MỤC LỤC
- Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao với chi phí thấp, một doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng vốn cao đồng nghĩa với một doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao. Việc huy động vốn của doanh nghiệp ( nguồn huy dộng, phương thức huy động, quy mô huy động) được quy định cụ thể phải thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước được thể chế hoá bằng các quy định, Nghị định của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác.
Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập ngày 01 tháng 6 năm 1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà sau đổi thành Công ty Xây dựng Thủy điện Thác Bà bởi nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà có công suất 110 MW; Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên, cánh chim đầu đàn của ngành thủy điện Việt Nam. Từ một đơn vị nhỏ bé chuyên về xây dựng thuỷ điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã phát triển với hàng chục đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong rất nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau: Xây dựng các công trình thủy điện, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông; Kinh doanh điện thương phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng; Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị; tư vấn xây dựng; Xuất nhập khẩu lao động và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Với phương châm "phát huy nội lực, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, tiến tới xây dựng Tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh", năm 2000 Tổng công ty đã nghiên cứu và triển khai đầu tư một loạt các nhà máy thuỷ điện với qui mô vừa và nhỏ, các dự án sản xuất xi măng, sắt thép, các khu đô thị và công nghiệp.
Đánh giá tổng thể thì tổng công ty đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ và đều đặn, trong đó cơ cấu ngành nghề có sự dịch chuyển mạnh sang sản xuất công nghiệp, sự dịch chuyển cơ cấu này phản ánh sự thay đổi trong định hướng phát triển của Tổng công ty Sông Đà.Tỷ trọng xây lắp ổn định do Tổng công ty Sông Đà đã và đang thi công nhiều công trình thuỷ điện lớn bao gồm các công trình được Chính phủ chỉ định thầu và những công trình tự đấu thầu. Tuy vậy, mức tăng quá cao cũng dẫn tới, các năm 2005, 2006, lợi nhuận tuy vẫn tăng nhưng với tốc độ khá thấp, cũng do trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, công ty gặp nhiều khó khăn: nhiệm vụ sản xuất nặng nề, giá trị sản xuất kinh doanh lớn; việc vay vốn đầu tư hết sức khó khăn với các điều kiện cho vay bất lợi;.
Các nguồn quỹ, kinh phí và nguồn vốn chủ sở hữu khác, bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ hỗ trợ thất nghiệp, nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí quản lý cấp trên và từ một số nguồn chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản… chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn của Tổng công ty, đây là những loại quỹ phổ biến mà doanh nghiệp nào cũng phải có, được trích lập một phần từ lợi nhuận sau thuế, làm cơ sở để tái đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp Tổng công ty khắc phục những rủi ro về giá cả và tiền tệ. Huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng là một hình thức khá phổ biến trong doanh nghiệp vì đây là nguồn vốn dễ huy động, chi phí thấp, dựa trên quan hệ đã được thiết lập từ trước giữa cán bộ công nhân viên và công ty, việc huy động nguồn vốn này không chỉ thắt chặt quan hệ, củng cố niềm tin, khuyến khích sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn công ty, mà còn giúp đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu vốn. Những năm qua, số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong Tổng công ty và thu nhập bình quân 1 cán bộ công nhân viên một tháng liên tục tăng lên, do vây, thời gian tới, Tổng công ty Sông Đà cần thực hiện những biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả huy động từ hình thức này, bởi đây là một hình thức huy động vốn khá triển vọng, có cơ hội mở rộng trong tương lai.
2003; và sau đó là Tổng công ty Xi măng với 200 tỷ đồng và Tổng công ty Điện lực 300 tỷ đồng.Sang đến năm 2006, Việt Nam chứng kiến sự phát triển đột biến trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi hàng loạt doanh nghiệp phát hành trái phiếu với quy mô lớn. - Tổng công ty Sông Đà đã huy động được một lượng đáng kể nguồn vốn không chịu lãi là nguồn vốn chiếm dụng của khách hàng, nguồn vốn này luôn chiếm 1 tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn (trên 20%), đây là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh, hơn thế, nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. - Với nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá thấp so với nhu cầu vốn, cho đến nay, vay vốn ngân hàng được coi là giải pháp quan trọng nhất đối với Tổng công ty Sông Đà nhằm đảm bảo nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển.
Trong những năm tới đây (2008- 2015), Tổng công ty hướng tới xây dựng và phát triển Tập đoàn Sông Đà trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, đa ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, lấy hiệu quả kinh tế làm động lực để phát triển Tập đoàn bền vững, có tính cạnh tranh cao, phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín và thương hiệu của Tập đoàn Sông Đà trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. - Rà soát, tăng cường, củng cố các mối quan hệ của doanh nghiệp đối với cán bộ công nhân viên, với khách hàng, nhà cung cấp, với đối tác tham gia liên doanh, liên kết cũng như đối với Nhà nước, để có thể tận dụng, phát triển, khai thác tối đa nguồn vốn từ những mối quan hệ này: vay nợ cán bộ công nhân viên, ngơừi mua ứng trước, trả chậm người bán, những khoản phải trả, phải nộp Nhà nước. - Tình hinh sản xuất kinh doanh kinh doanh thực tế của công ty, đồng thời phải dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh dự kiến hàng năm và một số các kế hoạch liên quan đến lĩnh vực thị trường, tài chính, đấu thầu, lao động, tiền lương… trên cơ sở đó, xác định nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối nhu cầu vốn với vốn đối ứng của tổng công ty, xác định số vốn còn thiếu, cần phải được huy động.
Mục tiêu huy động đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh là hết sức cần thíêt, tuy nhiên Tổng công ty cần đặt ra nhiệm vụ phái sử dụng nguồn vốn hiện có tiết kiệm và hiệu quả, bởi nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đến thu hồi vốn và hoàn trả các khoản vay. Bộ phận kỹ thuật cần xác định sử dụng biện pháp thi công đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tíêt kiệm chi phí; bộ phận kinh tế cần đẩy nhanh công tác hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, hoàn công và thanh toán; bộ phận kế toán cần cân đối giữa đầu thu với chi phí, tìm ra biện pháp đẩy nhanh vòng quay của vốn, tiết kiệm tối đa chi phí. Muốn vậy, cần tăng cường năng lực của cán bộ làm ngân hàng; thay đổi phong cách làm việc với doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh giữa các ngân hàng làm cho thị trường tài chính phát triển hoàn hảo hơn; giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước, tạo thế chủ động cho các ngân hàng trong việc ra quyết định vay vốn.