MỤC LỤC
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Công Thương, việc đàm phán, giải trình, vận động các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường là một trong những nội dung quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập, tham gia vào các thể chế kinh tế khu vực và quốc tế. Do đó, nội dung đàm phán, giải trình, vận động kinh tế thị trường là một trong các nội dung chuyên môn chính của Cục quản lýcạnh tranh trong năm 2009. Thông qua các Hoạt động của Tổ Công tác liên ngành, Nhóm công tác với EU về kinh tế thị trường, Nhóm công tác về kinh tế thị trường và phòng vệ thương mại với Hoa Kỳ, Diễn đàn đối thoại Việt - Nhật về kinh tế thị trường của Việt Nam, VCA đã chủ động tham gia đàm phán, vận động giải trình để các nước, khu vực công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường.
Vụ mua lại AdMod của Google sẽ là vụ mua bán đắt nhất kể từ vụ mua lại DoubleClick giá trị 3,2 tỉ USD - từng mất nhiều thời gian để được thông qua hơn là hãng này mong đợi. Hậu quả không chỉ là khả năng độc quyền xảy ra dẫn đến giảm sức cạnh tranh trên thị trường mà quảng cáo trên điện thoại di động còn có nguy cơ gây hại đến khách hàng. Kế hoạch của Google mua lại hãng quảng cáo trên điện thoại di động AdMod giá trị 750 triệu USD được thông báo tháng trước đang phải đối mặt với sự phản đối của hai tổ chức bảo vệ người tiêu.
Hai hãng này đã yêu cầu Ủy ban Thương mại Liên Bang Hoa Kỳ (FTC) cản trở vụ mua bán này với biện luận rằng nó sẽ hạn chế đáng kể sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trên điện thoại di động, có hại cho người tiêu dùng, các hãng quảng cáo và các công ty phát triển ứng dụng.
Sau khi nhận được các ý kiến bày tỏ mối quan ngại từ phía Phòng Thương mại Lành mạnh Vương quốc Anh (OFT), Apple Inc đã đồng ý thay đổi các điều khoản và điều kiện của họ theo hướng rừ ràng và cụng bằng hơn đối với người tiêu dùng. Nếu bạn không chắc chắn về quyền của mình, “Người tiêu dùng trực tiếp” là dịch vụ tư vấn do OFT quản lý sẽ đưa ra các thông tin và lời khuyên đối với các vấn đề tiêu dùng. Các điều khoản Không lành mạnh trong Quy định hợp đồng tiêu dùng (UTCCRs) nhằm bảo vệ người tiêu dùng chống lại các điều khoản mẫu trong các hợp đồng mà họ thực hiện với thương nhân.
UTCCRs có thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi các điều khoản làm giảm các quyền theo luật định hoặc phổ biến của họ và tránh khỏi các điều khoản tìm cách áp đặt gành nặng không công bằng lên người tiêu dùng và trên các nghĩa vụ thuộc các quy tắc thông thường của pháp luật.
Các hợp đồng của Apple đưa ra các điều khoản áp dụng cho người tiêu dùng mua sản phẩm từ Apple và kho dữ liệu số iTunes và tải phần mềm từ trang web. OFT đã xác định các điều khoản trong các thỏa thuận này gây ra các mối quan ngại theo Điều khoản không lành mạnh trong Quy định Hợp đồng người tiêu dùng 1999 (UTCCRs). Trong đó, điều quan trọng là người tiêu dùng được cung cấp các thông tin minh bạch và chính xác về các quyền lợi của họ trong trường hợp có điều gì không đúng xảy ra.
Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với Apple để đảm bảo những thay đổi này và chúng tôi tin tưởng sẽ cải thiện được sự tin tưởng và minh bạch cho người tiêu dùng”.
Thực tế cho thấy, ở những địa phương có đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ Lãnh đạo, ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sự ổn định của xã hội, sự phát triển của kinh tế, thì công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của địa phương đó chắc chắn phát triển. Ngược lại, địa phương nào có đội ngũ cán bộ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của địa phương đó chưa thể phát triển. Vì vậy, song song với việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với hai nhóm đối tượng chủ yếu là người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, cần phải chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người.
Do vậy, trong thời gian tới cần củng cố và phát triển các mối quan hệ sẵn có giữa Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các Bộ, ngành có liên quan, với chính quyền địa phương các cấp, và với các Tổ chức Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xây dựng quy chế phối hợp, kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan mật thiết trong việc thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện cơ chế phối hợp,.
Bài nghiên cứu cho thấy tác giả đã dành nhiều tâm huyết và thời gian, mang tính thực tiễn cao trong việc xây dựng và thực thi Luật cạnh tranh tại Việt Nam trong thời gian tới. Tiếp theo thành công các chương trình tọa đàm năm 2009, tọa đàm năm 2010 sẽ dự kiến được tổ chức trong tháng 3 với chủ đề: “Chính sách cạnh tranh nhìn từ góc độ quốc gia đang phát triển”. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Nguyễn Anh Tuấn trình bày Chính sách cạnh tranh dưới góc độ các quốc gia đang phát triển.
Phần đầu có tựa đề Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh trong đó mô tả các cách tiếp cận khác nhau về cạnh tranh trong đó mỗi cách tiếp cận về cạnh tranh đề xuất những.
Trong thương mại quốc tế, biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Mỗi nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo các quy định của WTO (về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ). Trong khuôn khổ Hiệp định GATT năm 1994, các biện pháp tự vệ thương mại được định nghĩa là: “Mọi biện pháp nhằm đối phó với một tình.
Để “lách” các điều kiện hết sức ngặt nghèo như trên, trên thực tế các nước xuất khẩu và các nước nhập khẩu thường ký kết với nhau các thỏa thuận gọi là “thỏa thuận hạn chế.
Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
Cần lưu ý rằng việc điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ, mặc dù có nhiều yếu tố giống một trình tự tố tụng tư pháp (một vụ kiện tại tòa án) nhưng đây bản chất là một thủ tục hành chính, do một cơ quan hành chính nước nhập khẩu tiến hành, để xử lý một tranh chấp thương mại giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài (về nguyên tắc là từ tất cả các nước đang xuất khẩu hàng hóa liên quan vào nước nhập khẩu) và ngành sản xuất nội địa liên quan của nước nhập khẩu. “Một quốc gia thành viên chỉ được áp dụng dưới mọi hình thức các biện pháp khẩn cấp liên quan đến nhập khẩu các sản phẩm cụ thể, như đã được quy định tại Điều XIX của Hiệp định GATT năm 1994 nếu như các biện pháp đó phù hợp với quy định tại Điều này của Hiệp định. Được sử dụng để “đối phó” với hành vi thương mại hoàn toàn bình thường (không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh) nên về hình thức, việc áp dụng biện pháp tự vệ bị coi là đi ngược lại chính sách tự do hoá thương mại của WTO.
Theo các văn bản trên, thì Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương chịu trách nhiệm điều tra, trình kết quả điều tra và đề xuất cách thức xử lý cho cơ quan có thẩm quyền; Hội đồng xử lý vụ việc tự vệ - Bộ Công Thương xem xét, nghiên cứu kết quả điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh, thảo luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ.