Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả sinh học của sản xuất Lâm nghiệp không phụ thuộc vào việc người ta có thích hay có mua sản phẩm đó hay không, còn hiệu quả kinh tế Lâm nghiệp thì lại bị khống chế bởi những vấn đề này, nếu sản phẩm sản xuất ra không có người mua thì không có thu nhập và sản xuất Lâm nghiệp bị ngưng trệ do đó tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của kinh tế Lâm nghiệp. Trong kinh tế vĩ mô, khi mà tổng cung vượt quá tổng cầu về một sản phẩm nào đó thì tất yếu giá cả sẽ hạ xuống, Như vậy quan điểm khác nhau giữa quan điểm sinh học và quan điểm kinh tế thường bắt nguồn từ vấn đề xã hội và vấn đề cần giải quyết là làm sao để sản xuất ra nhiều sản phẩm cho những ai yêu cầu trong khuôn khổ xã hội và kinh tế nhất định.

RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI

Rừng trồng thương mại 1. Khái niệm về rừng

Trồng rừng: là giải pháp kỹ thuật lâm sinh xây dựng rừng nhân tạo trên đất không có tính chất đất rừng và đất còn tính chất đất rừng để xây dựng rừng nhân tạo bao gồm cả các công đoạn từ chuẩn bị đất, tạo giống và cây con, trồng và chăm sóc đến nuôi dưỡng và bảo vệ rừng trồng nhằm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ đất và môi trường sinh thái. Trong những năm qua nhiều dự án trồng lớn đã không mang lại hiệu quả, do khõu chất lượng cõy giống khụng được đảm bảo khụng cú xuất xứ rừ ràng, nhiều hộ gia đình lấy giống trôi nổi trên thị trường dẫn đến cây trồng không phát triển, khả năng thành rừng thấp, năng suất không cáo dẫn đến không có hiệu quả kinh tế.

Bảng 1.1: Cơ sở chọn đất trồng rừng thương mại
Bảng 1.1: Cơ sở chọn đất trồng rừng thương mại

Đặc điểm hoạt động kinh doanh rừng trồng thương mại 1. Đặc điểm và vai trò sản phẩm rừng trồng thương mại

Ngày nay cùng với sự phát triển chung của đất nước, Lâm nghiệp nước ta cũng đang từng bước đổi mới, đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền Lâm nghiệp truyền thống dựa vào rừng tự nhiên và sử dụng lực lượng kinh doanh rừng là chính sang xây dựng nền Lâm nghiệp xã hội, thu hút sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội, dựa chủ yếu vào rừng trồng để đáp ứng nhu cầu lâm sản ngày càng tăng của nhân dân, tích cực bảo vệ rừng tự nhiên hiện có, đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng và đưa sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp thành một ngành, nghề chính ở miền núi, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân. Sự nhìn nhận, đánh giá của các cấp các ngành và của toàn xã hội về vai trò vị trí của rừng trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái còn hạn chế, trong khi Việt Nam vẫn loay hoay với việc tính toán giá trị kinh tế của rừng thì nhiều nước trên thế giới lại quan tâm đến giá trị gián tiếp, giá trị phi vật thể của rừng trong việc bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của đất nước.

SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH RỪNG TRỒNG

Giá cả các mặt hàng lâm sản thường rất nhạy cảm đối với sự biến động theo chu kỳ và do mở rộng quan hệ buôn bán quốc tế, giá cả thường được quy định theo tình hình cung cầu trên thị trường thế giới. Do trồng rừng diễn ra trên địa bàn rộng lớn chu kỳ kinh doanh dài, mang nhiều rủi ro, nhưng nếu thành công thì hiệu quả mang lại cực kỳ to lớn hơn bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, nhất là hiệu quả vô hình.

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Tình hình kinh doanh rừng trồng thương mại trên thế giới

Liu Jinlong (2004) dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm qua đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyến khích tư nhân phát triển trồng rừng ở Trung quốc là: i) Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá; ii) Ký hợp đồng hoặc tư nhân thuê đất Lâm nghiệp của Nhà nước; iii) Giảm thuế đánh vào lâm sản; iv) Đầu tư tài chính cho tư nhân trồng rừng; v) Phát triển công tác hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển trồng rừng. Một số nhân tố chính dẫn tới thành công của chương trình này là : việc tiếp cận trên diện rộng (thông qua Cuộc vận động Làng mới), việc này đã cải thiện tích cực các điều kiện không thuận lợi ảnh hưởng trực tiếp tới làng xã; tiếp cận từng bước, nhấn mạnh vào kết quả nhiều hơn là ý tưởng; cân bằng thích hợp giữa quy hoạch trọng yếu và thứ yếu trong đó nhấn mạnh vào hợp tác giữa chính phủ và nhân dân; nhận ra rằng tăng thu nhập trong thời gian ngắn đóng vai trò quan trọng như mục tiêu lâu dài; nghiên cứu và phát triển công nghệ ứng dụng; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ cho người sử dụng, công tác hậu cần hiệu quả để chuyển nguyên liệu cần thiết và dịch vụ kỹ thuật đúng lỳc; trợ cấp tài chớnh thớch đỏng, và quy định rừ ràng mục tiờu và trỏch nhiệm.

Kinh nghiệm trồng rừng thương mại ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Hàng loạt các chương trình, dự án về trồng rừng đã được thực hiện trong khắp cả nước, nhiều mô hình rừng trồng sản xuất quy mô lớn đã được thiết lập, biện pháp kỹ thuật đã được xây dựng thành quy trình, quy phạm,… Ở Việt Nam nghiên cứu phát triển trồng rừng thương mại mới thực sự được quan tâm chú ý trong những năm gần đây, nhất là khi chúng ta có chủ trương chính sách phát triển các nhà máy giấy và các khu công nghiệp lớn. Người dân đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Lâm nghiệp như trồng rừng theo hướng thâm canh, sử dụng giống đạt chất lượng cao ở các vườn ươm được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ quyền sản xuất giống và một số hộ đã sử dụng giống cây keo hom để trồng rừng với mục đích rút ngắn thời gian thu hoạch cho năng suất cao, sinh trưởng tốt, đáp ứng yêu cầu thị trường.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm tự nhiên

Đặc điểm Kinh tế - Xã hội 1 . Đất đai

Hiện nay, Huyện có 161 cán bộ y tế, cán bộ chủ yếu là ngành Y 132 cán bộ, trong đó Bác sĩ và trình độ cao hơn 38 bác sĩ, y sĩ kỹ thuật viện 39 người còn lại 55 y tá nữ hộ sinh, chỉ có 9 cán bộ ngành Dược nhưng chưa có dược sĩ trình độ đại học; Về chất lượng hoạt động y tế, trong thời gian qua, ngành Y tế đã thực hiện tương đối tốt công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt công tác phòng chống và giám sát dịch bệnh nên không có dịch lớn xảy ra, bảo đảm sức khoẻ cho cộng đồng. Huyện Hương Thuỷ được xác định là vùng lương thực trọng điểm của Tỉnh, lại được đầu tư xây dựng khu công nghiệp tập trung lớn nhất Tỉnh làm cho môi trường dễ bị ô nhiểm cần phải có chiến lược đầu tư trồng rừng để cải thiện môi trường sinh thái; có sân bay Phú Bài là một đầu mối giao thông quan trọng, có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện.

Bảng 2.2: Cơ cấu dân số của huyện Hương Thuỷ
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số của huyện Hương Thuỷ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp điều tra, đánh giá thị trường gỗ rừng trồng và các chính sách lâm nghiệp liên quan

- Sự phát triển của các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ trong huyện - Dự báo thị trường lâm sản trong tương lai. Một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp sau đây sẽ được xem xét trong quá trình nghiên cứu: Chính sách đất đai, tình hình giao đất, khoán rừng, chính sách vay vốn, tín dụng,… Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách này được kết hợp với các nội dung nghiên cứu trên đây, ngoài ra đề tài còn tiến hành phỏng vấn các cơ quan quản lý Lâm nghiệp như Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục lâm nghiệp, Hạt kiểm lâm huyện Hương Thuỷ và một số chủ rừng như, Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Thủy (Lâm trường Hương Thuỷ) và một số hộ dân.

Phương pháp thống kê kinh tế

- Tài liệu thứ cấp: chủ yếu sử dụng tài liệu có liên quan đến đề tài ở Cục Thống kê Thừa Thiên Huế và Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Hạt kiểm lâm huyện Hương Thủy, Chi cục phát triển Lâm nghiệp, một số phòng ban khác ở Hương Thuỷ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2000 đến năm 2006, thư viện tỉnh, Trung tâm học liệu đại học Huế, trường đại học kinh tế, các Website và các tạp chí trong và ngoài nước, Kế thừa kết quả nghiên cứu khả thi dự án Phát triển Lâm nghiệp. Thông tin về các hộ điều tra: Họ tên chủ hộ trang trại, giới tính, dân tộc, diện tích rừng đã thu hoạch hay đầu tư trồng mới gần nhất của hộ gồm diện tích, loài cây trồng, chu kỳ thu hoạch; Thông tin về hoạt động kinh doanh như thu nhập từ rừng trồng gồm gỗ xẻ, gỗ nguyên liệu, gỗ củi; Tổng chi về trồng rừng gồm vật tư, cây giống, phân bón, chi phí nhân công, ca máy, thuế các loại.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN HƯƠNG THỦY

Hiệu quả kinh doanh

Thực tế trồng rừng thời gian qua cho thấy ở mức độ thâm canh thấp, nhiều hộ gia đình cho biết họ không bón phân, hoặc là đào hố rất nhỏ, không chăm sóc rừng vì lý do khách quan hay chủ quan họ không có vốn hay là chưa có ý thức về trồng rừng thương mại dẫn đến chi phí đầu tư trồng rừng rất thấp, cây sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến năng suất rất thấp và đưa lại hiệu quả kinh tế không cao. - Các loại mô hình rừng trồng thương mại điển hình trên địa bàn huyện Hương Thủy được đánh giá là có hiệu quả kinh tế, làm tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá từ sản xuất lâm nghiệp đặc biệt là trồng rừng, khai thác gỗ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của huyện.

Bảng 3.5: Các chỉ tiêu kết quả trồng rừng thương mại bình quân cho 1ha mô hình keo lá tràm ở huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu kết quả trồng rừng thương mại bình quân cho 1ha mô hình keo lá tràm ở huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiệu quả xã hội

Trước hết địa phương đã tận dụng được quỹ đất lâm nghiệp và đất bỏ hoang mà người dân đã lãng quên không sử dụng đến như trước đây, sự phát triển kinh tế trồng rừng đã làm cho những diện tích đất lâm nghiệp ở huyện có giá trị thực sự biểu hiện ở chỗ thị trường đất lâm nghiệp có sự biến động giỏ trị theo chiều hướng ngày càng tăng lờn rừ rệt trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng trên địa bàn cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu vận xuất vận chuyển cây giống, phân bón cũng như phục vụ cho việc khai thác sản phẩm từ rừng, nhiều tuyến đường lâm sinh được hình thành và phát huy hiệu quả được người dân địa phương đánh giá rất cao (Nhiều hộ gia đình. đã tự bỏ vốn để làm đường vào diện tích rừng trồng của mình).

Bảng 3.9: Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội các mô hình rừng trồng thương mại  ở huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội các mô hình rừng trồng thương mại ở huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiệu quả môi trường sinh thái

Trình độ nhận thức của người dõn tăng lờn rừ rệt, người dõn địa phương đó cú một cỏch nhỡn nhận tích cực so với trước đây về trồng rừng và kinh doanh rừng thương mại.

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG THỦY

Ảnh hưởng của thị trường đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại

Thị trường lâm sản gỗ rừng trồng sản xuất huyện Hương Thuỷ nhìn chung đang phát triển, ngoài thị trường truyền thống trước đây là công ty kinh doanh lâm nghiệp Thừa Thiên Huế thì hiện nay đã có nhiều công ty thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng đang tranh mua ở thị trường này (Ví dụ: Công ty cổ phần kinh doanh lâm nghiệp Thừa Thiên Huế Công ty Chaiyo; Nhà máy Pijico; Nhà máy dăm Đài Loan) tạo sự cạnh tranh đây là yếu tố rất thuận lợi kích thích, tạo động cơ để người dân mạnh dạn đầu tư trồng rừng. Ngoài thị trường gỗ nguyên liệu giấy đang phát triển, cũng một thị trường đầy tiềm năng mà có xu hướng tăng và phát triển mạnh trong tương lai là thị trường gỗ tròn cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng mộc dân dụng hiện đại, đây cũng là thị trường mà người đầu tư trồng rừng chưa quan tâm đến nhưng là thị trường đầy tiềm năng bởi giá cả hấp dẫn rất nhiều hơn với bán gỗ nguyên liệu giấy.

Ảnh hưởng của các chính sách lâm nghiệp tới hiệu quả kinh doanh trồng thương mại

Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban hành quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất Nông lâm nghiệp quy định: Các loại đất được giao khoán gồm: Đất lâm nghiệp (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, đất trống được quy hoạch trồng cây lâm. nghiệp); Bên nhận khoán trong nghị định này gồm các đối tượng theo thứ tự ưu tiên như sau: Hộ gia đình, cá nhân là công nhân, viên chức đang làm việc cho Bên giao khoán. Trong trường hợp do yêu cầu quản lý sản xuất của Bên giao khoán thì có thể giao khoán cho một hộ gia đình; Hộ gia đình, cá nhân đã làm việc cho doanh nghiệp, nay nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp và thành viên trong gia đình họ đến tuổi lao động có nhu cầu nhận khoán; Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp tại địa phương được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các địa phương khác có vốn đầu tư vào sản xuất theo quy hoạch của Bên giao khoán.

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tới hiệu quả kinh doanh rừng trồng thương mại

Việc quy định thuế suất 2% áp dụng đối với các loại cây công nghiệp không phân biệt hạn đất, tuy có tiện lợi cho cơ quan thuế, tiện cho người nộp thuế khi tính thuế, nộp thuế, nhưng dẫn đến vừa không tạo ra sự công bằng giữa các loại đất, vừa không khuyến khích người được giao đất thâm canh cây trồng vì sản lượng nhiều, nộp thuế nhiều, sản lượng ít, nộp thuế ít, không đưa đất và sản xuất kinh doanh không phải nộp thuế…. Huyện Hương Thuỷ được xác định là vùng lương thực trọng điểm của Tỉnh, lại được đầu tư xây dựng khu công nghiệp tập trung lớn nhất Tỉnh làm cho môi trường dễ bị ô nhiễm cần phải có chiến lược đầu tư trồng rừng để cải thiện môi trường sinh thái; có sân bay Phú Bài là một đầu mối giao thông quan trọng, có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Huyện.

NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở

Căn cứ định hướng

Phát triển lâm nghiệp góp phần đa dạng hoá kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng, đặc biệt cho đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và giữ vững an ninh quốc phòng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác sử dụng rừng hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, cải tạo, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, ngư nghiệp và các ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế đa mục đích, kết hợp việc bảo vệ, phát triển cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm đóng góp vào tăng trưởng về kinh tế, xã hội, môi trường và góp phần cho sự phát triển bền vững quốc gia.

Những cơ hội và thách thức

Nhu cầu thị trường lâm sản trong nước và quốc tế tăng mạnh, nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ hội lớn cho việc phát triển tăng tốc mở rộng sản xuất kinh doanh nghề rừng, chế biến và thương mại lâm sản của các hộ nông dân, cộng đồng, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cải thiện môi trường đầu tư, xâm nhập thị trường lâm sản thế giới, tiếp thu công nghệ tiên tiến và đầu tư tài chính, đặc biệt trong phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho xuất khẩu, thúc đẩy nhanh quá trình quản lý rừng bền vững.

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI

Rừng sản xuất là rừng trồng thương mại, cần ưu tiên phát triển theo quy hoạch các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày, khuyến khích gây trồng các loài cây đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ phù hợp với điều kiện lập địa của địa phương. Đầu tư kết cấu hạ tầng lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ: Quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, phát triển giống cây lâm nghiệp có chất lượng, năng suất cao, rà soát lại các vườn ươm giống trên địa bàn để xác định lại tiêu chuẩn và công nhận các điểm sản xuất giống để sản xuất giống đảm chất lượng cung cấp giống cho sản xuất đại trà, bảo kết hợp phát triển kinh tế với nhu cầu dân sinh trên địa bàn, nhất là khu vực trung du miền núi.

NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN HƯƠNG THỦY

    - Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình các tổ chức tham gia trồng rừng vì đây cũng là tư liệu sản xuất chủ yếu để người dân an tâm, có quyền lợi, trách nhiệm trên mãnh đất mình sở hữu và đây cũng là một tài sản cực kỳ quan trọng đối với các hộ nghèo, là điều mà người dân hằng ước ao, là cơ sở cho người dân thế chấp ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng vay vốn đầu tư trồng rừng. - Điều chỉnh một số diện tích đất nằm trong Ban quản lý trồng rừng phòng hộ Hương Thuỷ, đối với diện tích đất rừng sản xuất đã qui hoạch nằm trong phạm vị Lâm trường Hương Thuỷ cũ như tiểu khu 178, 75 xã Dương Hòa huyện Hương Thuỷ thì tiến hành khoanh cục bộ từng vùng đề nghị Tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, bóc tách ra khỏi Ban quản lý trồng rừng phòng hộ Hương Thuỷ để giao lại cho dân và phân bổ cho các hộ gia đình nghèo thiếu đất sản xuất lâm nghiệp theo quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ, hộ gia đình di dân theo dự án hồ Tả trạch.