Tác động của vốn nước ngoài đến vốn trong nước

MỤC LỤC

Nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng

Những tác động tiêu cực nếu như việc sử dụng và quản lý nguồn vốn nước ngoài không tốt

Đúng như trên chúng ta đã phân tích, những tác động tích cực của nguồn vốn nước ngoài mang lại cho chúng ta là rất lớn, song không phải lúc nào nguồn vốn nước ngoài cũng mang lại hiệu quả như mong muốn mà nó cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ cho nước tiếp nhận và tác động tới nguồn vốn trong nước đặc biệt là về khả năng trong tương lai của nguồn vốn này. Về thực chất đây là việc tái phân phối thu nhập của vốn trong nước cho vốn nước ngoài, do đó có thể gây ra làn sóng "bài ngoại" của vốn trong nước và hiện tượng xung đột ngấm ngầm, hoặc công khai trong quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài. Biểu hiện đó có thể là những tác động trực tiếp, và những tác động gián tiếp là chủ yếu qua một số kênh trong nền kinh tế như: Kênh lao động, kênh chuyển giao công nghê, kênh cạnh tranh và ổn định môi trường vĩ mô chung cho sự vận động của cả hai nguồn vốn.

Một điều luôn cần phải xem xét là những tác động tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định nền kinh tế của các dòng vốn từ ngoài nước (đầu tư gián tiếp nước ngoài, viện trợ chính phủ…).Những bất ổn này có thể là nguyên nhân của nhiều cuộc khủng hoảng và có thể đánh đổ những thành quả mà nguồn vốn trong nước đã xây dựng trên con đường phát triển. Tóm lại, nhìn nhận mối quan hệ hữu cơ giữa hai nguồn vốn trong nước và ngoài nước trong sự đóng góp của chúng trong phát triển kinh tế là cần thiết.Quan trọng là chúng ta phải có được chiến lược kết hợp ,phân bổ, sử dụng hai nguồn vốn này thế nào cho hợp lý nhât để đạt được hiệu quả toàn diện.

THỰC TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG HAI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU

THỰC TRẠNG I. Nguồn vốn trong nước

  • Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước
    • Nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân
      • Nguồn vốn nước ngoài

        Việc tính trượt giá chưa được quy định thống nhất, cũng là nguyên nhân kéo dài thời gian lập, thẩm định và phê duyệt dự án; Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, đặc biệt là trong tình hình giá đất đai đang ở mức cao, chi phí đền bù lớn cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đến nay đã khẳng định tính đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, phản ánh tính tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, từng bước xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống của nhân giữa các vùng, miền tạo đà cho các vùng kinh tế cùng phát triển.

        - Giải quyết các vấn đề xã hội: Vốn tín dụng đã đầu tư và đưa vào sử dụng hàng trăm trường học, trường dạy nghề , bệnh viện ,trạm xá ,các khu nhà ở và đô thị mới .các dự án được đầu tư băng nguồn vốn này đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động , đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái ,bảo vệ sức khoẻ và nâng cao mức sống cho người dân , đặc biệt ở khu vực miền núi ,vùng sâu, vùng xa, vùng Đồng bằng sông Cửu long. Cùng với sự xác định của Đảng và Nhà nước về vai trò cụ thể của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì trong những năm đổi mới vừa qua, diễn biến cơ cấu nguồn vốn đầu tư ở nước ta đã cho thấy xu thế vận động hướng tới cơ cấu ngày càng có hiệu quả, phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cuối năm 2006 thị trường bất động sản bị đóng băng, không những khiến cho thu ngân sách nhà nước không tăng được bao nhiêu, lại còn làm cho rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp phải nhiều khó khăn, có nhiều doanh nghiệp còn đứng trên bờ vực phá sản, thậm chí kéo theo nhiều ngân hàng cho vay bất động sản cũng gặp khó khăn.

        - Bên cạnh đó còn tình trạng một số dự án kém hiệu quả thua lỗ dẫn đến phá sản, trong một số liên doanh còn hiện tượng nhà ĐTNN tự ý thao túng điều hành nhập khẩu những công nghệ quá lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và làm những việc không có lợi cho Việt Nam do trình độ quản lý của Việt Nam còn yếu kém.

        GIẢI PHÁP

        • Giải pháp chung
          • Đối với từng nguồn vốn cụ thể 1. Các giải pháp tăng nguồn vốn NSNN

            - Chính phủ cần phải tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách tài chính nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư và kinh doanh; thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, nhất là đơn giản và công khai thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc để tạo bước đột phá trong khuyến khích hoạt động sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế ở trong nước, tập trung thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. - Về chính sách thuế: triển khai có hiệu quả luật quản lý thuế; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.., phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức thu dứt điểm các khoản nợ đọng thuế có khả năng thu hồi của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh.Giảm bớt các hình thức bao cấp qua thuế như thuế ưu đãi, miễn giảm thuế.Nhà nước nên ban hành luật thuế đánh vào việc mua sắm và sở hữu bất động sản, nhằm hướng dẫn người dân trong nước trong việc sử dụng các khoản tiết kiệm cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Những hạn chế của các loại trái phiếu do chính phủ phát hành trong thời gian qua cho thấy rằng trong thời gian đến, giải pháp trọng tâm phát triển thị trường TPCP là việc ban hành khung pháp lý nhằm thiết lập hệ thống các nhà tạo lập thị trường với vai trò là trung gian tài chính hoạt động chuyên nghiệp nhằm duy trì sự công bằng, cạnh tranh và hiệu quả, giúp phát triển thị trường TPCP, đồng thời tăng tính thanh khoản của trái phiếu cũng như khả năng giao dịch trên thị trường thứ cấp.

            - Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thu hút và sử dụng vốn ODA; đồng thời xây dựng danh mục các chương trình, dự án quan trọng đầu tư bằng nguồn vốn ODA theo ngành và lĩnh vực (kể cả các lĩnh vực xã hội). Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư theo định hướng:. phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo. ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các chương trình, dự án hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nước sạch, công trình thủy lợi, trường học, trạm y tế..), đặc biệt chú trọng đầu tư cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. - Để ngày càng thu hút sự hình thành và hoạt động của các quỹ này trong thời gian đến, cần sớm nghiên xây dựng và triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản lý Nhà nước; tăng tính minh bạch của TTCK, thị trường không chính thức và tại các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân; đẩy mạnh cổ phần hoá gắn với niêm yết trên sàn gia dịch nhằm tạo ra sự sôi động cho TTCK; khuyến khích các công ty định mức tín nhiệm có uy tín như Standard & Poor’s, Moody thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Đây chính là một trong các biện pháp giúp tăng năng lực của các công ty chứng khoán Việt Nam, tiến tới phục vụ tốt cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; Cần sớm ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư và Luật chứng khoán trên tinh thần tiến đến mục tiêu tự do hoá nguồn vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư; Tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam, bãi bỏ giới hạn này đối với các ngành nghề không trọng yếu và nâng giới hạn nắm giữ cổ phiếu đối với cổ phiếu ngân hàng lên 49%, cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam.

            Xếp hạng các công cụ nợ dài hạn, bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn; xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam; xếp hạng các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn đã và đang tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam.