MỤC LỤC
Mục tiêu của dự án là xây dựng được một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp chăn thả gia cầm có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho các hộ nông dân đang sống ở các xã nghèo thuộc tỉnh Hoà Bình; góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về phương pháp tiếp cận với KHKT và cách làm ăn có hiệu quả phục vụ cho chương trình xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Với tình trạng suy giảm trầm trọng vốn rừng cả về số lượng và chất lượng, quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành thiếu đồng bộ, chưa có các vùng chuyền canh, công nghệ thiết bị lạc hậu, trình độ thấp, cơ sở hạ tầng phúc lợi phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp còn yếu kém, phân công lao động chưa hợp lý, nên yêu cầu phải có sự quy hoạch tổng thể lâm nghiệp vùng là cần thiết. Trên lý thuyết, nội dung nghiên cứu điều kiện vĩ mô bao gồm các mục như: nghiên cứu môi trường kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng, lãi suất,. tỷ lệ lạm phát, tình hình ngoại thương, tình hình thâm hụt ngân sách…), môi trường chính trị pháp luật, môi trường văn hóa, xã hội, môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác cho việc thực hiện dự án, tình hình quy hoạch và kế hoạch triển khai dự án.
Đối với các dự án thuộc ngành lâm nghiệp, các cán bộ của Trung tâm luôn chú trọng tới việc nghiên cứu các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới tình hình phát triển lâm nghiệp như địa hình, các loại tài nguyên nước, khí hậu, thủy văn…, thực trạng phát triển chung của ngành lâm nghiệp tại địa điểm tiến hành thực hiện dự án, vấn đề quy hoạch phát triển của vùng… Sở dĩ những nội dung này được các cán bộ quan tâm chú trọng là do các dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, điều kiện khí hậu, đất đai. Nếu có nêu thì cũng chỉ đề cập qua về lí do lựa chọn loại giống cây trồng, mức giá thị trường của sản phẩm đó hiện tại… Ví dụ bằng phương pháp dự báo, cán bộ lập dự án đã khẳng định trong dự án “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu” là: “Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến lâm sản của Việt Nam ngày càng phát triển.
- Chăn nuôi: Nghề chăn nuôi ở huyện Đà Bắc phát triển mạnh, do có điều kiện thuận lợi về diện tích đồng cỏ nhiều và được hỗ trợ từ các chương trình như: Dự án ổn định dân cư và phát triển kinh tế vùng hồ Hòa Bình (472), dự án xóa đói giảm nghèo, dự án 135… đặc biệt công tác tiêm phòng, vệ sinh thú y, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được duy trì thường xuyên nên đã hạn chế được các loại dịch bệnh như tụ huyết trùng, lở mồm long móng đàn gia súc, cúm gia cầm. - Trồng rừng: Trong những năm gần đây, nhân dân các dân tộc huyện Đà Bắc đã thực hiện tốt các chương trình, dự án đầu tư trồng rừng phát triển vốn rừng trên địa bàn huyện như: Dự án ổn định dân cư và phát triển vùng lòng hồ Hòa Bình (dự án 472), dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661), dự án phục hồi rừng đầu nguồn tự nhiên bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam (RENFODA) ở xã Hiền Lương, Yên Hòa, dự án xóa đói giảm nghèo, dự án hỗ trợ sản xuất (thuộc chương trình 135), dự án trồng rừng nguyên liệu của công ty lâm nghiệp và một số doanh nghiệp đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng cây hông, cây xưa…Bình quân hàng năm bằng nguồn vốn các chương trình, dự án và vốn tự có của nhân dân trồng mới được từ 500-700ha rừng, riêng năm 2007 trồng mới được trên 900ha, khoanh nuôi bảo vệ hàng vạn ha rừng, nâng độ che phủ rừng của huyện lên trên 50%. Tăng cường năng lực cho mạng lưới khuyến lâm cơ sở, mở lớp tập huấn ngắn hạn phổ biến, hướng dẫn, đào tọa, bồi dưỡng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân cùng tham gia thực hiện tốt, chuyển đổi nhận thức của người dân về việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV từ chỗ tùy tiện sang sử dụng hợp lý, có khoa học, cân đối, an toàn đúng quy trình kỹ thuật đêt đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ sức khỏe và môi trường cho cộng đồng.
- Lao động trực tiếp: Sử dụng nguồn lao động tại địa phương theo phương thức giao đất, khoán rừng cho từng hộ gia đình trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và trả công khi hoàn thành công việc được hạch toán trong xuất đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ 1ha cây keo tai tượng tính cả chu kỳ kinh doanh 8 năm (ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 07 năm 2005 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ). Yêu cầu về nhân sự: Tổng số cán bộ công nhân viên thuộc công ty quản lý là 16 người hưởng lương hàng tháng theo quy định của nhà nước, UBND tỉnh Hòa Bình và 22 người tham gia giám sát tại địa bàn (hưởng phụ cấp theo phương án chi trả trực tiếp của dự án) bao gồm: Ban quản lý dự án: 16 người (bộ phận lãnh đạo dựu án 3 người, bộ phận gián tiếp 7 người thuộc phòng kế hoạch, kỹ thuật, kinh doanh, hành chính, tài chính và 6 người ở 2 trạm BVR…).
Hiệu quả xã hội của dự án: Dự án sẽ tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho khoảng 50.000 lao động với 30.000 hộ gia đình nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao trình độ dân trí cũng như mức sống cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh; chấm dứt tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy hạn chế đến mức thấp nhất các tệ nẹn xã hội, các dịch bệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng; đời sống của nhân dân được nâng cao sẽ là nhân tố quan trọng góp phần củng cố an ninh quốc phòng và trật tự xã hội; thông qua thực hiện các dự án sẽ tạo cho cảnh quan từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi, từ các di tích lịch sử đến các danh lam thắng cảnh, các khu công nghiệp…ngày càng trở lên tươi đẹp hơn, trong sạch hơn với độ che phủ và không gian xanh được gây trồng, tạo tiền đề cho phát triển du lịch sinh thái và nhân văn của tỉnh. “Việc thực hiện dự án sẽ làm tăng trữ lượng rừng từ 7-8 triệu m3 gỗ từ diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng mới trong vùng phòng hộ và đặc dụng; cung cấp 9500 m3 gỗ phục vụ nguyên liệu, xây dựng dân dụng từ diện tích rừng trồng thuộc vùng sản xuất; thu được từ trồng cây ăn quả là 96000 triệu đồng/năm; thu được từ sản phẩm vườn rừng, cây công nghiệp là 130000 triệu đồng/năm; kim ngạch xuất khẩu từ 2000 đến 2010 đạt từ 20-25 triệu USD/năm; thúc đẩy sự phát triển của một số ngành nghề khác như tạo giống cây con phục vụ trồng rừng, cây ăn quả, cây xanh cảnh quan và tạo thêm việc làm cho một bộ phận dân cư. - Dịch vụ khoa học và công nghệ: Thông tin tư liệu, phổ biến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực lâm sinh, bảo vệ thực vật và cải tiến công cụ; tư vấn đầu tư, thiết kế và thi công các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cây cảnh quan môi trường, các loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới, nhà kính, vườn sưu tập thực vật;.
- Dịch vụ khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực: lâm sinh, lâm sinh đô thị, năng lượng sinh khối, lập các dự án đầu tư lâm nghiệp, thiết kế và thi công các loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới, nhà kính, vườn sưu tập thực vật; lập các loại bản đồ rừng và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; thực hiện phòng chống côn trùng phá hoại thực vật và các công trình xây dựng. - Ngoài các phương pháp thường được sử dụng, Trung tâm có thể nghiên cứu thêm một số cách phân tích như ngoại suy thống kê để dự báo các thông tin cần thiết, hay phương pháp phân tích độ nhạy để xác định và khẳng định tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.