MỤC LỤC
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, doanh thu tăng trong một số trường hợp thì làm cho hiệu quả kinh doanh tăng, nhưng trong một số trường hợp nó lại không đánh giá chính xác những gì đang diễn ra ở doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc so sánh lợi nhuận thu được với chi phí kinh doanh còn phải tính đến những yếu tố làm tăng lợi nhuận nhưng ko phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như đã phân tích ở trên.
Thật vậy, chỉ tiêu này cao chứng tỏ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất kinh doanh tương đối nhỏ so với lợi nhuận thu được. Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay so với các doanh nghiệp khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả đạt được trên một lao động trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản lưu động cho biết 1 đơn vị vốn lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế ( hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp ). Sức sinh lợi của tài sản lưu động càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao và ngược lại.
Điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của từng loại doanh nghiệp khác nhau: Tài nguyên thiên nhiên tác động có tính chất quyết định đến hoạt động của các doanh nghiệp khai thác; Điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu…. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá bán và kiếm đựoc nhiều lợi nhuận hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình hơn.
Ngoài ra khả năng quay vòng vốn cũng rất quan trọng, cùng với một lượng cầu về sản lượng tương ứng với lượng vốn cần thiết nhất định nếu khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp càng cao thì lượng vốn cần cho mỗi kỳ càng ít và sẽ càng thuận lợi cho doanh nghiệp về vấn đề huy động vốn hơn. Nếu các doanh nghiệp nước ta muốn nhanh chóng vươn lên, tạo ra khả năng cạnh tranh để có thể đứng vững ngay trên “sân nhà” và vươn ra thị trường khu vực và quốc tế sẽ không thể không chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ là chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ nhập ngoại mà phải có khả năng sáng tạo được công nghệ - kỹ thuật tiên tiến.
Phòng thiết bị - công nghệ phát triển: Tham mưu cho Tổng giám đốc về các lĩnh vực: Áp dụng các thiết bị công nghệ, vật liệu, quy trình mới để sản xuất ra các sản phẩm có mẫu mã đa dạng có chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí đồng thời tăng hiệu quả sản xuất; Quản lý thiết bị; Quản lý cơ điện gồm các lĩnh vực: Cơ khí, điện - tự động hoá, đo lường; Công tác đào tạo; Kỹ thuật công nghệ, sáng kiến tiết. Nội dung cơ bản bao gồm: Hàng tháng lập kế hoạch tài chính cho Công ty; Lập kế hoạch tài chính - đầu tư và tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho Công ty; Xây dựng quy chế thanh toán nội bộ; Thực hiện công tác quản lý và sử dụng vốn; Phối hợp với Phòng kế hoạch đầu tư để xây dựng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; Thực hiện công tác kế toán vật tư; Thực hiện công tỏc kế toỏn thành phẩm; Theo dừi và quản lý tài sản cố định của Công ty; Thực hiện công tác kế toán tiền lương, bảo hiểm và các khoản chi phí khác cho người lao động; Tổ chức thực hiện mạng lưới thống kê. Phòng kinh doanh: Tham mưu cho Hội đồng quản trị và ổng giám đốc Công ty về các vấn đề: Xây dựng định hướng Marketing, mô hình bán hàng, kế hoạch kinh doanh, cơ chế chính sách phục vụ công tác tiêu thụ thép trong từng thời kỳ, kế hoạch quảng cáo và xây dựng thương hiệu thép VIS, tiêu thụ sản phẩm thép VIS và thu hồi công nợ; Thực hiện công tác quảng cáo, xây dựng thương hiệu thép VIS theo định hướng của Công ty; Tiến hành thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về quản lý chất lượng sản phẩm (phòng thí nghiệm VILAS 114); Giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác khách hàng.
Phòng hợp tác quốc tế: Tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về các vấn đề: Tìm hiểu thông tin của thị trường phôi thép, thị trường thép trong và ngoài nước liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời thông báo kịp thời cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc để đưa ra định hướng phát triển phù hợp trong từng thời kỳ; Đề xuất các phương án giải quyết thực hiện trình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty;.
Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí…Chính vì thế mà đã tạo điều kiện cũng như lòng tin để các doanh nghiệp tư nhân nói chung và công ty cổ phần thép Việt - Ý nói riêng tích cực đầu tư phát triển sản xuất của doanh nghiệp mình. Đối với ngành sản xuất thép nói chung Nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích để cho ngành có thể phát triển như hiện nay chẳng hạn như chính sách bảo hộ phi thuế quan ( không nhập khẩu những loại thép xây dựng đã sản xuất được ) đồng thời ban hành Quyết định số 229/1998/QĐ-BKH đưa mặt hàng vào danh mục đầu tư có điều kiện. Công ty cổ phần thép Việt - Ý ra đời khi ngành thép đã trải qua những bước đầu của quá trình phát triển nhưng vẫn được Nhà Nước tạo nhiều điều kiện và sự quan tâm sát sao trong quá trình sản xuất và kinh doanh như Luật doanh nghiệp mới tạo những thuận lợi cho công ty tư nhân phát triển hay chính sách cũng như những cuộc thanh tra khảo sát giúp bình ổn giá cả của thị trường thép trong thời gian gần đây khi giá thép tăng cao một cách chóng mặt.
Ngoài các dự án của Sông đà, thép Việt – Ý cũng đã được đưa vào sử dụng tại các công trình, dự án trọng điểm như Trung tâm thương mại Dầu khí, Nhà máy xi măng Hạ Long, xi măng Bút Sơn, xi măng Bỉm Sơn, nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Nhà máy lọc dầu Dung Quât… đây hầu hết là những công trình lớn và có nhiều danh tiếng do đó sản phẩm đựơc cung cấp với số lượng lớn, đòi hỏi của khách hàng về chất lượng cũng như giá cả rất cao, có thể gây nhiều sức ép cho công ty.
Bên cạnh những máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất thép với những tính năng vượt trội như trên, công ty cổ phần thép Việt - Ý còn có một đội vận chuyển và xếp dỡ thép của riêng mình. Với khối lượng vận chuyển khoảng 8.500 tấn thép và 27000 tấn phôi trong năm 2007, các phương tiện vận tải này đã từng bước phát huy tác dụng tốt, góp phần nâng cao năng lực phục vụ khách hàng. Năm 2004,Với mức vốn điều lệ ban đầu mới thành lập chỉ là 30 tỷ đồng (sau đó được tăng lên 75 tỷ đồng), cộng với yếu tố là một doanh nghiệp mới được thành lập nên quan hệ tín dụng của công ty cổ phần thép Việt - Ý với các ngân hàng thương mại chưa được thực sự thiết lập.
Với đặc điểm như vậy, trong năm 2004, công ty đã không có đủ vốn lưu động để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong việc nhập khẩu phôi thép vào những thời điểm thích hợp.
Trong quá trình phát triển, một lợi thế lớn nhất của công ty là có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, có kinh nghiệm và đã gắn bó với công ty tử khi mới thành lập. Về đời sống tinh thần, công ty đã có kế hoạch đầu tư, xây dựng sân chơi tennis ngay trong khuôn viên của công ty phục vụ cho việc rèn luyện thể chất của cán bộ trong toàn công ty. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên trong công ty đa phần phải thuê nhà ở và đang gặp nhiều khó khăn do giá thuê nhà tăng cao, không ổn định, ảnh hưởng đến công việc chung của công ty.
Vì vậy, công ty đã báo cáo với tổng công ty Sông Đà có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ và tác dộng tới uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, các Sở chức năng có chính sách giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động ở khu công nghiệp, bao gồm cả công nhân của công ty để người lao động an tâm công tác, nâng cao chất lượng lao động.