MỤC LỤC
Một hoa bình thường bao gồm các bộ phận: đài hoa hình ống, 5 cánh hoa trong đó có 1 cánh rộng nhất gọi là cánh cờ, 2 cánh bên và 2 cánh thìa, 2 bó nhị đực dính liền nhau và 1 nhị đực tách rời, tạo thành 1 hình ống bao quanh nhị cái. Vào thời gian thụ phấn bó các nhị đực kéo dài ra giống như 1 cái chuông bao quanh nhụy.
Các dòng, giống sử dụng làm bố mẹ được tiến hành gieo trồng trên đồng ruộng tránh đất đai bị nhiễm bệnh, chủ động tưới tiêu, không để cỏ dại, tạo mọi điều kiện chăm sóc cho các cây sinh trưởng phát triển tốt. Trong cải tiến quần thể nhằm làm tăng năng suất và tăng hàm lượng protein người ta đã sử dụng hiện tượng bất dục đực vào chọn lọc chu kì, với mục đích tái tổ hợp gen được tăng lên và sẽ thu được nguồn gen phong phú.
Vấn đề ưu thế lai ở cây đậu tương cũng được một số tác giả nêu ra, nhờ phát hiện ra hiện tượng bất dục đực ở cây đậu tương do 1 cặp gen lặn ms1s1. Song vấn đề sản xuất hạt lai để phát triển các giống đậu tương ưu thế lai có nhiều khó khăn, cho đến nay chưa được áp dụng rộng rãi.
Đặc điểm chủ yếu là thân nhỏ, vỏ cứng, sức sống khoẻ, tỉ lệ xơ cao, đường rất thấp, ra hoa sớm, tính thích ứng rộng, ít bị sâu phá hoại, có khả năng kháng bệnh tốt. Trong thiên nhiên, các chi trong phức hệ Saccharum có thể tạp giao với nhau và sự tạp giao này đã xảy ra trong quá trình phát triển và di chuyển của giống.
Thân cây tuy cao nhưng cứng nên chống được gió bão và sâu đục thân, kháng bệnh kém, nhất là những bệnh ở cổ rễ. Mulkherjee đã xếp các chi này vào một hệ thống gọi là “phức hệ Saccharum”, gồm các chi: Saccharum + Eriathus + Sclerostachya + Narenga + Sorghum.
Tính đa bội thể rất phổ biến trong chi Saccharum là kết quả của lai xa trong tự nhiên đồng thời cũng là điều kiện để chi này dễ dàng lai với các chi khác trong Gramineae. Sau khi nhận xét con lai ở F1, tiến hành nhân ngay những dòng triển vọng bằng phương pháp nhân vô tính (bằng hom) để đưa vào các thí nghiệm khảo nghiệm, so sánh giống và khu vực hoá.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy lai giữa chi Saccharum (mẹ) và chi Shorgum (bố) đã cho kết quả khả quan hơn cả, con lai có thời gian sinh trưởng chỉ 6 tháng tuổi. Phương pháp xử lí hoá chất mạnh như EMS (Etil - metano - sulfonat), và MMS (Metil - metano - sulfonat) hay được sử dụng và tần số đột biến cao hơn phương pháp vật lí.
Một số thành công của phương pháp này như tạo giống đột biến mất khả năng ra hoa, tạo giống chống bệnh. Tuy vậy, cho đến nay chưa có giống mía cải tiến nào có triển vọng tốt được tạo ra bằng phương pháp này.
Vấn đề vai trò các đột biến và phương pháp xử lí còn cần được nghiên cứu thêm.
+ Cày xả để kích thích những mầm ở sâu nảy mầm và làm đứt rễ già. Để tăng hệ số nhân giống mía, cần trồng mật độ thấp, tập trung chăm sóc, bón phân, tưới nước đầy đủ và áp dụng tất cả các biện pháp nhân giống… có thể đưa hệ số nhân lên tới 30 - 35 lần/năm.
Sự thay đổi điều kiện đất đai khí hậu là nguyên nhân tạo ra hàng loạt biến dị di truyền làm vật liệu cho các quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Ngoài ra trong khi phát triển, giữa các loài bông cũng có thể xảy ra lai tự nhiên và cả lai nhân tạo, đã làm xuất hiện vô số tổ hợp lai có kiểu gen khác nhau.
Khảo sát tập đoàn nhập nội, phân nhóm sử dụng,… các giống có triển vọng đưa khảo nghiệm so sánh, giống tốt nhất có thể gửi đánh giá ở mức cao hơn… cho đến khảo kiểm nghiệm giống quốc gia, nếu vượt các đối chứng ở mức có ý nghĩa thì đưa sản xuất thử để tiến tới công nhận giống. Cần lưu ý là tuyển chọn giống đưa vào sản xuất trực tiếp từ nguồn nhập nội thường có hiệu quả tốt khi xuất xứ của giống có các điều kiện tự nhiên cũng như tập quán canh tác gần giống với nơi được nhập vào, đặc biệt với các quốc gia có cùng vĩ độ thì việc nhập nội, trao đổi giống dễ thành công hơn.
Các tính trạng quan trọng nhất cần được quan tâm đầu tiên khi đánh giá ưu thế lai bông là: năng suất bông hạt, tỉ lệ xơ, chất lượng xơ và khả năng chống chịu. Ngoài ra muốn có đủ hạt lai để đưa vào sản xuất phải chọn những cặp lai có khả năng kết hạt tốt, con lai F1 phải có khả năng kết hạt tốt, hạt phải mẩy đều, nếu nhiều hạt lép xơ cán sẽ không sạch hạt, làm giảm phẩm chất xơ hàng hoá. Bông là cây tự thụ phấn nhưng hoa bông lớn nên các thao tác khử đực và thụ phấn nhân tạo thực hiện dễ dàng. Do vậy khá nhiều giống bông lai đã được đưa vào sản xuất. Tạo giống bông lai cũng phải thực hiện qua các bước tương tự như với các cây giống khác:. - Thu thập vật liệu lai theo các mục đích chọn giống. - Cho tự phối để làm thuần vật liệu. Ở bông thường cho tự thụ phấn kèm cách li côn trùng chặt chẽ trong vài ba thế hệ. - Thử khả năng kết hợp để chọn tổ hợp lai tốt nhất. - Đánh giá ưu thế lai ở các tính trạng quan trọng. Nếu ưu thế lai tuyệt đối và ưu thế lai chuẩn đều cao thì có thể sản xuất hạt lai để gửi đi khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm giống quốc gia. - Nếu được chấp nhận thì sản xuất hạt lai để cung cấp giống cho sản xuất đại trà. SẢN XUẤT HẠT G IỐNG BÔNG. hạt giống lai được Trung tâm nghiên cứu cây bông Nha Hố chịu trách nhiệm sản xuất).
Chi phụ này gồm các loài dại, cây dạng một năm hoặc nhiều năm, gồm các dạng quả có lông, màu trắng, xanh lá cây hay vàng nhạt, có các vệt màu atoxian hay xanh thẫm. Các cây dạng một năm, quả không có lông, màu đỏ hoặc màu đỏ - vàng, hạt mỏng, rộng… chi phụ này gồm một số loài.
Bên cạnh đó, sử dụng nguồn gen cà chua hoang dại còn cho phép giải quyết vấn đề tạo giống có hàm lượng - caroten (tiền vitamin A) cao, được phối hợp với các hàm lượng lycopen nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng cường độ chín đỏ của quả. Vấn đề này được thực hiện nhiều ở Mỹ, khi lai L.esculentum Mill với L.peruvianum đã thu được nhiều dòng có hàm lượng các chất pectin cao, có thịt quả chắc hơn và hàm lượng chất khô tăng.
Sau khi tuyển chọn ra một số dòng có thể đáp ứng cho thử nghiệm sản xuất (số dòng này đã ở đời F6, F7) chúng tiếp tục được chọn lọc để thu dòng cho thử nghiệm sản xuất. Phương pháp này tạo điều kiện duy trì sự đa dạng trong quần thể, đồng thời tới đời chọn lọc phân dòng đã thu được quần thể có mức độ đồng hợp tử khá cao.
Từ đó ta thiết lập các chương trình để thu các F1 từ các tổ hợp lai (tập đoàn giống lai F1) đánh giá, chọn lọc ra các tổ hợp có triển vọng và chúng được đưa vào các thử nghiệm khác nhau, từ đó chọn ra giống lai phục vụ sản xuất theo các mục tiêu đề ra. Ở cà chua đã phát hiện ra nhiều gen (lặn) ở nhân gây bất dục hạt phấn như ms - 32, ms - 35, 446 ms… Ngoài ra, đã phát hiện ra các dạng bất dục đực có chức năng có ý nghĩa ứng dụng như gen ps – bao phấn không mở, các dạng có vòi nhụy cái vươn cao hơn bao phấn… Tuy nhiên, khi sử dụng các dạng bất dục đực nêu trên thường gặp nhiều trở ngại như tính bất dục thường có hiệu quả đa hiệu bất lợi, ảnh hưởng lớn tới năng suất và khả năng thích ứng của các con lai.
Trường đại học Nụng Lõm Huế CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa Nông học Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Các cơ sở vật chất cần cho bài học: Phòng học, máy tính, projector, bảng,.
Bài tập ở nhà và các công việc khác của người học: sinh viên viết, giải thích, vẽ hình minh họa và nộp bài thu hoạch. Nhận xét đánh giá cuối bài học: Đánh giá qua các bảng mô tả, phân loại của sinh viên, kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi, chấm bài thu hoạch.