MỤC LỤC
- Xác định các yếu tố thành phần của thỏa mãn công việc và sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức trong các doanh nghiệp vận tải đường bộ tại TP Hồ Chí Minh. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn công việc và gắn kết của nhân viên đối với tổ chức đối với các doanh nghiệp ngành vận tải tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm với 8 nhân viên văn phòng (xem phụ lục1) từ đó xây dựng thang đo nháp, nghiên cứu định lượng được thực hiện tiếp theo sẽ thực hiện phỏng vấn 20 nhân viên theo cách lấy mẫu thuận tiện để hiệu chỉnh thang đo;. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS for windows 11.5 nhằm : Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) để rút gọn các biến quan sát và xác định lại các nhóm trong mô hình nghiên cứu; Phân tích hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của các thành phần thỏa mãn công việc đến sự gắn kết của nhân viên.
Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với 400 nhân viên văn phòng hiện đang làm việc toàn thời gian tại các doanh nghiệp ngành vận tải đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này cũng có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh và những ai muốn nghiên cứu sâu các yếu tố sự thỏa mãn công việc và sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức.
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) mà theo Gorsuch (1983) được trích bởi MacClall (1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số biến quan sát trở lên; theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cũng cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 lần. Bước 1 - Kiểm định độ tin cậy của các thang đo : Các thang đo trong nghiên cứu bao gồm: thang đo mức độ thỏa mãn với các thành phần công việc JDI của Smith et al (1969) và thang đo mức độ gắn kết với tổ chức của Meyer & Allen được đưa vào kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha, hệ số Cronbach’s Alpha ít nhất là 0.6 và tương quan tổng (Corrected Item-Total Correlation ) > 0.4.
Như đã giới thiệu ở chương 2, trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá, dữ liệu nghiên cứu sẽ được kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach Alpha bằng phần mềm SPSS, nhằm kiểm tra độ tin cậy của thang đo các thành phần thỏa mãn đối với công việc. Như vậy, thang đo đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc như: bản chất công việc, tiền lương, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, thương hiệu, sự đổi mới và áp lực công việc thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy Crobach Alpha (Cronbach’s Alpha ít nhất > 0.6). Sau đó, toàn bộ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA), việc phân tích nhân tố EFA sẽ giúp khám phá các cấu trúc khái niệm nghiên cứu, loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu và đảm bảo cho thang đo có tính đồng nhất.
Cụ thể, hệ số tương quan giữa sự thỏa mãn đối với các yếu tố thành phần công việc và sự thỏa mãn chung (GS), sự gắn kết với tổ chức vì tình cảm, sự gắn kết với tổ chức vì đạo đức khá cao, điều này chứng tỏ chúng có mối liên hệ khá chặt chẽ (ngoại trừ yếu tố thành phần áp lực công việc có tương quan nghịch đối với các thành phần công việc, sự thỏa mãn chung và các thành phần của sự gắn kết). Để đánh giá độ phù hợp của mô hình, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số xác định R² (R-quare) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, hệ số xác định R² được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình, tuy nhiên không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu, R² có khuynh hướng là một yếu tố lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có 1 biến giải thích trong mô hình. Ở phần phân tích hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau, ta thấy rằng giữa các biến phụ thuộc có quan hệ tương quan với các biến độc lập và cũng như giữa các biến độc lập cũng có mối tương quan với nhau.
Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sau: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích… Vì vậy chúng ta thực hiện nhiều cách khảo sát khác nhau để dò tìm vi phạm.
Khi nghĩ đến yếu tố tác động mạnh đến sự thỏa mãn công việc và sự gắn kết với tổ chức thông thường chúng ta nghĩ đến yếu tố tiền lương và môi trường làm việc tốt nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy theo cảm nhận của nhân viên các đơn vị vận tải đường bộ tại TPHCM thì yếu tố lãnh đạo tác động mạnh nhất đến sự thỏa mãn chung của nhân viên. + Chia sẻ và cung cấp thông tin thường xuyên cho nhân viên trong đơn vị, khi nhân viên nhận được sự hỗ trợ về thông tin của cấp trên họ sẽ cảm thấy mình được chia sẻ những khó khăn của đơn vị, cảm thấy được tôn trọng và chính điều đó sẽ mang lại hiệu quả làm việc cao hơn. - Khi có những nghị định thông tư mới thay đổi trong lĩnh vực giao thông vận tải, các lãnh đạo cần thông tin đến tất cả các cán bộ nhân viên để biết và nắm được nội dung thay đổi, bởi vì đây là cơ sở để nhân viên thực hiện và giải thích với khách hàng.
Tuy nhiên việc đánh giá năng lực nhân viên là một việc làm khá nhạy cảm vì kết luận của việc đánh giá sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên trong việc xét tăng lương, thưởng và cơ hội được đào tạo thăng tiến, do vậy trong quá trình đánh giá các nhà lãnh đạo phải đánh giá đúng năng lực của nhân viên không được đánh giá sai bởi vì nếu đánh giá sai nhân viên sẽ bất mãn và nguy cơ thay đổi chỗ làm là tất yếu xảy ra. Cần mạnh dạn hoán đổi vị trí công việc khi phát hiện nhân viên không còn phù hợp với vị trí công việc đang làm, nếu nhân viên có yêu cầu xin được thay đổi vị trí cho phù hợp với năng lực cá nhân lãnh đạo cũng cần xem xét giải quyết để mang lại hiệu quả làm việc cao. Để nhân viên có được mối quan hệ tốt này các nhà lãnh đạo cần xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên, môi trường làm việc lý tưởng được hiểu là môi trường mà mọi người luôn có sự quan tâm chia sẽ, giúp đỡ nhau cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
Bên cạnh đó, lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm nhiều hơn đến việc giao tiếp nội bộ bởi lẽ giao tiếp nội bộ đóng vai trò rất quan trọng, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế những xung đột xảy ra trong tổ chức và góp phần gia tăng tinh thần đồng đội.
Theo Anh/chị, nội dung nào của yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến phù hợp để đo lường sự thỏa mãn công việc theo cảm nhận của nhân viên ?. Công ty cung cấp cho anh/ chị các chương trình đào tạo cần thiết cho công việc. Theo Anh/chị, nội dung nào của yếu tố tiền lương phù hợp để đo lường sự thỏa mãn công việc theo cảm nhận của nhân viên ?.
Theo Anh/chị, nội dung nào của yếu tố đồng nghiệp phù hợp để đo lường sự thỏa mãn công việc theo cảm nhận của nhân viên ?. Theo Anh/chị, nội dung nào của yếu tố lãnh đạo phù hợp để đo lường sự thỏa mãn công việc theo cảm nhận của nhân viên ?. Cấp trên hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc của Anh/Chị.
Ngoài những yếu tố thành phần trên, theo Anh/chị yếu tố nào được xem là quan trọng và thiết thực dùng để đo lường sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc?.