MỤC LỤC
Một quốc gia có thị trường TPCP phát triển ổn định là một điều kiện quan trọng để Chính phủ thực hiện thành công chính sách tài khoá của quốc gia.
Trong các năm đầu thập niên 90 để phát triển kinh tế Việt Nam cần có vốn mà vốn vay nước ngoài bị hạn chế; do vậy, việc huy động vốn dưới hình thức phát hành TPCP trở nên quan trọng và cấp thiết; huy động vốn trong nước không những bù đắp thiếu hụt NSNN mà còn góp phần giải quyết tiền mặt cho các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. - Thứ hai, thị trường TPCP là một trong những công cụ để điều hành chính sách tiền tệ; trong khi đó chính sách tiền tệ lại có tác động đến việc hình thành thị trường TPCP trên hai góc độ: Tạo một môi trường để khuyến khích các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí để tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển; đồng thời cải cách việc điều hành chính sách tiền tệ đòi hỏi Chính phủ phải phát hành các loại TPCP (tín phiếu kho bạc) để làm công cụ cho thị trường mở. Trong những năm qua NHNN đã từng bước hoàn thiện cách điều hành chính sách tiền tệ, ngoài những công cụ thực thi truyền thống như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cho vay chiết khấu, NHNN còn thực hiện điều hành chính sách tiền tệ bằng các công cụ như lãi suất, tỷ giá hối đoái và hoạt động của thị trường mở để điều hành chính sách tiền tệ với mục đích là tạo ra một môi trường ổn định, phát triển sản xuất, khuyến khích đầu tư và tiêu dùng.
Trước yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển hệ thống tài chính đòi hỏi cần phải có một thị trường vốn để huy động các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế; trong đó có việc hình thành và phát triển thị trường TPCP mục đích để đa dạng hoá và hoàn thiện hoạt động tín dụng. Tháng 7/2000 thị trường chứng khoán của Việt Nam đã chính thức được thành lập với sự đi vào hoạt động của Trung tâm GDCK thành phố Hồ Chí Minh; hàng hoá của những buổi đầu giao dịch là cổ phiếu của các doanh nghiệp được cổ phần hoá từ các doanh nghiệp Nhà nước. Lãi suất tín phiếu năm sau giảm so với các năm trước (từ 5%/tháng trong năm 1991 hạ xuống còn 1,7%/tháng trong năm 1995) mức lãi suất tín phiếu được điều chỉnh kịp thời và phù hợp với mặt bằng lãi suất huy động vốn nói chung trên thị trường tín dụng; cơ chế phát hành, thanh toán đã có cải tiến như đa dạng hoá các hình thức thanh toán lãi TPCP (thanh toán lãi ngay khi phát hành, thanh toán cả gốc và lãi khi TP đến hạn); cụ thể kết quả bán lẻ tín phiếu qua hệ thống KBNN giai đoạn 1991-1995 chi tiết theo bảng 2.1.
Hầu hết TPCP phát hành qua TTGDCK có thời hạn tối thiểu là 5 năm và tối đa lên tới 15 năm (trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển), để phương thức phát hành TPCP qua TTGDCK đạt kết quả cần có một thị trường thứ cấp cho hoạt động giao dịch trái phiếu; thực tế là, TTGDCK vẫn chưa phải là điểm đến lý tưởng để tiến hành giao dịch trái phiếu do các quy định chặt chẽ về khối lượng giao dịch, giá đặt mua, đặt bán và khớp giá, ngay cả ở các nước có TTCK phát triển, đa số các trái phiếu đều được giao dịch trên thị trường OTC. Thị trường bảo lãnh phát hành ngày càng được hoàn thiện và phát triển, trở thành điểm hẹn hấp dẫn giữa nhà phát hành trái phiếu với nhà đầu tư, thông qua thị trường này KBNN có thể ước lượng được cung và cầu vốn trên thị trường với độ tin cậy cao, bám sát được diễn biến của lãi suất trên thị trường vốn từ đó tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tài chính trong việc lựa chọn phương án bảo lãnh phát hành, đảm bảo hài hoà lợi ích và quyền lợi giữa chủ thể phát hành và các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán. Tổng số vốn huy động được của tín phiếu đường dây 500 KV tính từ tháng 7/1992 đến tháng 12/1994 là 334 tỷ đồng, đạt gần 28% trong tổng số vốn cần huy động là (1.213 tỷ đồng); lý do dẫn đến kết quả huy động vốn còn thấp chủ yếu là lãi suất tín phiếu đường dây 500KV thấp hơn so với các loại tín phiếu kho bạc phát hành cùng thời kỳ, nên chưa thực sự tạo được sự hấp dẫn đối với người mua; ngoài ra trong thời kỳ này giá vàng trên thị trường có nhiều biến động; do đó, có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả huy động vốn.
- Thứ năm, cơ chế, chính sách còn có nhiều điểm chưa phù hợp: Theo Luật Ngân hàng Nhà nước thì trái phiếu dài hạn được sử dụng làm tài sản cầm cố trong việc vay vốn của NHTW, nhưng theo Luật các Tổ chức Tín dụng không cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng trái phiếu dài hạn làm tài sản thế chấp, cầm cố trong việc vay vốn của NHTW, điều này cũng làm hạn chế tính ưu việt và sự có mặt của TPCP trên thị trường tài chính với tư cách là một công cụ nợ có độ an toàn cao nhất. Từ thực trạng của thị trường sơ cấp và hoạt động của thị trường thứ cấp TPCP, kết hợp với kinh nghiệm rút ra trong quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán nói trung và thị trường TPCP nói riêng của các nước phát triển như (Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc….) để từ đó nghiên cứu, đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện, bối cảnh cụ thể của Việt Nam nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đáp ứng khịp thời nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu cơ bản của chính sách huy động vốn là thu hút tối đa các nguồn vốn trong nước và ngoài nước phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã huy động được, tạo khả năng thuận lợi cho việc trả nợ; không để cho nền kinh tế lâm vào tình trạng thiếu vốn hoặc nợ trầm trọng; cũng không để gây ra những yếu tố tiêu cực, có tác động xấu trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010, nguồn vốn đầu tư từ NSNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, để đáp ứng được yêu cầu này chúng ta cần điều chỉnh cơ cấu chi NSNN gắn liền với quá trình xã hội hoá công tác đầu tư; cần cải tiến và hoàn thiện chính sách và cơ chế huy động vốn cho đầu tư phát triển theo hướng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tạo điều kiện cho NSNN huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển. Đối với những công trình được đầu tư bằng vốn NSNN sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, phương thức thu hồi chủ yếu vẫn là các khoản thu dưới dạng thuế hoặc lệ phí, việc thu hồi vốn theo phương thức nói trên cũng chỉ thu được một phần vốn của NSNN đã bỏ ra và phải thực hiện trong một thời gian dài, đặc biệt là đối với những công trình thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng; không có tác dụng hỗ trợ đáng kể nguồn vốn để tái đầu tư.
Ở Việt Nam, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là khá lớn, thời hạn vay vốn đầu tư thường dài; do vậy, trước mắt giai đoạn 2005-2010 cần tập trung phát hành các loại TPCP có kỳ hạn từ 3 năm - 10 năm, và trên 10 năm đồng thời phát hành TPCP với nhiều kỳ hạn khác nhau tạo nguồn hàng hoá để thu hút các nhà đầu tư phù hợp với chiến lược đầu tư riêng cũng như tạo lợi thế để thị trường luôn tồn tại mức lãi suất chuẩn. + Tăng khối lượng phát hành các loại TPCP đủ tiêu chuẩn niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán, TPCP muốn niêm yết được và giao dịch thuận lợi phải đảm bảo 3 điều kiện (trái phiếu không được ghi tên; khối lượng phát hành lớn và trái phiếu có mệnh giá nhỏ để dễ thực hiện việc mua bán, giao dịch theo lô; chỉ được lưu ký trái phiếu trung hạn và dài hạn), mọi TPCP đáp ứng đủ các điều kiện trên, đều được đăng ký niêm yết, giao dịch tại TTGDCK. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền thì sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán, các tầng lớp trong xã hội tham gia vào thị trường TPCP, góp phần làm sôi động thị trường, khơi thông được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, di chuyển vốn từ nơi có khả năng sinh lợi thấp đến nơi có khả năng sinh lợi cao hơn, qua đó mà huy động được nguồn lực tài chính của xã hội để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của đất nước.