MỤC LỤC
Giá trị xuất khẩu (nghìn USD). Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ Thủy sản. Trong những năm cuối thế kỉ XX, ngành thủy sản đã thu được những kết quả quan trọng. Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của kinh tế thủy sản cũng được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Như vậy, ngành thủy sản có thể coi là một ngành tiên phong trong quá trình đổi mới, gặt hái nhiều thành công và đã có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. xuất khẩu của cả nước), các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đứng thứ 4 sau ngành xuất khẩu dầu thô, dệt may và giày dép. NTTS góp phần đáng kể trong việc cung cấp nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm (đồ hộp, nước mắm, khô, bột cá, agar,…); làm đồ trang sức (ngọc trai, đồi mồi); trong ngành y (chỉ tiêu khâu vết mổ từ agar) hoặc công nghiệp dệt (agar giúp định hình sợi vải và giữ màu lâu hơn,…); từ đó đẩy mạnh phát triển nguồn hàng hóa xuất khẩu.
Chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản, từ khi có quyết định 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản và Quyết định 112/2004/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010 thì số lượng trại tôm giống và cá giống tăng lên nhanh chóng trong cả nước, nhất là ở ĐBSCL, tốc độ tăng tổng số trại giống 7,64%/năm giai đoạn 2001 - 2005. Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho ngành thủy sản, theo quyết định 02/2001/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu nông nghiệp, theo đó các dự án NTTS khi được xem xét hiệu quả và khả năng trả nợ sẽ được quyết định mức cho vay nhưng tối đa không được quá 90% tổng số vốn đầu tư của dự án.
Ngư cụ: để khai thác tốt nguồn lợi thủy hải sản, ngư dân đã tạo ra rất nhiều loại ngư cụ thích hợp với nhiều loại đối tượng khai thác khác nhau. Lưới kéo: lưới kéo sào, lưới kéo đơn tầng đáy có tăng gông, lưới kéo đôi.
Nghề NTTS từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với các ngành kinh tế khác. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là phải cải thiện chất lượng của sự phát triển, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhanh, hiệu quả, bền vững với sức cạnh tranh cao, khi mà ngành thủy sản Việt Nam đã có một quy mô đáng kể trên bản đồ thủy sản toàn cầu, trong những biến đổi khôn lường của bức tranh kinh tế thế giới mà chúng ta đang hội nhập, trong sự hạn chế về tài nguyên, các cảnh báo, về suy thoái môi trường, trong những đòi hỏi bức xúc gắn liền sự phát triển của ngành với tiến trình CNH đất nước theo HĐH, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng, với tổ chức lại sản xuất để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của các thành phần kinh tế, tham gia thực sự vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo và làm giàu cho đất nước, đóng góp xứng đáng để xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh”.
Đề án tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác hoá với hai hình thức chủ yếu là hợp tác xã và trang trại là giải pháp vừa đột phá vừa cơ bản để đưa kinh tế và nhân dân An Giang thực sự hội nhập, nó đồng thời và gắn kết với chương trình xúc tiến thương mại nhưng có vai trò rất nền tảng, bảo đảm cho sự ổn định, bền vững và tính cạnh tranh cao đồng thời thực hiện cho được công thức ba hóa: trí thức hóa nông dân, hợp tác hóa sản xuất và dịch vụ, CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Theo đó người nuôi khi chọn con giống được sản xuất ra từ chương trình này thì hoàn toàn có lòng tin tuyệt đối vào cá nguyên liệu do chúng ta nuôi sẽ được đánh giá là an toàn, không nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh, không nhiễm vi sinh vật gây bệnh và được đáng giá chất lượng khi hình thức, mẫu mã, kích cỡ, màu sắc, hương vị… đỏp ứng phự hợp với yờu cầu, khi đem về nuụi người dõn đó biết rừ lai lịch, chất lượng cũng như sản lượng thủy sản sẽ đạt được bao nhiêu khi thu hoạch, thậm chí biết được là sẽ thu lãi được bao nhiêu.
Công nghệ sinh học sẽ phát triển mạnh trong các lĩnh vực giống (tạo giống có khả năng tăng trưởng mạnh, kháng bệnh, thích nghi với môi trường cao), thức ăn (thức ăn kích thích sự tăng trưởng nhanh thủy sản nuôi, chất lượng đảm bảo), thuốc thú y thủy sản (sản xuất các loại phòng và trị bệnh cá có hiệu quả), chế biến,. Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2010 thì diện tích nuôi chân ruộng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, điều này phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương là có một mùa lũ trong năm, phát triển thủy sản trong mùa này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và có ý nghĩa về môi trường rất lớn. Tuy nhiên, nhằm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản và khai thác hết tiềm năng cho NTTS của tỉnh, tương lai đến năm 2020 các loại cá khác đặc biệt là các loại cá có giá trị kinh tế cao và các loài thủy sản khác như ba ba, rắn, cá sấu,… sẽ được đầu tư và phát triển nên tỉ lệ tăng trưởng sẽ cao hơn so với cá tra và tôm.
Đây là vùng đồng bằng thấp nhưng không chịu tác động trực tiếp của hệ thống sông Hậu mà hệ thống thủy văn của vùng chủ yếu từ các tuyến kinh cấp 1, tuy nhiên có một mùa lũ nước ngập tràn đồng, đó chính là điều kiện để NTTS đặc biệt theo hình thức nuôi chân ruộng, ngoài ra còn có hình thức nuôi ao. Đặc biệt, sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn so với diện tích, do đẩy mạnh phát triển công nghệ nuôi theo hướng thâm canh, kết hợp với áp dụng KHKT, công nghệ sản xuất giống cho năng suất cao, có khả năng kháng bệnh và trình độ của người NTTS ngày càng được nâng cao,….
+ Việc sản xuất giống thủy sản phải tuân thủ quy trình thao tác kỹ thuật sản xuất do Bộ Thủy sản quy định, đảm bảo chất lượng giống (có nơi sản xuất cố định, nguồn nước dồi dào, chất lượng nước phù hợp tiêu chuẩn nước dùng cho NTTS, nguồn gốc cá bố, mẹ dùng để nuôi thuộc trại gốc, tốt, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn chất lượng giống, có hệ thống xử lý nước thải trong quá trình sản xuất giống ra môi trường). Thường xuyên tổ chức những cuộc trao đổi về thông tin thị trường, hội thảo chuyên đề, xây dựng các mô hình trình diễn,… để kịp thời chuyển giao đến ngư dân những tiến bộ khoa học, công nghệ mới về NTTS, chọn lựa, chuyển giao những kỹ thuật phù hợp với trình độ ngư dân và triển vọng phát triển thủy sản của địa phương. Thường xuyờn theo dừi mụi trường nước trong ao nuụi của dõn để kịp thời cú cảnh báo về môi trường nguồn nước, vận động ngư dân tăng cường sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng để hạn chế tác động đến nguồn nước, không sử dụng hóa chất độc hại để giữ gìn nguồn lợi thủy sản tự nhiên, cân bằng môi trường sinh thái.
Thứ tư, giá xuất khẩu cần quán triệt nhiều nhân tố ảnh hưởng như giá thành sản phẩm tính ở mức sản xuất trung bình thế giới, nguyên liệu “đầu vào”, chi phí nhân công, tính mùa vụ, chu kỳ kinh doanh, đồng tiền thanh toán, biến động của tỷ giá, chính sách phá giá đồng tiền để khuyến khích xuất khẩu của các Chính phủ, thuế trừng phạt, đối kháng, đầu cơ tích trữ dìm giá, thiên tai, dịch bệnh, chi phí quảng cáo…. - Thực hiện chính sách miễn, giảm với tỷ lệ và thời gian hợp lý đối với các cơ sở, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến mới thành lập và những cơ sở, doanh nghiệp thực hiện chủ trương di dời cơ sở sản xuất chế biến ra khỏi khu vực dân cư; trước mắt cần miễn giảm các loại thuế trước bạ, thuế doanh thu, thuế xuất khẩu.