Giải pháp phát triển bền vững ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh bảo vệ môi trường

MỤC LỤC

Những đặc trưng cơ bản của môi trường

- Tính cơ cấu phức tạp: Thể hiện ở chỗ các phần tử trong môi trường thường xuyên tác động lẫn nhau quy định lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau thông qua hoạt động trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin làm cho hệ thống hoạt động, và phát triển. - Tính mở: Thể hiện các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục chảy trong không gian và thời gian (từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể này sang thể khác…) Vì thế môi trường rất nhạy cảm với những thay đổi bên ngoài, do vậy vấn đề môi trường thường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài, và nó chỉ có thể giải quyết được nhờ sự nỗ lực của toàn thể cộng đồng với tầm nhìn xa trông rộng.

Một số tiêu chuẩn môi trường

Chỉ số chất lượng môi trường

- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên có khả năng tái sinh, không có khả năng tái sinh và các dạng thông tin mà con người khai thác sử dụng đều chứa đựng trong môi trường. - Môi trường với chức năng nơi chứa đựng chất thải: Trong mọi hoạt động của con người từ quá trình khai thác tài nguyên cho sản xuất chế biến tạo ra sản phẩm đến quá trình lưu thông và tiêu dùng đều có phế thải và tạo ra chất thải.

Biến đổi môi trường và các dạng biến đổi môi trường

Các dạng biến đổi môi trường

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất dạng khí (khí thải), các chất lỏng (nước thải) các chất rắn (chất thải rắn), chất chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lí sinh học. Môi trường có mối quan hệ gắn bó và tác động liên tục tới hoạt động sống, hoạt động sản xuất … Ngày nay mối quan hệ "sản xuất - môi trường " ngày càng chặt chẽ hơn.

Phát triển sản xuất công nghiệp và tác động của nó đến môi trường tự nhiên

- Nguồn tài nguyên khai thác và sử dụng trong sản xuất công nghiệp có thể ít biến đổi như nguồn nước, đất đai ., có khả năng tái sinh như rừng, .cũng có thể không có khả năng tái sinh như khoáng sản., trong quá trình khai thác, sử dụng, ngành công nghiệp có thể làm biến đổi nguồn tài nguyên, làm cạn kiệt hay biến chúng thành nguồn khan hiếm. Những thành tựu khoa học kỹ thuật ra đời khi đưa vào sản xuất đã tạo ra được nhiều ngành nghề trong sản xuất công nghiệp, đồng thời quy mô của sản xuất không ngừng được mở rộng và từ đó cũng đồng nghĩa với việc tạo ra hàng loạt các tác động khác nhau vào môi trường tự nhiên.

Một số nguyên nhân cơ bản do phát triển công nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường

Công tác quản lý yếu là một nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường.Vấn đề môi trường là vấn đề tương đối mới nên nhận thức vai trò của nó còn chưa đầy đủ do vậy trong quản lý có phần lỏng lẻo.Chính những hạn chế trong công tác quản lý tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất công nghiệp đã chưa coi trọng công tác sử lý chất thải công nghiệp và làm cho môi trường càng ngày càng ô nhiễm. Mặt khác thiếu quản lý trong việc khai thác sử dụng tài nguyên làm cho tài nguyên có thể bị khai thác không hợp lý và lãng phí ví dụ: khai thác bừa bãi rừng, cát lòng sông, nạn khai thác thổ phỉ… đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đặc điểm tự nhiên và đặc điểm tài nguyên tỉnh Quảng Ninh của tỉnh Quảng Ninh

Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp then chốt như công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp vật liệu xây dựng…Chính những đặc trưng rất riêng về điều kiện tài nguyên thiên nhiên đã làm nên một đặc trưng riêng cho sự phát triển của Quảng Ninh những năm qua đó là tỉnh công nghiệp phát triển và công nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế toàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung phát triển các lĩnh vực có thế mạnh như công nghiệp, Du lịch, cảng biển, phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biển đảo, chú trọng phát triển đồng đều trên tất cả các ngành, các lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế.năm 2000 tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng là 52,4% Nông lâm ngư nghiệp là 9,5%.

Bảng 2: Tiềm năng khoảng sản chủ yếu ở Quảng Ninh
Bảng 2: Tiềm năng khoảng sản chủ yếu ở Quảng Ninh

Sơ nét về thực trạng tổ chức công nghiệp trên lãnh thổ

Mặt khác QĐ 1169/2000 QĐ-UB ngày 9/5/2000 về một số chính sách biện pháp quyến khích ngành nghề thu hút lao động và giải quyết việc làm; các chính sách phát triển các khu, cụm công nghiệp; Sự ra đời của các chính sách tài chính tín dụng, các quỹ hỗ trợ phát triển; mở rộng cơ chế đăng kí kinh doanh thông thoáng nên số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã gia tăng nhanh chóng. Trong số các cụm công nghiệp này thì cụm công nghiệp Hải Hoà đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng hạ tầng cơ sở và đã có một số nhà đầu tư triển khai các dự án như CTy TNHH thương mại Hùng Cường sản xuất gỗ xuất khẩu; Cty bia Hải Ninh; CTy TNHH Vân Hoà sản xuất cửa nhôm, sắt thép (Cơ, kim khí); DNTN Thế Tuấn làm gỗ xây dựng; CTy TNNH Hải Ninh liên doanh với nước ngoài làm may xuất khẩu.

Bảng 5: Các cơ sở sản xuất công nghiệp theo ngành Kinh tế.
Bảng 5: Các cơ sở sản xuất công nghiệp theo ngành Kinh tế.

Lực lượng lao động công nghiệp

Đặc điểm khai thác mỏ là cần nhiều lao động mặt khác sản lượng khai thác than liên tục tăng qua các năm nên đòi hỏi số lượng lao động lớn và do đó tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm tỷ trọng cao, xu hướng tỷ trọng này sẽ giảm xuống do sự mở rộng sản xuất công nghiệp chế biến trong thời gian tới. Nhìn chung vốn đầu tư cho khu vực Công nghiệp và xây dựng thấp hơn so với khu vực dịch và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư phát triển chỉ từ 15- 30% trong khi khu vực dịch vụ là 60-70%, riêng năm 2001 cơ cấu đầu tư cho công nghiệp và xây dựng giảm chỉ còn 9% trong tổng cơ cấu đầu tư, do năm này tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp giảm đáng kể nhất.

Bảng 11: Đầu tư Xây dựng cho các ngành trong nền kinh tế.
Bảng 11: Đầu tư Xây dựng cho các ngành trong nền kinh tế.

Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Nguyên nhân chính làm tỷ trọng GOCN chế biến tăng là ở giai đoạn sau các nhà máy Xi măng, nhà máy gạch đi vào hoạt động; hoạt động sản xuất khoáng phi kim được mở rộng; một số cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống đi vào hoạt động. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tương đối ổn định Xu hướng trong thời gian tới giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước sẽ tăng lên do sự đị vào hoạt động của của các nhà máy nhiệt điện mới dự kiến 2010 thì tổng công suất của các nhà máy là 4500MW.

Bảng 14: Giá trị gia tăng ngành công nghiệp   và cơ cấu giá trị gia tăng   Công nghiệp trong GDP tỉnh Quảng Ninh  giai đoạn 1996-2005
Bảng 14: Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và cơ cấu giá trị gia tăng Công nghiệp trong GDP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1996-2005

Những đóng góp của ngành công nghiệp vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Nguyên nhân là trước đây ngành công nghiệp mới chỉ xuất khẩu nhiên liệu than thì trong những năm gần đây sản phẩm xuất khẩu đã được mở rộng nhất là các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế biến như thực phẩm, dầu thực vật hàng may mặc.Do trong những năm gần đây công nghiệp chế biến đã phát triển với việc đầu tư cho các dây truyền công nghệ hiện đại như thiết bị đông lạnh của Nhật, mỹ…làm tăng giá trị của các sản phẩm chế biến và đáp ứng được nhu cầu. Cùng với sự khác biểt về phát triển công nghiệp thì kéo theo nhiều sự khác biệt như mức độ cơ sở hạ tầng trang bị ở các vùng này là khác nhau, trình độ dân trí cũng khác nhau, mức sống dân cư cũng khác nhau… Chính những sự khác nhau đó tạo nên khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các vùng rất lớn ngay trên địa bàn tỉnh mà một trong những nguyên nhân là do sự phát triển công nghiệp không đồng đều.

Bảng 17: Giá trị xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh  1999-2005
Bảng 17: Giá trị xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh 1999-2005

Đặc điểm tài nguyên môi trường và phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh vì tất cả các vấn đề có liên quan đến tổ chức sản xuất, quy hoạch không gian đều có liên quan mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Đặc điểm của vùng này là công nghiệp còn chưa phát triển ngoại trừ một số đô thị nhỏ mới và thị Móng Cái thì vùng chủ yếu là miền núi và nông thôn, dân cư thưa thớt và kinh tế nông, lâm nghiệp là chủ yếu.

Thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Vùng Vịnh Hạ Long là nơi chứa đựng mọi nguồn thải khác nhau của các đô thị (Hại Long, Cẩm Phả), Các khu công nghiệp (Cái Lân , Hòn Gai, Cẩm Phả), các cảng biển…Hàng năm riêng khai thác than và công nghiệp chế biến thực phẩm, dầu thực vật, đồ uống mỗi ngày đổ vào vịnh hàng 1000 m3 nước thải có chứa cả chất hữu cơ, chất độc hại. Bên cạnh đó phải kể đến, trong hoạt động quản lý vẫn thiếu nguồn nhân lực và sự tham gia của toàn xã hội nên không tránh khỏi những khó khăn nhất định và trong một số trường hợp chưa đạt được yêu cầu thực tế đặt ra như lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khai thác than, khai thác vật liệu xây dựng….

Bảng 19 Thực trạng phân bố rừng ở Quảng Ninh
Bảng 19 Thực trạng phân bố rừng ở Quảng Ninh

Những kết luận chung về tình trạng Môi trường

Cùng với khai thác than, hoạt động của những cơ sở sản xuất công nghiệp như nhà máy xi măng, nhiệt điện Uông Bí, tác động của các vùng khai thác vật liệu xây dựng, của các khu công nghiệp cụm công nghiệp tập trung là yếu tố tạo nên tác động cộng hưởng gây lên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hơn cùng với ngành than. Hoạt động vận chuyển than, vận chuyển đất đá và nguyên vật liệu trên các tuyến đường với các xe tải hạng nặng, và cách thức che chắn chưa hiệu quả, hoặc vi phạm nguyên tắc trở quá trọng tải… đã và đang thải ra lượng khói bụi, cùng với tiếng ồn trên các tuyến đường gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư, gây mất mỹ quan đường sá và các công trình dân sinh.

Dự báo diễn biến môi trường trong sự phát triển của ngành công nghiệp trong thời gian tới

Ngành than than trước mắt vẫn là ngành gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất đến năm 2010 sản lượng khai thác than dự báo khoảng 40-45 triệu tấn thì các chất thải cũng tăng theo: Theo tính toán sản lượng khai thác lộ thiên đến 2010 sẽ chiếm 50% tổng sản lượng khai thác do vậyLượng đất đá bóc tách của khai thác lộ thiên ước tính đến 2010 khoảng 120-150 triệu m3 Nều vấn dề quy hoạch đổ thải không tốt thì đây là tác nhân gây ô nhiễm đáng kể đối với môi trường .Cùng với lượng đất đá bóc tách là lượng nước thải hầm lò và từ các moong nếu vẫn chưa được sử lí như hiện nay sẽ là điều đáng lo ngại. - Trong nhiều năm gần đây phát triển công nghiệp trên thế giới đã bắt đầu chuyển hướng sang phát triển công nghệ có khả năng sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên, công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường với chi phí thấp hơn.Trong nước hiện nay việc chuyển giao công nghệ cũng theo hướng này do đó đối với Quảng Ninh là cơ hội và điều kiện thuận lợi để cải cách hệ thống dây truyền cũ, lỗi thời, đồng thời lắp đặt những máy móc hiện đại, có quy trình xử lý chất thải, để đảm bảo khả năng nâng cao chất lượng môi trường với chi phí thấp.

Quan điểm phát triển bền vững

Từ khung định hướng đó kế hoạch tổ chức thực hiện phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai thực hiện.Với việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững Tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, các ban ngành, các tổ chức Xh, các huyện, thị xã, và đại diện các Tổng công ty. Với phương hướng phát triển KT-XH đến năm 2010 thì phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường là hai nhiệm vụ gắn chặt không thể tách rời.

Mục tiêu phương hướng phát triển công nghiệp giai đoạn (2006-2010)

Phối hợp ngành điện triển khai tuyến chuyển tải điện 500KV Hà Đông- Hoành Bồ, nâng cấp, hiện đại hoá tuyến 110KV, 220KV hiện có và nghiên cứu phát triển tuyến mới. Chấn chỉnh công tác quản lý, khai thác hiệu quả, hợp lí các nguồn tài nguyên, ngăn ngừa các hoạt động khai thác ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và danh lam thắng cảnh.

Phương hướng bảo vệ môi trường trong thời gian tới

Trên 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, trên 60% các đô thị và 100% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn BVMT, trên 90% chất thải rắn được thu gom, xử lý trên 70% chất thải rắn nguy hại…. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, thường xuyên kiểm soát ô nhiễm và ứng cứu sự cố kịp thời, tập trung nghiên cứu, điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên, điều kiện tự nhiên… phục vụ cho các yêu cầu khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp

Tuy khai thác lộ thiên có hiệu quả về mặt năng xuất và giá thành thấp nhưng nó lại gây phá huỷ không gian trên diện tích rộng và rất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan tự nhiên, chính vì thế mà khoản tiết kiệm được lại không thể bù đắp được các chi phí về mặt môi trường. Đối với các cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung, các dự án mới cần ưu tiên cho các dự án sử dụng công nghiệp sạch hoặc công nghệ ít chất thải.Các cơ sở sản xuất mới phải có công nghệ ít nhất đảm bảo những yêu cầu tối thiểu về môi trường.

Giải pháp về hoàn thiện tổ chức sản xuất công nghiệp

Trước tiên tuyệt đối không bố trí khai thác ở các vùng nhạy cảm môi trường đã xác định là vùng cấm khai thác ( Cao Vân, Diễn Vọng, Đồng Ho, Hồ Yên lập, Yên Tử, Khu vực thượng nguồn các lưu vực hồ phía Bắc và Đông huyện Đông triều.) Có giải pháp di dời các khu sàng tuyển cho phù hợp. Cần xây dựng hệ thống hồ chứa nước thải , hệ thống kênh mương dẫn nước thải bằng đá vôi vì nó có khả năng trung hoà axít và làm giảm độ đục của nước từ đó sẽ làm nhạt nước và có thể tái sử dụng cho công nghiệp.

Giải pháp tổ chức xử lý chất thải công nghiệp

Đối với các khu công nghiệp cần quy hoạch xa với khu dân cư, cần bố trí để sử dụng chung kết cấu hạ tầng, xây dựng trạm nước thải tập trung và có phương án sử lý thải tập trung. Quanh bãi rác cần bố trí một mạng lưới lỗ khoan quan trắc nước dưới đất nhằm phát hiện hiện tượng nhiễm bẩn và sử lý kịp thời .Có kế hoạch trồng cây và các biện pháp hoàn nguyên bãi thải và khai trường đã ổn định.

Giả pháp vốn đầu tư

Vốn là yếu tố hết sức quan trọng trong việc đầu tư sản xuất, đưa tiến bộ công nghệ vào sản xuất công nghiệp, thực trạng cho thấy trên địa bàn đầu tư phát triển cho ngành công nghiệp còn thấp đây là một trong những nguyên nhân của tình trạng công nghệ lạc hậu, xuống cấp của một số đường giao thông chuyên dụng trong vận chuyển. Đối với các lĩnh vực yêu cầu công nghệ hiện đại cần mua sắm hiện đại ngay từ đầu, đối với việc chuyển giao công nghệ trong một số lĩnh vực nhất thiết phải chú ý đến giá trị sử dụng lâu dài, Tránh tình trạng đầu tư vào các công nghệ đã lỗi thời vừa không đạt hiệu quả sản xuất, lãng phí vốn và tốn chi phí về thời gian.

Giải pháp trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng

- Các dự án trồng rừng phải chi tiết về nguồn vốn, chủng loại cây trồng, thời gian không gian, để gắn tính trách nhiệm với các đơn vị trồng rừng, và để thuận lợi cho quản lý, kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả của dự án trồng rừng. - Rừng sau khi trồng mới phải được chăm sóc liên tục và đúng mức tránh tình trạng trồng lấy lệ, hình thức, không chăm sóc làm cho rừng sau khi trồng không có chất lượng, không phát huy được ý nghĩa, vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và cung cấp nguyên liệu.

Giải pháp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp

Lấy hệ thống tiêu chuẩn chất lượng môi trường làm căn cứ cho việc đánh giá, xét duyệt cấp giấy phép cho các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, đồng thời lấy đó làm căn cứ để ra các quyết định xử phạt vi phạm các vấn để về môi trường. Đối với các cơ sở sản xuất lớn và có tác động nhiều đến môi trường cần có hệ thống kiểm soát môi trường tự động trong các cơ sở, các cơ sở phải thường kỳ báo cáo đánh giá tác động môi trường trước cơ quan nhà nước quản lý về môi trường.

Một số biện pháp Bảo vệ môi trường theo cơ chế thị trường khi phát phát triển công nghiệp

Hiện tại ngành than đã hình thành quỹ bảo vệ môi trường với 1% giá thành sản xuất than tuy vậy theo đánh giá thì so với mức độ gây ô nhiễm của ngành than thì trích 1% là còn quá thấp.Mặt khác việc sử dụng quỹ môi trường của ngành than cũng còn nhiều bất cập cụ thể là mới chỉ có khoảng 26% quỹ này phân bổ cho các địa phương, còn lại được phân bổ trong các đơn vị ngành than thực hiện công tác bảo vệ môi trường, Nhiều hạng mục thuộc chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và phí thường xuyên trong sản xuất lại được hạch toán vào quỹ Bảo vệ môi trường vì thế mà số tiền giành cho bảo vệ môi trường càng hạn hẹp. Để có thể giữ gìn một môi trường trong sạch khi phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền, Tính trách nhiệm của các đơn vị sản xuất công nghiệp, sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức và sự ủng hộ nhiệt tình của mọi tầng lớp dân cư.