Giải pháp phát triển tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” tại Quảng Nam & Đà Nẵng

MỤC LỤC

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN TUYẾN TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG

  • Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch trong thời gian qua

    Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, mở rộng thị trường cho chương trình du lịch của tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” cùng hai di sản văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn được quan tâm hơn nên đã thu hút được lượng khách lớn đến tham quan. Kết quả khả quan như vậy bởi đây là giai đoạn Quảng Nam liên tiếp đón nhận 2 di sản văn hoá thế giới do UNESCO công nhận là: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, và sự ra đời của tuyến du lịch chủ đề “Con đường di sản thế giới” với Quảng Nam là một trong những tâm điểm chính làm cho số lượng khách đến với Quảng Nam tăng đột biến. Mặc dù đã được nâng cấp, tu dưỡng, đặc biệt, tại Đà Nẵng đã liên tiếp mở các tuyến đường song việc thực hiện còn quá chậm gây cản trở kinh doanh cho một số cơ sở lưu trú, trung tâm lữ hành, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị tạo ấn tượng không tốt đối với không ít du khách.

    Có thể nói rằng, giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành chuyên môn hóa khác nhau chủ yếu chỉ là quan hệ do các trung tâm lữ hành thiết lập với các nhà hàng, khách sạn, xí nghiệp vận chuyển… trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch thuộc tuyến du lịch chủ đề "Con đường di sản thế giới". Mức đóng góp của tuyến du lịch “Con đường di sản thế giới” cho du lịch của Đà Nẵng và Quảng Nam: (Số liệu ở bảng 3 phần phụ lục ) Việc hình thành tuyến du lịch “Con đường di sản thế giới” sau sự kiện Mỹ Sơn và Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới đã đưa du lịch cả Đà Nẵng và Quảng Nam phát triển lên một tầm cao mới. Điển hình là sự tổ chức thành công các lễ hội, liên hoan như : Đêm rằm phố cổ vào các tối 14, 15 (Âm lịch) tại Hội An, chương trình “Ấn tượng Mỹ Sơn”, liên hoan “Gặp gỡ Bà Nà”… Bên cạnh đó, các nhà kinh doanh du lịch của hai địa phương, đặc biệt là các thành viên của chi hội “Con đường di sản thế giới” đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, chính sách khuyến mãi cho khách đi trọn tuyến hoặc đi với số lượng khách lớn chẳng hạn như việc vận chuyển khách miễn phí cho khách đi vào tham quan Hội An và Mỹ Sơn hoặc các điểm du lịch tại Đà Nẵng của khu nghỉ mát Furama; giảm giá vé tham quan cho khách đi theo đoàn có số lượng người lớn tại các điểm tham quan ….

    Vì vậy, ngay sau khi Ban điều hành “Con đường di sản thế giới” đã thành lập và đi vào hoạt động ổn định, ngoài rất nhiều cuộc họp đã được tiến hành để triển khai hoạt động, cũng trong thời gian này, 3 đoàn nhà báo quốc tế với hơn 40 phóng viên, nhà báo đã đến nghe và giới thiệu, đưa bài và hình ảnh “Con đường di sản thế giới”. Để “Con đường di sản thế giới” có điều kiện hoạt động tốt khi chưa thu phí của các thành viên, Vietnam Airlines đã tài trợ 5.000 đô-la Mỹ, khách sạn Furama Resort tài trợ 10.000 đô-la Mỹ, ACB đưa thẻ tín dụng ACB và Visa Card vào thanh toán trong hệ thống các dịch vụ của “Con đường di sản thế giới”, Saigon Times Group hỗ trợ việc quảng bá trên các tờ báo bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp. Ngoài hình ảnh chiếc cầu Nhật Bản được coi là biểu tượng của Hội An, một minh chứng cho mối quan hệ Việt - Nhật vào thế kỉ XVII còn duy nhất tại Việt Nam, Hội An còn chứa đựng trong đó một kho di sản văn hoá, lịch sử vô giá với 160 ngôi nhà cổ, 5 hợp quán, 20 giếng cổ cùng một số lượng lớn các chùa, cầu, miếu, đình,… liên quan đến tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của người Hoa, người Nhật.

    Bảng 2.1.2.2.a: Tình hình phát triển khách sạn tại Đà Nẵng 1996 - 2003
    Bảng 2.1.2.2.a: Tình hình phát triển khách sạn tại Đà Nẵng 1996 - 2003

    34;CON ĐƯỜNG DI SẢN THẾ GIỚI" PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NAM & ĐÀ NẴNG

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TUYẾN DU LỊCH CHỦ ĐỀ

      Trục du lịch văn hóa - sinh thái: Mỹ Sơn - Hội An - Cù lao Chàm kết hợp các hoạt động tham quan sâu Hội An và khám phá văn hóa Chăm với cuộc sống đương đại của người dân xứ Quảng, du lịch nghỉ dưỡng là một hướng truyền thông có hiệu quả để khai thác dòng khách này. Thị trường khách Đông Nam Á: Đối với thị trường này, nội dung của thông điệp là những đặc trưng của một nền văn hóa biểu hiện sự thích ứng của con người với môi trường sinh thái sẽ là hướng chú ý vào Quảng Nam và Đà Nẵng như là một vừng đất không thể bỏ qua khi tìm hiểu đất nước Việt Nam đối với dòng khách này. Thị trường khách nội địa: Đoạn thị trường khách du lịch nàyđáng quan tâm và thật sự đòi hỏi phải có những hoạt động truyền thông phù hợp giúp du khách hiểu được những giá trị của nền văn hóa rất gần gũi với dân tộc chúng ta là một điều cần thiết để thu hút nguồn khách giàu tiềm năng này.

      Phát triển mạng lưới đường xe đạp hoặc tận dụng những tuyến đường hiện có với các tiện nghi cần thiết như thông tin và biển báo, trạm dừng và các thiết bị an toàn; phát triển các trung tâm xe đạp để cho thuê xe, sửa chữa xe, và hướng dẫn du lịch…nhằm tạo dựng một mạng du lịch hấp dẫn bằng xe đạp nối với các khu du lịch hoặc khu nghỉ biển. Mặt khác, đôi khi khách du lịch quốc tế thích đi xe đạp dọc các con đường để có thể ngắm cảnh, trò chuyện cùng với dân cư địa phương và tự mình khám phá, tìm hiểu nếp sống của cư dân của một địa phương. Khách du lịch có thể đặt trước về thuê xe, khách sạn, ngoài ra khách du lịch còn có thể được nhân viên tại các kiốt trung tâm thông tin du lịch tư vấn về các điểm du lịch, hình thức và phương tiện đi lại và cơ sở lưu trú.

      Xây dựng trạm du lịch bên đường được thiết lập gần các điểm khách du lịch quan tâm hoặc lối vào các điểm du lịch, các thành phố du lịch để mang đến sự qua lại an toàn, thuận tiện và thoải mái trên đường bộ không những cho khách du lịch hiện nay mà cả khách du lịch tiềm năng.  Làm những bảng hiệu và các phương tiện thông tin như bảng chỉ dẫn bên đường, cổng vào… để hướng dẫn khách du lịch vì hiện nay tại các khu di tích Chăm không chỉ ở Quảng Nam mà các tỉnh khác chưa hề có hoặc chỉ có một vài chỉ dẫn không đầy đủ.  Nâng cấp các phương tiện du lịch như đường vào, bãi đỗ xe, nơi nghỉ ngơi và môi trường lịch sử thật hấp dẫn để phục vụ khách du lịch vì hiện nay các con đường vào các di tích chưa được thiết kế thích hợp, không có phương tiện thuyết minh và xung quanh các di tích còn rất bẩn.

       Xuất bản “Bản đồ hướng dẫn văn hoá lịch sử”, các ấn phẩm về di tích Chăm, các dân tộc thiểu số, các chiến tích lịch sử để giới thiệu toàn cảnh về văn hoá Chăm, văn hoá các dân tộc thiểu số… cho khách du lịch đến thăm bảo tàng. Theo đó, phát triển khu vực bờ biển Mỹ Khê – Non Nước, tận dụng ưu thế tuyệt vời của khu bờ biển gần với sân bay quốc tế sẽ đóng vai trò lớn trong việc đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách tại thành phố Đà Nẵng bởi sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng với các hoạt động giải trí trong bờ và trên bờ biển cho du khách. Khu vực Mỹ Khê – Non Nước sẽ góp phần tạo ra bộ mặt mới cho thành phố Đà Nẵng như là một trong những trung tâm tập trung khách du lịch và cơ sở lưu trú của các tour đến các điểm khác như tour Huế, Mỹ Sơn, Hội An….

       Dự án xây dựng Học viện du lịch Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Xây dựng Học viện du lịch là nhằm cung cấp những khóa đào tạo chất lượng cao về quản lý du lịch, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh đồ ăn và uống. Thiết lập hệ thống quản lý đô thị cùng với quản lý tài nguyên văn hoá lịch sử bằng cơ sở dữ liệu thông tin cập nhật, chính xác là điều không thể thiếu được trong việc bảo vệ các di sản thế giới và phát triển đô thị.