Thực trạng và giải pháp cải thiện đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

MỤC LỤC

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

    Khi nói tới doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, chúng ta đều nghĩ đến đặc điểm chung nhất đó là: số lượng lao động ít, trình độ không cao, nhu cầu về vốn đầu tư nhỏ nhưng tỷ suất vốn cao và thời gian hoàn vốn nhanh, chi phí sản xuất cao do đó giá thành đơn vị sản phẩm cao hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp lớn nên vị thế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thị trường ít được chú ý. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế hiện thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động phi nông nghiệp của cả nước, nhưng triển vọng thu hút thêm lao động rất lớn vì suất đầu tư cho môic chỗ làm viêc jở đây thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút được các nguồn vốn rải rác trong dân.

    Bảng 1: Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và  vùng lãnh thổ
    Bảng 1: Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và vùng lãnh thổ

    Sự cần thiết đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta

    Rất dễ thấy là mấy năm gần đây, bộ mặt kinh tế, xã hội nhiều vùng đã có thay đổi theo hướng đó: nhiều thị trấn, thị tứ đông đúc, nhộn nhịp hơn trước, nhiều cụm công nghiệp, tiểu thu công nghiệp mới được hình thành, đi đôi với giao thông nông thôn phát triển, đường dẫn điện tỏa ra nhiều vùng nông thôn. - Mở rộng xuất khẩu và cải thiện đời sống nhân dân bằng cách cung ứng các sản phẩm có tính cạnh tranh cao cho thị trường trong nước đang nhanh chóng thay đổi và ra thị trường nước ngoài (các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân có lợi thế so sánh là khả năng thích ứng và linh hoạt với sự thay đổi về môi trường kinh tế xã hội). Trong một nền kinh tế có vốn rải rác, Việt Nam nên tận dụng các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đạt được tăng trưởng kinh tế cao nhưng bền vững.Và, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn có rất nhiều cơ hội để tăng năng suất lao động do có sự hỗ trợ của Chính phủ như những quy định mới, mở rộng tín dụng, thông tin về công nghệ mới và thị trường.

    Cơ sở để các nước muốn tạo ra chương trình khuyến khích đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì các doanh nghiệp này thường có quy mô nhỏ, đó chính là bất lợi của họ so với các doanh nghiệp lớn về các mặt như việc tuyển dụng nhân viên, huy động vốn, tiếpp thị sản phẩm và phát triển công nghệ.

    THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

    Tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

      Thứ ba, các loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng về trình độ công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất và quản lý như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tăng chậm hơn loại hình doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể. Số mẫu khảo sát tương đương với 4,1% số doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, nhưng cũng cần phải chỉ ra rằng khoảng 45% các doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh sản xuất thức ăn, chế biến thực phẩm và đồ uống và hầu hết là xay xát gạo. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam dường như có xu hướng tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nhưng việc nghiên cứu đã được tiến hành dàn trải các mẫu ở các khu vực khác nhau trong nước để có được bức tranh tổng thể về các vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải.

      Giả định rằng vốn pháp định bằng 1/5 hay 1/7 tài sản cố định, mẫu nghiên cứu cũng đôi chút thiên lệch về các doanh nghiệp vừa hơn là những doanh nghiệp mẹ và cũng đã bao quát tương đối % các doanh nghiệp vừa của Việt Nam.

      Bảng 4: Vốn đầu tư trung bình của doanh nghiệp phân chia theo nguồn vốn
      Bảng 4: Vốn đầu tư trung bình của doanh nghiệp phân chia theo nguồn vốn

      Thực trạng đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

        Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương thì 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ có số vốn dưới 50 triệu đồng, chỉ có khoảng 1/3 số doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn, trong đó chỉ có 20% vay được từ ngân hàng, còn lại khoảng 80% là nguồn vốn phi chính thức. Tuy nhiên phạm vi và quy mô nguồn vốn không lớn, chủ doanh nghiệp buộc phải cân nhắc các nhận xét của cá nhân người giúp đỡ tài chính và tạo nên mối quan hệ có tính chất cá nhân, thậm chí còn có thể va chạm đến sự độc lập kinh doanh. Các ngân hàng thương mại chưa có ưu đãi gì về vay vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là cho vay trung và dài hạn, điều kiện thế chấp tài sản chặt chẽ trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ít có đủ tài sản để thế chấp.

        Theo số liệu điều tra năm 1999 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất và kinh doanh thực phẩm, đồ uống đã tăng 9,2%, số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực phi kim loại cũng tăng hơn so với năm trước.

        Bảng 11: Vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 1995 – 2000
        Bảng 11: Vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 1995 – 2000

        Đánh giá tình hình thực hiện đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta

          Hệ thống ngân hàng thương mại mà nòng cốt là ngân hàng thương mại quốc doanh lại ngần ngại cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay do nhiều nguyờn nhõn: khú theo dừi và giỏm sỏt quỏ trỡnh đầu tư; chi phớ cho vay cao vỡ các khoản vay mà doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay thường không lớn bằng các khoản vay dành cho doanh nghiệp Nhà nước; cán bộ tín dụng còn thiếu lòng tin vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh; dự án vay mà doanh nghiệp ngoài quốc doanh trình lên ngân hàng thường chưa có tính khả thi cao; doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại thường khó tiếp cận với các khoản vay ưu đãi của Nhà nước do các thr tục phê duyệt phức tạp và sự ưu ái của các cơ quan dành cho doanh nghiệp Nhà nước. Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng thương mại thể hiện ở những điểm sau: mạng lưới giao dịch quá thưa thớt, phương thức thanh toán chậm và không tiện lợi, năng lực thẩm định dự án cũn thiếu, quyền hạn, lợi ớch và trỏch nhiệm của nhõn viờn tớn dụng chưa rừ ràng để khích lệ họ tiếp cận và phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định về thế chấp còn chưa phát triển đầy đủ: ít loại tài sản có thể mang thế chấp hợp pháp, quyền sử dụng đất lại thường chưa được hợp pháp hóa bằng việc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thường diễn ra tình trạng ngân hàng đánh giá quá thấp giá trị tài sản thế chấp nhằm đảm bảo an toàn cho mình.

          Một khảo sát của các chuyên gia JICA (Nhật Bản) đối với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 cho thấy chỉ có 51% doanh nghiệp được khảo sát sử dụng đất tự có để sản xuất kinh doanh, số còn lại thuê của Nhà nước hoặc thuê lại của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc thuê của các tổ chức khác.

          Bảng 14: Định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
          Bảng 14: Định hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

          PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM TRONG

          THỜI GIAN TỚI

          Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời đại ngày nay

            - Ưu tiên phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn, cả trong công nghiệp và các ngành dịch vụ, coi công nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận quan trọng nhất của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Với quan điểm tăng và mở rộng nhu cầu tiêu dùng ở thành phố, cần phát triển kỹ thuật sản xuất trong nhiều lĩnh vực như chế biến thức ăn, sản xuất hàng thời trang chất lượng cao, công nghiệp giải trí, sản xuất đồ chơi. Điều quan trọng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa kiểu thành thị là cần phải tăng khả năng cạnh tranh về giá, tăng cường công tác lập kế hoạch và phát triển sản phẩm để có thể cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

            Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có thể cải thiện được năng suất lao động gia tăng của họ nếu họ có thể thăm dò được các kênh bán hàng mới một cách thành công bằng cách củng cố công nghệ, phát triển sản phẩm của chính mình đồng thời vẫn tiến hành gia công.

            Một số giải pháp cụ thể

              Đồng thời với các trường, các cơ sở do nhà nước quản lý cần khuyến khích đầu tư cho các hình thức tổ chức dạy nghề đa dạng, phong phú khác do các địa phương, do dân tự tổ chức để đào tạo và truyền nghề kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu thiết thực, cấp bách đang đặt ra. Luật doanh nghiệp mới thay thế cho luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty năm 1990 phải thỏa mãn các điều kiện như: hợp lý hóa và đơn giản hóa các thủ tục thành lập doanh nghiệp và công ty, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng huy động vốn hơn, quy định cơ cấu vốn mềm dẻo hơn, bảo vệ tốt hơn cỏc cổ đụng thiểu số, cú quy tắc rừ ràng về trỏch nhiệm phỏp lý của giỏm đốc và các giao dịch quan trọng của công ty như sát nhập và chuyển đổi hình thức cụng ty, quy định những điều khoản rừ ràng và toàn diện hơn đối với việc quản lý công ty nhằm cải thiện việc quản lý các công ty và kiểm soát tốt hơn những nhà quản lý của các cổ đông. Áp dụng các biện pháp làm tăng vốn tự có như: thanh lý, chuyển nhượng những thiết bị không sử dụng để giải phóng vốn, rút ngắn thời gian khấu hao máy móc thiết bị bằng cách sử dụng hết công suất; tăng vòng quay của vốn lưu động; tiến hành phát hành cổ phiếu, trái phiếu trong nội bộ doanh nghiệp, khuyến khích bán cổ phiếu cho người lao động.

              Cụ thể, doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức công nghệ phù hợp với nhu cầu của thị trường, mục tiêu, nhiệm vụ của đổi mới công nghệ đồng thời căn cứ vào khả năng, điều kiện về nguồn lực và tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội về trước mắt cũng như lâu dài.