Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ có vấn đề tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Phú Yên

MỤC LỤC

Phân loại nợ theo phương pháp định tính Theo điều 7 Quy định số 493/2005/Q§-NHNN về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng nợ có vấn đề

+) Năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn yếu kém và hạn chế, dẫn đến việc điều hành doanh nghiệp và sử dụng nguồn vốn còn chưa hiệu quả. Người điều hành khụng nắm rừ được mối liờn kết giữa cỏc hoạt động xảy ra trong nội tại và các biến động bên ngoài doanh nghiệp, việc tính toán triển khai dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, không xây dựng được chính xác các chỉ tiêu quan trọng như: định mức tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu giá thành, chất lượng sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu…Không có giải pháp hoặc chậm trễ đưa ra các giải pháp làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN, doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng, gây rủi ro cho ngân hàng. Người đi vay trong quá trình thực hiện dự án có thể sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo độ an toàn trong sử dụng vốn, gây lãng phí hoặc mất vốn dẫn đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng là khó khăn. * Nhà cung cấp nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp:. - Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng dẫn đến chất lượng sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, hàng hóa không tiêu thụ được, bị ứ đọng tồn kho cao. Doanh nghiệp phải hạ giá bán sản phẩm, chịu lỗ không kinh doanh hoặc phải tốn thêm chi phí bảo quản, trông coi kho hoặc cải tiến chất lượng sản phẩm mở rộng và khếch trương quảng cáo tiêu thụ sản phẩm. Các hướng giải quyết này đều ảnh hưởng tới tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu thiệt hại trong kinh doanh và tất yếu sẽ trì hoãn trả nợ Ngân hàng. - Giá cả nguyên vật liệu biến động làm tăng giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm thì đảm bảo mức lợi nhuận, nhưng sản phẩm sẽ khó tiêu thụ hơn, tồn kho lớn, luân chuyển vốn chậm, ảnh hưởng đến việc trả nợ vay Ngân hàng về mặt thời hạn. * Người mua là đại lý, doanh ngiệp tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng của doanh nghiệp như cá nhân, đại lí hay doanh nghiệp khác mua sản phẩm mà khi đến hạn thanh toán thì không có khả năng thanh toán hay cố tình không thanh toán tiền hàng cho doanh ngiệp, dẫn đến doanh nghiệp bị thiếu vốn, giảm khả năng thanh toán cho ngân hàng. * Năng lực tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh, khả năng thanh toán chung giảm sút, yếu kém:. Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản biểu hiện tình hình “sức khoẻ" của một doanh nghiệp. Kế hoạch trả nợ cho ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nếu doanh nghiệp phải thanh toán các khoản chi nhất thời quá lớn như thanh toán nợ thuế, nợ tiền lương của CBCNV, nợ người bán, nợ các ngân hàng khác….Cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp không hợp lý như: tăng quy mô đầu tư tài sản cố định lên quá mức cần thiết gây lãng phí, hay chỉ tập trung vốn đầu tư dài hạn mà không dự phòng hợp lý nguồn vốn lưu động …. * Do ý muốn chủ quan của người đi vay cố tình không trả nợ cho Ngân hàng:. Đây là một trường hợp nhức nhối nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến nợ xấu của Ngân hàng. Loại nguyên nhân này được xếp vào loại nguyên nhân rủi ro về tư cách đạo đức của người đi vay. Người vay có thể có khả năng trả nợ nhưng cố ý không trả nợ Ngân hàng, chủ định chiếm đoạn vốn của ngân hàng, lợi dụng các sơ hở từ phía ngân hàng và tính toán chuẩn bị trước nhằm chiếm đoạt tiền vay của Ngân hàng. c) Phía người cho vay (Ngân hàng). - Năng lực thẩm định dự án cho vay của Ngân hàng còn chưa cao nên đã cho vay những dự án không khả thi, nhiều rủi ro, không có khả năng thu hồi vốn, trong khi Ngân hàng không lường trước được những nguồn dự trữ tương ứng để bù đắp rủi ro. Cán bộ tín dụng chưa được đào tạo đầy đủ, không am hiểu về ngành nghề mà mình tài trợ, trong khi Ngân hàng không có đủ thông tin, các số liệu thống kê để phân tích và đánh giá khách hàng …dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dự án xin vay. - Một bộ phận cán bộ Ngân hàng kém phẩm chất đạo đức lợi dụng vị trí công tác để trục lợi, tham ô, nhận hối lộ, cố tình cho vay sai nguyên tắc, đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nợ có vấn đề trong thời gian qua. - Ngân hàng đặt quá cao mục tiêu lợi nhuận, hay các cá nhân viên tín dụng chạy theo doanh số tín dụng mà không coi trọng chất lượng đầu tư, quá lạc quan, tin tưởng vào sự thành công của dự án đầu tư, vào khoản cho vay, đây là một hiện tượng rất nguy hiểm trong công tác tín dụng của Ngân hàng. - Ngõn hàng thiếu một cơ quan chuyờn trỏch theo dừi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro. - Ngân hàng tập trung quá lớn vào một vài đối tượng vay làm cho nguy cơ tổn thất tín dụng của Ngân hàng tăng cao phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của chính những khách hàng này. d) Nguyên nhân từ tài sản đảm bảo : rủi ro về tài sản đảm bảo tín dụng đó là khó định giá, tính khả mại thấp, tranh chấp về pháp lý hoặc giá cả tài sản đảm bảo bị biến động (tài sản giảm giá trị, thay đổi hiện trạng…) Giá trị của tài sản thanh lý thường bị chia sẻ với các chủ nợ ưu tiên trước như: nộp thuế cho nhà. Vì vậy, nhiều khi giá trị còn lại về NH ít hơn hoặc có khi chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý gần bằng thậm chí lớn hơn khoản tiền nhận được… Ngoài ra ngân hàng quá chủ quan, tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay mà coi nhẹ việc kiểm tra đôn đốc, giám sát việc thực thi dự án, phòng ngừa rủi ro.

Hậu quả của nợ có vấn đề

- Các NHTM không những bị mất một nguồn vốn còn phải chịu thêm chi phí phát sinh cho nợ có vấn đề là rất lớn (chi trả lãi tiền gửi, chi phí quản lí nợ có vấn đề và các chi khác). Những chi phí làm tăng thêm khoản chi phí khi hạch toán kết quả kinh doanh, làm giảm lợi nhuận cho các ngân hàng. - Trong quá trình phát triển và hội nhập, tình trạng nợ có vấn đề cao hay kéo dài làm mất cơ hội hoặc gây khó khăn cho ngân hàng. Tình trạng nợ có vấn đề cao làm cho các ngân hàng không thể công khai thực trạng tài chính của mình một cách chính xác và minh bạch. Từ đó làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, khách hàng, doanh nghiệp và người dân trong nước và Quốc tế. Nợ có vấn đề tác động trực tiếp đến khả năng tài chính của NHTM khi phân tích đánh giá tình hình tài chính hoạt động ngân hàng, là yếu tố bất lợi trong cạnh tranh, trong quá trình phát triển và hội nhập. c) Đối với doanh nghiệp. - Khi khoản nợ vay của khách hàng rơi vào khoản nợ có vấn đề thì uy tín của khách hàng đối với ngân hàng hay mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng bị ảnh hưởng, ngân hàng không còn niềm tin và không cho vay vốn tiếp, nó tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khái quát về Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Phú Yên

Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên

Đó là kết quả của một quá trình tích lũy qua nhiều thế hệ và đang được vun đắp để góp phần khẳng định thương hiệu, làm nền tảng cho tiến trình hội nhập và phát triển bền vững của NH ĐT&PT. Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của NH ĐT&PT, sáng tạo, đổi mới, phát triển; góp sức xây dựng Phú Yên ngày càng phát triển và giàu đẹp.

Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ hoạt động của Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT tỉnh Phú Yên

* Phòng giao dịch Tuy Hoà và Phòng giao dịch Phú Lâm: Trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phú Yên được thành lập theo quyết định của Giám đốc chi nhánh có con dấu riêng với nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng, cho vay chủ yến là khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. * Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác cán bộ và quản lý cán bộ, cơ cấu mô hình tổ chức, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật và quản lý công tác hành chính theo định hướng và mục tiêu phát triển của Chi nhỏnh, trực tiếp quản lý hồ sơ cỏn bộ, theo dừi thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác hành chính, văn thư lưu trữ tại Chi nhánh.

Hoạt động tín dụng và thực trạng nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên

Thực trạng nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên

Hiện nay NH ĐT&PT nói chung và Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên nói riêng có tỷ lệ nợ có vấn đề cao do ngân hàng này không chỉ phân loại theo thời gian quá hạn của khoản nợ mà đã thực hiện phân loại trên cơ sở chủ động đánh giá về hiện trạng tài chính của các khách hàng. Nhưng cả 3 năm tỷ lệ nợ có vấ đề của Chi nhánh đều không vượt quá mức khống chế nợ có vấn đề theo quy định của NHNN (theo quy định nợ có vấn đề của Ngân hàng thương mại không được vượt quá 5% tổng dư nợ).

Bảng 2.2. Tình hình nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên.
Bảng 2.2. Tình hình nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên.

Thực trạng nợ có vấn đề tại Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên Để cú thể xỏc định rừ nguyờn nhõn dẫn đến tỡnh trạng nợ cú vấn đề của Chi nhỏnh

Và nguyên nhân nợ có vấn đề tăng trong 3 năm là do các yếu tố khách quan như tình hình kinh tế bị tác động do cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới, lạm phát và lãi suất cao làm cho chi phí tăng đáng kể vì vậy một số khách hàng hoạt động kém hiệu quả, ngoài ra còn do thiên tai, bão lũ làm cho việc thu nợ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng nợ có vấn đề tăng trong những năm qua. Trận lũ và cơn bão đã làm nền nông nghiệp Phú Yên bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những hộ trồng lúa, cơn bão 2009 đánh trực tiếp vào Phú Yên làm nhiều hộ trồng tiêu, cà phê, cây hoa màu khác bị thiệt hại lớn hoặc mất trắng, thiệt hại lớn nhất vẫn là những hộ nuôi tôm (tôm hùm, tôm chân trắng..) vì tôm của họ sắp tới ngày thu hoạch… dẫn tới những khoản nợ của họ phải trả trong năm sau không trả được hoặc xin giãn nợ, làm cho nợ có vấn đề về ngành nông, lâm ngư nghiệp trong 2 năm 2009-2010 tăng cao.

Những nhân tố tác động và định hướng hoạt động của Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên trong thời gian sắp tới

Định hướng hoạt động của Chi nhánh NH ĐT&PT tỉnh Phú Yên trong thời gian sắp tới

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lí nợ có vấn đề tại Chi.

Một số kiến nghị

Kiến nghị với Nhà nước và các ban ngành có liên quan

- Tạo điều kiện phát triển thị trường mua bán nợ: Thành lập những công ty có nhân lực chuyên sâu về xử lý tài sản đảm bảo, có đủ trình độ pháp lý nghiệp vụ mua bán nợ sẽ giúp các Ngân hàng dễ ứng phó và nâng cao hiệu quả xử lý các khoản nợ có vấn đề. Thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay mới trong giai đoạn sơ khai, mới chỉ có một công ty mua bán nợ đó là công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) và công việc mua bán nợ chưa được diễn ra thường xuyên, chưa phải là một trong những giải pháp được lựa chọn nhiều nhất của các Ngân hàng khi xử lý các khoản nợ có vấn đề.

Kiến nghị với NHNN

Thực hiện tốt biện pháp này NHNN sẽ cải thiện được tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, chính xác, cập nhật, giúp cho các NHTM thực hiện tốt công tác cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế rủi ro. Trên thực tế, nhiều NHTM cổ phần ra đời, do áp lực cạnh tranh để thu hút khách hàng, nên các NHTM đã hạ thấp các điều kiện tín dụng, điều kiện nhận thế chấp tài sản để lôi kéo khách hàng, tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như Chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Phú Yên

- Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cần thường xuyên tổ chức hơn nữa các hội nghị nghiên cứu, phân tích tình hình nợ có vấn đề để bàn các biện pháp giảm nợ có vấn đề trong toàn bộ hệ thống. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và xu thế phát triển của nền kinh tế quốc dân, trên đây là một số giải pháp được đưa ra để hoàn thiện thêm bộ máy tổ chức cũng như góp phần nâng cao chất lượng xử lí nợ xấu, sức cạnh tranh, vị thế của chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Phú Yên.