hóa thị trường và mặt hàng nông sản xuất khẩu, tăng cướng xuất khẩu những mặt hàng nông sản có hàm lượng giá trị gia tăng cao, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản trong những năm tới khi mà nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chưa có dấu hiệu phục hồi từ cuối năm 2009. Vẫn tập trung vào thị trường EU nhưng các thị trường khác cũng được chú trọng hơn khi mà Việt Nam đang dần mở rộng quan hệ với hầu khắp các nước trên thế giới thì thị trường đối ngoại của Công ty cũng trở nên đa dạng hơn rất nhiều, và kết quả này vẫn giữ vững cho định hướng năm 2011 tuy số lượng và kim ngạch có tăng lên gần như gấp 4 lần đối với mặt hàng cà phê, gấp 6 lần cho mặt hàng hạt tiêu và hạt điều, gấp ba lần cho gạo và các mặt hàng khác.
Việc xây dựng thương hiệu cho mặt hàng nông sản đòi hỏi một chiến lược cụ thể với các hoạt động đầu tư, quảng bá thương hiệu, giới thiệu và tuyên truyền thông qua các hội chợ hay các hoạt động thương mại giữa các quốc gia để thương hiệu hàng nông sản của Công ty đến được với người tiêu dùng, được người tiêu dùng quyết định lựa chọn trong vô vàn những thương hiệu hàng nông sản đến từ các quốc gia khác. - Ngoài ra, Công ty còn tiến hành nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu mới khác bên cạnh các mặt hàng truyền thống, từng bước xây dựng và nhanh chóng đi vào hoạt động các nhà máy chế biến những sản phẩm này để tạo ra được các danh mục hàng nông sản xuất khẩu phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường quốc tế. Khi trái vụ, hàng hóa có chất lượng không cao thì sản phẩm của nông dân vẫn đảm bảo được tiêu thụ, khi được mùa thì sản phẩm của họ không bị ép giá còn đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng luôn đảm bảo được nguồn hàng ổn định và không bị ép giá khi hàng hóa khan hiếm.Vì vậy, mối quan hệ này phải được xây dựng dựa trên sự có lợi cho cả hai bên: doanh nghiệp và địa phương.
- Muốn vậy, điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần nghiên cứu tình hình thực tế tại các địa phương cung ứng nguồn hàng, lựa chọn và kí kết những hợp đồng thu mua nụng sản đối với cỏc chủ vườn, trong đú ghi rừ trỏch nhiệm và quyền hạn của cỏc bờn tham gia, cỏc điều khoản xử lớ rừ ràng, khi cú những trường hợp phỏt sinh do biến động của thị trường cũng như mừa vụ bởi đây là đặc điểm của mặt hàng nông sản. - Bên cạnh đó, khi xác định những địa phương để kí kết hợp đồng thu mua, để đảm bảo cho công tác thu mua được tiến hành một cách thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho cả doanh nghiệp và người nông dân, doanh nghiệp có thể thuê một số đại lí thu mua ngay tại địa phương đó, đầu tư cơ sở vật chất, khuyến khích họ gom hàng,. - Ngoài ra, doanh nghiệp và người nông dân còn có thể hợp tác cùng sản xuất, thông qua các hoạt động như doanh nghiệp hỗ trợ vốn cho người nông dân để người nông dân mua giống tốt, phân bón …tiến hành gieo trồng, sau khi họ thu hoạch doanh nghiệp lại tiến hành thu mua lại, tạo ra đầu ra ổn định cho sản phẩm mà người nông dân tạo ra.
- Thực hiện tốt công tác thu mua, bảo quản, dự trữ để đảm bảo chất lượng nông sản, tránh xảy ra những tranh chấp để khách hàng tiến hành thanh toán theo đúng thời gian quy định, giúp cho vòng chu chuyển vốn của công ty diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và tránh xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. - Nâng cao vai trò trung gian của nhà nước trong việc kết nối giữa các chủ thể sản xuất với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước với các đối tác nước ngoài thông qua các mối quan hệ tốt đẹp về chính trị, và hợp tác thương mại. - Lựa chọn các phương án marketing phù hợp, để phối hợp với các chủ thể kinh doanh, chủ thể sản xuất từng bước xây dựng từng bước xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Tại đây, tập trung một số lượng lớn người bán và người mua có thể trực tiếp thỏa thuận những điều kiện mua bán về giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng…và giá cả được hình thành thông qua sự thỏa thuận đồng ý giữa các bên. Tuy nhiên, đối với sàn giao dịch này, Nhà nước cũng sẽ quy định giá trần, giá sàn đối với các mặt hàng nông sản vào thời điểm mùa vụ cũng như trái mùa để đảm bảo quyền lợi cho cả người sản xuất, và người kinh doanh. - Cải cách và hiện đại hóa thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian thông quan cho hàng hóa xuất khẩu, vì hàng nông sản mang tính chất thời vụ, kéo dài thời gian thông quan sẽ làm cho chất lượng của hàng nông sản có nguy cơ giảm sút.