MỤC LỤC
Việt Nam vẫn là một nước đang gặp khó khăn về nguồn vốn, vì vậy, nếu đi đôi với việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu là việc tập trung ưu tiên phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì đây sẽ là động lực thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu giúp chúng ta xây dựng được một số mặt hàng có quy mô lớn, mang lại hiệu quả cao, tận dụng được lợi thế so sánh của đất nước và xây dựng được thương hiệu riêng trên thị trường thế giới.
Để thấy rừ mức độ dồi dào về lao động của Việt Nam, chỳng ta sẽ đi so sánh tỷ lệ L/K (lao động và vốn) của Việt Nam với một số nước trong khu vực và biến động của tỷ lệ L/K qua một số năm. Tuy nhiên, nếu chúng ta không chủ động tìm kiếm những lợi thế so sánh mới thì khi lợi thế về lao động đang dần mất đi, cơ cấu hàng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu đều bị ảnh hưởng.
- Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để tận dụng sự dịch chuyển công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm này, từ đó chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các sản phẩm công nghiệp. - Một mặt, chúng ta vẫn tiếp tục thu hút vốn FDI để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, mặt khác, trong khi tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài, cần chú trọng sàng lọc những công nghệ phù hợp để đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới.
- Tầm quan trọng của công nghệ cũng đặt ra yêu cầu bên cạnh việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước khác, chúng ta cũng cần tạo ra những sản phẩm xuất khẩu có đặc thù riêng mang lợi thế của Việt Nam. • Chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu và sự cạnh tranh: Những ngành có chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách của quốc gia, hoạt động trong môi trường có cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ có tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn. - Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay mới chỉ tận dụng được nguồn lực tự nhiên và lao động, hầu như chưa khai thác được đầy đủ 4 yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh, những yếu tố đảm bảo cho sự dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu một cách bền vững.
Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này đã có những tiến bộ nhất định, nhưng chưa cú sự chuyển biến rừ nột về chất, gõy ảnh hưởng khụng nhỏ đến hoạt động xuất khẩu cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Trong số những mặt hàng này, có một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh như điện tử, sản phẩm gỗ, … Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nay đã đóng vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng mạnh của kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua. Ngoài những sản phẩm nhiên liệu hay nông lâm thuỷ sản thì những mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực cũng chủ yếu dưới hình thức gia công hay lắp ráp như dệt may có tỷ lệ gia công lên đến 90%, giày dép có tỷ lệ đầu vào nhập khẩu 60-65% hay điện tử chủ yếu là lắp ráp linh kiện.
Mặc dù đã có nhiều chương trình hợp tác với các công ty nước ngoài nhằm chuyển giao công nghệ nhưng trình độ công nghệ khai thác của ngành than vẫn còn rất lạc hậu dẫn tới việc khai thác than xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng thô và còn lãng phí trong khai thác, ảnh hưởng tới an ninh năng lượng và quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu lâu dài của đất nước. Trên phân đoạn thị trường này, chúng ta đã thâm nhập được và có năng lực cạnh tranh khá tốt, thể hiện ở những trường hợp chúng ta thắng thầu cung cấp gạo cho các nước Phillipin, Irắc … Lợi thế cạnh tranh đó chủ yếu được tạo nên từ chi phí lao động thấp và nguồn đất đai màu mỡ sẵn có. Tuy đã có những tiến bộ nhất định nhưng chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều nhược điểm về độ đồng đều, tạp chất nhiều, tỷ lệ gạo đặc sản thấp so với gạo của một số nước như Thái Lan xuất phát từ một số nguyên nhân như: người dân thường sử dụng những giống gạo đem lại năng suất cao mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng gạo; sản xuất gạo còn manh mún và phân tán nên chât lượng gạo thường không đồng nhất; tổn thất sau thu hoạch thường cao do công nghệ lạc hậu.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngoài dầu thô còn có dệt may, thuỷ sản, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ… Với cơ cấu này, chúng ta đã bước đầu thực hiện được mục tiêu cải biến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên, năng lực cạnh tranh được cải thiện theo hướng công nghệp hoá, hiện đại hoá. Nhiều ngành công nghiệp mang tính chất nền tảng cho các ngành khác chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng như luyện kim, hoá dầu, chế tạo máy, do vậy các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng chế biến cao lại phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu và linh kiên nhập khẩu. - Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ kéo dài quá lâu, dẫn đến tình trạng là tất cả cách doanh nghiệp, các địa phương các ngành đều dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, không chủ động mở rộng kinh tế đối ngoại, không chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng ra thị trường thế giới, để phát huy tối đa lợi thế của đơn vị mình và tận hưởng những thành tựu to lớn từ thị trường thế giới.
27 Nếu như kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô mô tả sự vận động của nền kinh tế thì Kinh tế lượng cung cấp các phương pháp phân tích về mặt lượng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế cùng với sự tác động qua lại giữa chúng dựa trên cơ sở các số liệu thu nhập từ thực tế nhằm củng cố thêm các giả thiết kinh tế từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. Sau khi đã loại bỏ các biến độc lập mà kết quả ước lượng không phù hợp với lý thuyết kinh tế, các số liệu được lựa chọn cuối cùng được sử dụng để tính toán là những dữ liệu liên quan đến: kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam; GDP trung bình của các nước phát triển (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam); số lượng lao động trong ngành; nguồn vốn Nhà nước cũng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành này. Căn cứ vào các nguồn dữ liệu và qua quá trình nghiên cứu có thể thấy rằng Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đều thành công trong quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến nhờ cải cách cơ cấu kinh tế, đầu tư hợp lý và hiệu quả, nâng cao trình độ lao động.
Định hướng phát triển đối với nhóm hàng này trong giai đoạn tới là chuyển dịch cơ cấu ngay trong ngành nông nghiệp: (1) Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân sẽ giảm xuống 16% (so với 21% năm 2005). Đây là những ngành khai thác được lợi thế về năng lực sản xuất, giá cả, thị trường…Định hướng chung là phải chuyển dịch theo hướng tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm dần tỷ lệ gia công, tăng cường khâu thiết kế, nâng cao trình độ lao động, tăng cường chuyển giao công nghệ và máy móc trang thiết bị. Những dự báo về triển vọng cung cầu cho thấy thị trường thuỷ sản toàn cầu sẽ thiếu hụt khoảng 9,4 triệu tấn vào năm 2010, sẽ đẩy mức giá xuất khẩu mặt hàng này lên trung bình 3,0%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2010.
Khai thác lợi thế về lao động dồi dào, rẻ và có tay nghề cũng như các biện pháp bảo hộ thị trường của Chính phủ để sản xuất thay thế nhập khẩu, cạnh tranh với sản phẩm của nước ngoài tại thị trường Nhật Bản, lấy thoả mãn nhu cầu nội địa làm mục tiêu phát triển trước hết. Có thể nói sự phát triển hợp lý ngành sử dụng nhiều sức lao động cú sức cạnh tranh rừ rệt trờn thị trường quốc tế; đầu tư vào các ngành kỹ thuật mới mang tính chiến lược; đẩy nhanh điều chỉnh và nâng cấp cơ cấu ngành, nâng cao hàm lượng kĩ thuật và giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của Trung Quốc. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan đã được thực thi rất hiệu quả, đó là: duy trì chính sách tỷ giá cạnh tranh và ổn định, chính sách ổn định giá, chính sách cơ sở hạ tầng và công nghiệp tập trung và chính sách thuế quan.
Cũng cần lưu ý rằng việc Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu không được tạo ra một kênh bao cấp mới từ Nhà nước cho doanh nghiệp, mà chỉ là các hỗ trợ để khuyến khích doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu, bảo đảm không ảnh hưởng đến tín dụng thương mại và hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng. - Xây dựng và ban hành danh mục ngành nghề đào tạo, đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác. - Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề bậc cao theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ: thông tin, sinh học, vật liệu mới, chế tạo máy, tự động hoá và một số ngành phục vụ nông nghiệp trong nước phục vụ cho những ngành nghề mang tính chất chuyển đổi cơ cấu kinh tế tiên tiến.