Xác định đới chuyển tiếp và ranh giới dầu nước của tầng sản phẩm R7-cấu tạo X lô 11.1 bồn trũng Nam Côn Sơn

MỤC LỤC

Địa tầng và môi trường trầm tích

Tài liệu địa chấn cho thấy trầm tích hệ tầng Cau có thể tồn tại ở những vùng trũng sâu (địa hào Phi Mã- Cá Chó) và vắng mặt ở phần tây và tây bắc của khu vực lô 10 và 11.1. Các tập cát kết của hệ tầng Cau được đánh giá là không có tiềm năng chứa, ngược lại các tập sét kết đầm hồ chứa hàm lượng vật chất hữu cơ cao, được xem là tầng sinh dầu khí quan trọng trong khu vực lô 10 và 11.1 cũng như toàn bộ bồn trũng Nam Côn Sơn. Phần trên của hệ tầng Dừa được lắng đọng chủ yếu trong môi trường tam giác châu- biển nông với chiều dày thay đổi từ 100 đến 500 m, thành phần chủ yếu là cát kết xen các.

DST 2)

Ngoài những biểu hiện và phát hiện trực tiếp như trên, công ty TOGI và SHELL đã tiến hành phân tích đặc biệt trên tài liệu địa chấn. Kết quả phân tích dị thường AVO ở lô 10, cho thấy có biểu hiện khí ở một số cấu tạo như Kỳ Lân, Đại Phong, Hải Mã…ở cấu tạo Cá Tý cũng phát hiện dị thường biên độ và AVO tương đối đặc trưng, tuy nhiên sau khi khoan TOGI đã kết luận những dị thường này liên quan đến các tập sét có trở kháng âm học cao chứ không liên quan đến các vỉa chứa sản phẩm dầu khí. Trên cơ sở kết quả phân tích mẫu dầu khí lấy được trong quá trình thử vỉa DST ở Cá Chó nhận thấy: Dầu của Cá Chó có tỷ trọng thuộc loại nhẹ nhưng thành phần parafin và nhiệt độ đông đặc lại rất cao.

DST 2a)

Chi tiết về đặc tính của dầu thô và kết quả phân tích mẫu dầu PVT Cá Chó được trình bày trong bảng dưới đây.

DST 3)

Với kết quả của 8 giếng khoan thăm dò trong hai lô 10 và 11.1 và những đánh giá về hệ thống dầu khí, có thể nhận định rằng ngoài hai cấu tạo phát hiện Phi Mã và Cá Chó chỉ các cấu tạo nằm kề đới trũng Phi Mã-Cá Chó là có tiềm năng dầu khí và đáng được quan tâm. Về hình thái cấu trúc của cấu tạo Cá Chó từ trên xuống biến đổi dần từ dạng nếp lồi kề đứt gãy ở các tầng RH1, RH20, RH30 sang dạng bán lồi kề đứt gãy (RH35) rồi chuyển sang dạng đơn nghiêng uốn cong kề đứt gãy. Kết quả khoan đã phát hiện ra 16 vỉa sản phẩm dầu khí, bao gồm 140,6m chiều dày hiệu dụng chứa khí và 78,4m chiều dày hiệu dụng chứa dầu, kết quả thử vỉa DST đã khẳng định khả năng chứa dầu khí của cấu tạo cá chó.

XÁC ĐỊNH VÙNG CHUYỂN TIẾP, RANH GIỚI DẦU NƯỚC, THÔNG SỐ VẬT LÝ THẠCH HỌC TẦNG R7 CẤU TẠO X

Cơ sở dữ liệu và phương pháp tính toán trong minh giải .1 Các tài liệu của giếng khoan X2

Từ đường NPHI và RHOB, nếu thành giếng không ổn định tính theo đường DT. ФN: nếu đơn vị đo neutron đã chuyển đổi qua đơn vị độ rỗng – đọc giá trị đo log. ∆tf là thời gian truyền sóng trong chất lưu Cp là hệ số nén thành hệ và.

Trong đó ∆tsh là thời gian truyền sóng trong sét gần kề C là hằng số thường lấy bằng 1. Do vậy các mô hình tính toán không thể dùng phương trình archie mà dùng mô hình nước kép, phương trình Waxman-Smits, phương trình Indonesia, phương trình Simandoux. B là độ dẫn điện tương đương của các Cation khoáng vật sét, phụ thuộc vào Rw.

Qv là nồng độ ion trong nước vỉa tại ranh giới tiếp xúc với khoáng vật sét.

Quá trình minh giải – lựa chọn tham số- kết quả .1 Tài liệu materlog và kết quả tính toán tỉ số khí

Với các tham số được xác định và tính toán dựa trên công cụ của phần mềm, (Giá trị GRmax, min được xác định trên log và so sánh khẳng định lại trên tài liệu mudlog, điện trở suất của nước vỉa xác định qua picket). Dựa vào kết quả minh giải (các băng log minh giải và số liệu kết quả minh giải- phụ lục…)dễ dàng xác định vỉa dầu của tầng R7 và ranh giới dầu nước ở độ sâu 3.657,3m (MD) tương đương tại 3.324,8m (TVD) và với độ cao tương đối của bàn Roto với mặt biển là 27,5m thì ranh giới dầu nước tương ứng tại 3.297,3m (TVDss), Ranh giới này càng nhận rừ hơn khi xem xột trờn số liệu minh giải và log điện trở-cú biểu hiện giảm rừ rệt, trờn file kết quả số cho thấy độ bóo hũa nước cú xu hướng. Số liệu MDT cho kết quả chỉ có hai điểm dầu, do vậy khi vẽ đường xu hướng gradient áp suất của dầu đòi hỏi phải có sự ngoại suy logic (nhưng hiển nhiên cách vẽ nào đi nữa thì độ dốc của đường dầu được vẽ phải lớn hơn hoặc bằng độ dốc của đường dầu có gradient bằng 0,35psi/ft cùng vẽ trên biểu đồ trực giao, (mặc dù trên thực tế có những mỏ dầu mà tại đó khảo sát thấy gradient áp suất của dầu lớn hơn 0,35 psi/ft- giá trị 0,35 psi/ft chỉ là giá trị chung mang tính chất đại diện, còn trường hợp dầu cú thành phần nặng chiếm tỉ phần cao thỡ rừ ràng giỏ trị tương đương này sẽ có thể cao hơn).

Một ngoại suy đơn giản là áp suất chất lưu tại một điểm nó không chỉ phụ thuộc vào độ sâu của nó (khoảng chiều cao cột chất lỏng bên trên) mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính chất lưu (mật độ chất lưu- điều này lại liên quan chặt chẽ đến các thành phần nặng hơn trong chất lưu, độ khoáng hóa của chất lưu-đặc tính này thay đổi theo chiều sâu trong cùng một tầng chứa). Do vậy nếu như khảo sát được điểm thứ ba thì điểm đó cho áp suất lớn hơn áp suất tại điểm 2 là điều dễ thấy và như thế- Trendline đi qua giữa hai điểm dầu (do giả thiết điểm dầu thứ 3 tồn tại nằm dưới điểm dầu thứ 2), và cách vẽ như hình dưới hoàn toàn thỏa mãn điều kiện đường dầu dốc hơn đường dầu có gradient 0,35psi/ft. Trong thực tế thì ranh giới dầu nước của một tầng sản phẩm không phải là một mặt phẳng hoàn toàn, vì vậy khi tổng hợp của 3 kết quả, carota khí, carota minh giải và MDT xác định tại giếng khoan này ranh giới dầu nước tầng R7 tại 3.657,3mMD 3.324,8mTVD-3.297,3mTVDss.

Qua quá trình minh giải tài liệu carota của tầng R7 với 4 mô hình tính toán độ bão hòa nước cho đá chứa cát sét cho thấy kết quả từ mô hình Waxman-Smiths là không đáng tin cậy do không đủ tài liệu để xác định các tham số phức tạp của mô hình- như nồng độ ion trong nước vỉa và độ dẫn điện của các cation do vậy tính toán thông số vỉa sẽ không sử dụng đến kết quả này. Qua sự so sánh kết quả từ 3 mô hình cho thấy sự khác nhau từ độ bão hòa nước chỉ xảy ra ở vỉa dầu, tại đới chuyển tiếp và ranh giới dầu nước thì không thấy có sự khác nhau điều này chứng tỏ rằng cho dù dùng mô hình nào để tính toán thì kết quả cuối cùng vẫn có thể xác định được ranh giới dầu nước, do vậy việc xác định ranh giới dầu nước tại 3657,3 mMD là đáng tin cậy. Từ các biểu đồ so sánh kết quả và bảng summation cho thấy kết quả giữa hai mô hình Indonesia và Simadoux là tương đối giống nhau, do đó khi các tham số áp dụng cho các mô hình được xác định đủ tin cậy thì kết quả giữa các mô hình là không khác nhau nhiều.

Để đánh giá chính xác hơn về chất lượng tầng chứa cũng như xem xét đến mức độ thay đổi về các thông số vật lý thạch học của tầng sản phẩm R7, đới chuyển tiếp và thân dầu chính- tiến hành lập biểu đồ phân bố về hàm lượng sét (Vclay), độ bão hòa nước (Sw) và độ rỗng hiệu dụng cho tầng sản phẩm(độ sâu từ nóc tầng sản phẩm đến ranh giới dầu nước), đới chuyển tiếp (độ sâu từ 3.653mMD đến ranh giới dầu nước và thân dầu chính (độ sâu từ nóc vỉa sản phẩm đến 3.653mMD (tại vị trí xác định là nóc đới chuyển tiếp).(kết quả lấy từ mô hình Indonesia). Biểu đồ tần suất độ bão hòa nước tập trung cao trong khoảng 35 đên 45 %, Tổng hợp tất cả các thông số đã đánh giá có thể khẳng định tầng sản phẩm R7 là một tầng chứa sản phẩm tốt, với tính chất thấm chứa và độ bão hòa dầu cao. So sánh các thông số của đới chuyển tiếp và các thông số của tầng dầu nhận thấy không có sự khác nhau nhiều về sự phân bố độ rỗng hiệu dùng và hàm lượng sét, thậm chí tại đới chuyển tiếp hàm lượng sét chỉ phân bố trong khoảng 10 đến 20% trong khi đó tại tầng dầu hàm lượng sét còn phân bố trong khoảng 30%.

Bảng 4. 2: Số liệu carota khí tầng R7
Bảng 4. 2: Số liệu carota khí tầng R7