Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu 2007-2010 đối với nền kinh tế Việt Nam và chính sách kích cầu của Chính phủ

MỤC LỤC

Khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2007-2010 và những ảnh hưởng tới Việt Nam

Khủng hoảng tài chính toàn cầu

    Ngày 5/10: Mặc dù Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích quyết định của Ireland tuần trước về bảo hiểm toàn bộ các tài khoản ngân hàng tại Ireland, nhưng Bộ trưởng Tài chính Đức đã thông báo tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn. Ngày 8/10: Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930.

    Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý của thế giới (đường màu
    Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý của thế giới (đường màu

    Những ảnh hưởng tới Việt Nam

      Đối với nền kinh tế Việt Nam: một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế khác – tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam tính trên GDP lên tới 70%, và sự tăng trưởng của Việt Nam trong nhiều năm qua phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nên có thể kết luận rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu thông qua hai kênh chính đó là kênh xuất khẩu và kênh đầu tư nước ngoài, đi kèm với nó là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu, thêm vào đó, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là Mỹ và EU (chiếm khoảng gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) - là những nền kinh tế rơi vào suy thoái nặng nề nhất, nên xuất khẩu bị thu hẹp, tác động xấu tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian xuất khẩu gặp khó khăn, các doanh nghiệp lại cùng đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, trong khi doanh thu nội địa cũng giảm do sức mua của người tiêu dùng kém, thu nhập thực tế giảm, thất nghiệp tăng; xu hướng tiêu dùng hàng giá rẻ tăng nhanh và hàng nước ngoài giá rẻ có điều kiện thuận lợi tràn vào, gây sức ép cạnh tranh lớn đối với hàng nội địa.

      Chính sách kích cầu của Chính phủ Việt Nam

      Các chính sách và cơ cấu gói kích cầu

        - Chính phủ thực hiện miễn, giảm, giãn một số loại thuế, và kéo dài thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu, ước tính có khoảng 28.000 tỷ đồng để kích cầu nhờ thực hiện chính sách giảm thuế. - Đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đồng thời phát triển mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ, nhất là ở vùng sâu vùng xa để cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng thiết yếu. Như vậy, tổng nguồn lực sử dụng để kích cầu đầu tư và tiêu dùng của Việt Nam là rất lớn, nếu tính thêm cả 17.000 tỷ đồng tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho DN thì tổng giá trị các gói kích cầu của Chính phủ Việt Nam hiện nay lên đến 160.000 tỷ đồng, tương đương 9 tỷ USD, chiếm gần 10% GDP của Việt Nam hiện nay.

        Tình hình thực hiện gói kích cầu - Về các gói hỗ trợ lãi xuất

        Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, trong đó có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo xây nhà ở, vay vốn sản xuất, kinh doanh, cho vay học sinh, sinh viên, mua thẻ bảo hiểm y tế. Ngoài ra, chính phủ cũng đã tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức, động viên các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ các huyện nghèo thực hiện chương trình này; ứng trước vốn cho các huyện;. Kết quả các nỗ lực chung đó đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đặc biệt là đối với người nghèo.

        Mức độ đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của gói kích cầu

          Ngày 9/12/2009, Bộ kế hoạch và đầu tư đã chính thức hoàn thành kế hoạch thực hiện gói kích cầu nhằm chống suy giảm kinh tế trị giá 1 tỷ USD, chủ yếu tập trung cho các đối tượng chịu nhiều tác độngvà thiệt hại từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu như xây nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, sinh viên tại các khu đô thị lớn…cùng các công trình tạo khả năng phát triển lâu dài, có khả năng thu hồi vốn như cảng biển, sân bay, cầu đường…nhưng cuối cùng, chính phủ lại bàn bạc thay vào gói kich cung 17000 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp; (ii) việc triển khai kích cầu đã bắt đầu thực hiện từ sau thông tư 02 của ngân hàng Nhà nước nhưng mãi đến 12/05/2009, mới có kế hoạch cụ thể trong khi ở Mỹ việc lập kế hoạch được thực hiện trước khi triển khai và từ đề suất đến khi thực hiện chỉ mất 45 ngày; (iii) các kế hoạch được xây dựng khi Việt Nam chưa nghiên cứu về mức độ lan toả của các ngành, khuynh hướng thay đổi biên của các nhân tố cấu thành tổng cầu, khuynh hướng tiêu dùng biên của các nhóm tiêu dùng khác nhau, trong khi Mỹ đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này và có thể tham khảo trên website Văn phòng ngân sách của quốc hội Mỹ và chính phủ Mỹ dựa trên cơ sở lý thuyết này mà bảo vệ cho kế hoạch kích thích kinh tế. Cơ cấu gói kích cầu cho thấy phần lớn trong số 1.89% gói kích cầu theo kế hoạch là kích cung thông qua bù lãi suất cho vay vốn lưu động; khoảng 55% là nhắm vào kích cầu đầu tư của chính phủ, phần lớn trong số 19.58% nhắm vào kích cầu đầu tư của doanh nghiệp, phần nhỏ còn lại kích cầu tiêu dùng thông qua giảm thuế thu nhập cá nhân; một phần trong số 5.03% gói kích cầu là các khoản chuyển nhượng của chính phủ như chi cho người nghèo ăn tết Kỷ Sửu và các khoản chi khác. Tuy nhiên, nền kinh tế chưa thực sự khoẻ mạnh nên thiết nghĩ có thể dừng các gói kích cầu cũ nhưng phải thay vào đó bằng các gói kích cầu có quy mô bé hơn nhưng được tính toán kỹ hơn sau khi rút được các kinh nghiện từ gói kích thích cũ cũng như kinh nghiệm của các nước khác.Và gói kích cầu này cũng nên tập trung và việc nâng cao năng lực cạnh tranh hơn của nền kinh tế.

          Bảng 5: Mức độ ảnh hưởng đến tổng cầu ở Mỹ của các chính sách
          Bảng 5: Mức độ ảnh hưởng đến tổng cầu ở Mỹ của các chính sách

          Một số kết quả ban đầu

          Đây là những chính sách thể hiện tính nhân văn vốn có của Việt Nam và cũng thể hiện định hướng xã hội chủ nghĩa và góp phần phân phối lại thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội mặc dù có một số chính sách không hiệu quả nếu như xét đến khí cạnh kinh tế ví dụ trong kinh tế học vi mô, nếu một doanh nghiệp không bù đắp được phần chi phí biến đổi thì tốt nhất là nên đóng cửa doanh nghiệp, chính phủ không cần phải hỗ trợ những doanh nghiệp nợ lương công nhân, nhưng chính phủ đã làm vì hiệu quả xã hội nhằm đảm bảo việc làm và ổn định đời sống cho người lao động trong các doanh nghiệp này. Nhìn tổng quan, có thể nói chính sách kinh tế vĩ mô đã thành công trong việc hoạch định chính sách; việc thực thi chính sách , xét về hiệu quả xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, xét về hiệu quả kinh tế, còn một số việc phải bàn,. Điều này đã làm giảm bớt thành công của chính sách của chính sách tốt như việc bớt xén tiền hỗ trợ người nghèo ăn tết Kỷ Sửu hoặc những vẫn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và cá nhân.

          Bài học kinh nghiệm

          Thứ ba, khi chưa có dữ liệu cho Việt Nam, có thể vận dụng kinh nghiệm các nước: kích cầu vào những khu vực tạo nhiều việc làm cho người lao động như kích cầu vào nông thôn, vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, vào khu vực có hệ số lan toả cao hoặc có mối liên kết ngành rộng; kích cầu vào người có thu nhập thấp. Hỗ trợ tăng chi tiêu của nhóm bị tác động nhiều nhất của suy thoái kinh tế là một lựa chọn đúng vì đây là nhóm có khuynh hướng tiêu dùng biên cao nhất; kích cầu vào giáo dục và đào tạo, đặc biệt là những dự án có thể giải ngân ngay và sử dụng nguồn lực trong nước. Những dự án giáo dục có tác dụng tốt nhất khi tác động vào các đối tượng đang có nhu cầu cao cho giáo dục nhưng thu nhập thấp chưa được đáp ứng như người nghèo, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn; ngoài việc khuyến khích tiêu dùng hàng nội, chính phủ nên đánh thuế cao thay vì cấm nhập khẩu để tạo nguồn thu, không nên giảm thuế giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu như đã giảm cho linh kiện ô tô…vì có thể khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng hàng ngoại, không tạo ra hiệu ứng kích cầu.

          Kinh nghiệm kích cầu Trung Quốc

          • Gói kích cầu của Trung Quốc

            Cơ cấu gói kích cầu gần 586 tỷ USD (4000 tỷ NDT) của Trung quốc Theo Tân Hoa Xã, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua gói kích thích kinh tế giá trị khoảng 586 tỷ USD (4000 tỷ nhân dân tệ) vào ngày 9/11, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của quốc gia này. Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia đang phát triển, lực lượng kinh tế, trình độ văn hoá,… Hai nước đều vừa trải qua thời kỳ thực hiện kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quá trình cải cách thể chế kinh tế theo hướng kinh tế thị trường mới bắt đầu; hai nước đều vừa thời đóng của tương đối về kinh tế do vậy khi mở cửa cũng gặp những khó khăn có những nét khá tương đồng. Kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, khi kinh tế thế giới khủng hoảng sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến kinh tế Việt Nam nhưng chính cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới lại cũng tạo ra những điều kiện, áp lực và những cơ hội mà nếu Việt Nam nhanh nhạy nắm bắt, vận dụng thì vẫn có thể đẩy nhanh được sự phát triển.