MỤC LỤC
Các bộ phận cấu thành bộ máy Kế toán có nhiệm vụ thực hiện những công việc Kế toán thuộc phần hành của mình, hướng dẫn kiểm tra các bộ phận khác của công ty, thực hiện lập báo cáo Kế toán, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính…Do đó tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý, gọn nhẹ giữ một vai trò quan trọng. Để đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả phù hợp với quy mô và đặc điểm SXKD, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác kế toán Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung.Theo mô hình này, Công ty chỉ có một phòng kế toán, mọi công việc kế toán đều thực hiện tại đây.
* Kế toán nguyên vật liệu và xác định kết quả tiêu thụ: Hạch toán chi tiết sự biến động về nguyờn vật liệu, theo dừi tỡnh hỡnh nhập, xuất, tồn nguyờn vật liệu, công cụ dụng cụ, vật tư; xác định doanh thu bán hàng và kết chuyển lỗ (lãi) vào các tài khoản có liên quan. * Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; kê khai và tính thuế: Có trách nhiệm tính toán và phân bổ tiền lương cũng như BHXH đối với cỏn bộ cụng nhõn viờn trong Cụng ty; Theo dừi và lên thực đơn ăn ca và bồi dưỡng cho công nhân cán bộ toàn Công ty.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra một cách đều đặn, liên tục và hiệu quả thì việc cung ứng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải đảm bảo thường xuyên, kịp thời và đầy đủ. - Khâu thu mua: quá trình thu mua vật tư, hàng hoá đòi hỏi phải quản lý tốt về khối lượng, giá trị, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua cũng như kế hoạch mua phải đúng tiến độ, thời gian, phù hợp với kế hoạch tiêu thụ, sử dụng của Công ty.
Để nhập kho thủ kho phải xem xét cụ thể số vật tư mua về có đúng chủng loại, số lượng, chất lượng như đã ghi trong phiếu nhập kho hay không, khi đã qua kiểm nghiệm thì tiến hành nhập kho và thủ kho ký nhận số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho. Khi có nhu cầu cần dùng nguyên vật liệu, các phân xưởng căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch và định mức tiêu hao nguyên vật liệu lập phiếu xin lĩnh nguyên vật liệu chuyển đến phòng kế hoạch vật tư và PGĐ ký duyệt.
- Địa chỉ: Tổ vận hành- Công ty cổ phần Cầu Đuống- Sông Hóa - Lý do xuất kho: Sản xuất gạch. = Giá thực tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập SL thực tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập Giá trị vật tư xuất kho = Số lượng vật tư xuất kho x Đơn giá bình quân.
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn: dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ chi tiết NVL, CCDC, sản phẩm, hàng hoá nhằm đối chiếu số liệu với sổ cái, được lập vào cuối tháng. - Sổ chi tiết NVL,CCDC: dựng để theo dừi chi tiết tỡnh hỡnh nhập, xuất, tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ NVL, CCDC, sản phẩm, hàng hóa ở từng kho, làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho.
Khi nhận được các chứng từ nhập xuất vật tư, hàng hoá thủ kho phải tiến hành kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của chứng từ rồi ghi sổ thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho (chỉ ghi về mặt số lượng). - Tại phòng kế toán: Kế toán kế toán căn cứ vào chứng từ gốc( phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng) hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, phân loại đảm bảo đủ điều kiện để ghi sổ kế toán, sau đó nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào sổ Nhật ký chung, Sổ Cái TK 152,153,156 sổ chi tiết TK 152,153,156..Cuối tháng kế toán thực hiện thao tác khoá sổ, việc đối chiếu kiểm tra các số liệu được thực hiện một cách tự động.
Bao gồm: máy cấp liệu thùng; máy nhào lọc sỏi; máy cán trục; máy đùn ép chân không; lò nung tuylen; hầm sấy tuylen; quạt hút khí thải nung…. + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Trạm biến áp 320KVA; máy phát điện Komatsu; xe máy ware, xe ô tô Daewoo; mạng cáp trong nhà.
Tại mỗi bộ phận sử dụng, để theo dừi tỡnh hỡnh tăng giảm TSCĐ nhằm quản lý tài sản đã cấp cho các bộ phận, làm căn cứ để đối chiếu khi kiểm kê tài sản, kế toỏn mở sổ theo dừi TSCĐ tại nơi sử dụng. Hàng ngày, căn cứ vào các biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn GTGT, biên bản thanh lý…đã được kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, kế toán cập nhập số liệu theo các bảng biểu đã thiết kế sẵn trong máy tính.
Công ty lựa chọn hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào hệ số tiền lương cấp bậc do NĐ 205/2004/ NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và hệ số điều chỉnh (Kđc) theo chức danh được quy định như trên cho từng nhóm chức danh, mức độ phức tạp của công việc, mức độ hoàn thành công việc. - Tỷ lệ trích BH thất nghiệp: 2% trên lương cơ bản trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% ngưòi lao động đóng góp.
- Tỷ lệ trích nộp KPCĐ là 2% trên lương thực tế và tính vào chi phí doanh nghiệp.
Hàng ngày, người phụ trỏch bộ phận phũng ban, ca làm việc sẽ theo dừi thời gian làm việc của từng lao động và ghi chép vào “Bảng chấm công”. Hàng tháng, căn cứ vào Bảng chấm công, Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Hệ số cấp bậc của từng người, … kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương của từng bộ phận và căn cứ vào đó để vào Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương.
Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại.
Công ty tập hợp toàn bộ chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm(CPNVLTT,CPNCTT,CPSXC) để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm sản xuất. Công ty tính giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành (gạch hai lỗ tuylen, gạch bốn lỗ tuylen, gạch đặc…) theo phương pháp hệ số quy đổi.
Tổng CPNCTT sản xuất được tập hợp và phân bổ để tính giá thành được căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được tính vào CPNCTT căn cứ vào tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và tỷ lệ quy chế tài chính hiện hành. Với phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên, các chi phí (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) được tập hợp vào các khoản mục.
Hàng ngày căn cứ vào số liệu sản xuất do cán bộ kỹ thuật cung cấp kế toán tiến hành hạch toán và cập nhật số liệu vào phiếu nhập kho trong phần mềm kế toán. Đồng thời căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT do thủ kho chuyển lên, kế toán tiến hành kiểm tra, hạch toán và cập nhật số liệu vào máy để lên các sổ chi tiết và sổ cái thành phẩm.
- Hàng ngày khi nhận được lệnh xuất hàng (liên 2) từ bộ phận bán hàng chuyển về kế toán phân loại chứng từ theo khách hàng, hình thức thanh toán…. Phần mền kế toán sẽ tự động cập nhập vào sổ nhật ký bán hàng và các sổ chi tiết, sổ cái của các tài khoản có liên quan.
- Nội dung: bao gồm chi phí nhân viên quản lý, vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ …và một số các chi phí khác bằng tiền để phục vụ công tác quản lý của Công ty. Khi phát sinh các nghiệp vụ, việc ghi chép vào sổ sách, hạch toán chi phí QLDN cũng tương tự như chi phí bán hàng thông qua các Sổ chi tiết và Sổ cái TK 642.
Khi phát sinh nghiệp vụ tạm ứng, người nhận tạm ứng phải viết giấy đề nghị tạm ứng ghi rừ lý do, số tiền tạm ứng, thời hạn sẽ thanh toỏn và phải được giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt trước khi nhận tạm ứng. Các khoản thuế Công ty cổ phần Cầu Đuống- Sông Hóa phải nộp cho Nhà nước bao gồm thuế GTGT, thuế đất, thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất nhập quỹ tiền mặt và tính số tồn quỹ vào cuối ngày. Từ đó, tiến hành nhập dữ liệu vào máy vi tính trên phần mềm Vatel, máy tính sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng, sổ tổng hợp và sổ cái TK 112.
Do không tổ chức thành ban kiểm soát nên giúp cho Công ty giảm bớt được chi phí và còn đẩy mạnh tốc độ thực hiện công việc, không rườm rà nhiều thủ tục. - Mặt khác, công việc kiểm tra, kiểm soát được tiến hành bởi kế toán trưởng của Công ty nên không đảm bảo được tính khách quan trong công việc, vì điều này chính là việc tự làm, tự kiểm tra nên khi xảy ra sai sót, vi phạm khó phát hiện do việc kiểm tra chỉ được tiến hành khi có yêu cầu, hoặc tiến hành không liên tục.
- Do Công ty không lập ra một ban kiểm tra riêng nên làm cho công tác kiểm tra, kiểm soát không được tiến hành thường xuyên, đều đặn.
Căn cứ, phương pháp lập các loại Báo cáo tài chính và phân tích tình.
“Tiền mặt”, “Tiền gửi ngân hàng”, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác. Sự gia tăng của giá vốn hàng bán có nhiều nguyên nhân bao gồm: Sản lượng sản xuất tăng, chi phí đầu vào tăng… Tuy nhiên, tốc độ tăng của giá vốn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận, đó là dấu hiệu tốt, Công ty cần giữ vững và phát huy.
- Để theo dừi một cỏch chặt chẽ, cụ thể tỡnh hỡnh biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn Công ty đã mở một hệ thống tài khoản đầy đủ theo chuẩn mực kế toán hiện hành với các tiểu khoản rất chi tiết, cụ thể phù hợp với công tác hạch toán kế toán tại công ty và yêu cầu quản lý của các cấp lãnh đạo. - Do Công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm gạch tuylen khác nhau( gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch đặc…) nên Công ty áp dụng việc phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp hệ số là phù hợp và đảm bảo được tính chính xác của giá thành từng loại sản phẩm.
Việc bố trí đồng đều, hợp lý về các phần hành kế toán sẽ khuyến khích các nhân viên kế toán làm tốt hơn công việc của mình, từ đó xử lý, cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về hoạt động kinh tế diễn ra trong toàn Công ty cho ban lãnh đạo, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả. - Do mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường là không đồng đều giữa các tháng, phụ thuộc rất nhiều vào mùa xây dựng nên giá trị hàng tồn kho là tương đối lớn, Công ty nên tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để bảo đảm bình ổn giá, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.