Tổ chức và hoàn thiện lực lượng lao động hướng dẫn viên du lịch tại Công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội

MỤC LỤC

Khái niệm du lịch và kinh doanh du lịch

Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước (Điều 1 Pháp lệnh du lịch số 11/1999/PL-UBTVQH10). Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch (các công ty lữ hành hoặc các đơn vị có chức năng kinh doanh lữ hành) được thực hiện chủ yếu thông qua Hướng dẫn viên nhằm tổ chức đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn, giúp đỡ khách du lịch giải quyết toàn bộ những vấn đề phát sinh trong quá trình đi du lịch, đảm bảo thực hiện những mong muốn, nguyện vọng của họ theo một chương trình du lịch cá nhân tự chọn hoặc tập thể đã được hoạch định trước trên cơ sở các thoả thuận hợp đồng đã được ký kết.

Khái niệm và vai trò của Hướng dẫn viên du lịch

Nhưng nghề hướng dẫn khác với nghề phiên dịch là bản thân người Hướng dẫn viên phải có tri thức tổng hợp ( kinh tế , xã hội, lịch sử…) để tự giới thiệu với khách, có trách nhiệm mọi mặt về đoàn khách- là người tổ chức đối với đoàn khách du lịch, người hướng dẫn luôn đứng ở mũi nhọn trong các cuộc tiếp xúc gặp gỡ giữa phía Việt Nam (đại diện công ty du lịch) với khách du lịch nước ngoài. Hơn nữa, họ có thể tò mò về những vấn đề khá tế nhị như vấn đề nhân quyền hoặc vấn đề chính trị như về Đảng cộng sản và vai trò của Đảng, về cách giải quyết vấn đề dân tộc của nước ta… Hướng dẫn viên phải bằng những lời lý luận của mình xoá đi những nhìn nhận không đúng của khách du lịch về đất nước của mình.

Đặc điểm lao động của Hướng dẫn viên du lịch và một số yêu cầu đối với họ

Trong suốt quá trình thực hiện chương trình du lịch Hướng dẫn viên luôn phải tự đặt mình vào trạng thái luôn luôn sẵn sàng phục vụ bất cứ thời gian nào, với khối lượng công việc lớn và thời gian không định mức (nhiều khi ngay cả ban đêm có chuyện bất thường Hướng dẫn viên cũng phải làm việc phục vụ khách, chẳng hạn một khách bị ốm hay phàn nàn về sự ồn àn muốn đổi phòng). Họ quen làm việc đúng giờ và lấy đó làm nguyên tắc làm việc (thậm chí là một chuẩn mực về phép lịch sự), chín chắn, lịch sự chân thành trong chữ tín, khiêm tốn (khi được khách khen gợi thì không lâý đó làm điều kiện thoả mãn, đặc biệt khi trả lời các câu hỏi của khách không được tỏ ra là câu hỏi đó quá dễ đối với mình, không được tỏ ra đã biết hết rồi khi khách góp ý), gọn gàng (biết ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, thể hiện được con người có thẩm mỹ).

DU LỊCH VIỆT NAM – HÀ NỘI

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM – HÀ NỘI

Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội được thành lập trên cơ sở chuyển đổi cơ quan Văn phòng Tổng Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, có thuận lợi cơ bản là tiếp thu và duy trì mối quan hệ với các hãng du lịch quốc tế là bạn hàng trong những năm qua của Tổng Công ty Du lịch Việt Nam. Ngoài ra còn tiếp nhận kinh doanh khách sạn, vận chuyển, làm đại lý bán vé máy bay … (tháng 12/2001 đã mua lại khách sạn Thuỷ Tiên (Vịnh Hạ Long) mà trước kia đã liên doanh với Công ty Du lịch Quảng Ninh cùng đầu tư xây dựng). Trong quá trình hoạt động dù gặp không ít khó khăn Công ty vẫn nỗ lực vượt qua, hoàn thành nhiệm vụ được giao và ngày càng phát triển, góp phần khiêm tốn vào sự nghiệp chung của toàn ngành Du lịch Việt Nam và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG HƯỚNG DẪN

    Phòng có nhiệm vụ là thực hiện chớnh sỏch, chế độ kế toỏn của Nhà nước; theo dừi và phản ỏnh tỡnh hỡnh sử dụng vốn, tài sản của Cụng ty; hạch toỏn, theo dừi sổ sỏch; lờn bỏo cỏo kế toán định kỳ; lập kế hoạch, dự án kinh doanh của Công ty; thực hiện báo cáo thống kê nhanh, chính xác cho các cơ quan chức năng của Nhà nước và Tổng cục; theo dừi thị trường, thu thập thụng tin, bỏo cỏo và đề xuất kịp thời với lãnh đạo của Công ty. Cỏc ứng viờn được tuyển vào bộ phận hướng dẫn đều là những người thông thạo ngoại ngữ; có trình độ giao tiếp, hiểu biết về đối tượng khách; có trình độ văn hóa tốt, hiểu biết về xã hội và phải cập nhật thông tin, có những hiểu biết tốt về tất cả các lĩnh vực và tuyến điểm của mình; có ngoại hình ưa nhìn, đáng tin cậy; có sức khoẻ tốt; có phương pháp hướng dẫn tốt, linh hoạt, lôi cuốn, với những phong cách, động tác, giọng nói, cách thức cư xử; và phải luôn là người lạc quan, vui vẻ yêu đời, khôi hài, lịch sự, không định kiến. Trong công tác sử dụng Hướng dẫn viên du lịch, vấn đề tiết kiệm hợp lý về chi phí hướng dẫn như việc sử dụng một số cán bộ nhân viên có khả năng trong các phòng chuyên môn trực tiếp đi hướng dẫn các đoàn khách, vừa có tác dụng tích cực trong việc phấn đấu giảm giá thành tour du lịch, tăng thêm sức hấp dẫn về giá cả đối với bạn hàng, tạo thêm sức cạnh tranh trên thị trường hiện nay, lại vừa là hình thức đào tạo, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho một số anh chị em sẵn có ngoại ngữ.

    Bảng 1 : Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty Du lịch
    Bảng 1 : Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty Du lịch

    Phòng b

    NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN THÁO GỠ Ở CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM – HÀ NỘI

      Chính vì vậy Ban lãnh đạo Công ty đã thường xuyên chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau để đạt được cùng mục tiêu là cung cấp cho khách những dịch vụ tốt nhất theo đúng chương trình, kế hoạch; cùng nhau tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn khách quan, hạn chế tới mức thấp nhất sự than phiền của khách. Soát lại khâu mua sắm văn phòng phẩm, kiên quyết cắt giảm những nhu cầu không cần thiết, động viên cán bộ nhân viên ở các Phòng TTQT tăng cường sử dụng thư điện tử thay cho dùng điện thoại quốc tế để giảm cước phí, kiểm soát các cuộc gọi điện thoại mất nhiều thời gian và có mức cước phí cao đột biến … Qua 3 tháng thực hiện, Công ty đã cắt giảm được đáng kể các chi phí về hành chính. Ngoài ra, cần chú ý hơn nữa đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty, nhất là số cán bộ nhân viên ở phòng Thị trường, phòng Điều hành và phòng Hướng dẫn để họ có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về thị trường cũng như các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, lịch sử dân tộc (trong đó có cả lịch sử đất nước của các đối tượng khách du lịch mà Công ty phục vụ) … để có điều kiện và khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trước yêu cầu mới và phát triển đơn vị nhằm đẩy nhanh, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới.

      Bảng 4 : Kết quả kinh doanh của Công ty Du lịch
      Bảng 4 : Kết quả kinh doanh của Công ty Du lịch

      LAO ĐỘNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

      • MỘT SỐ GIẢI PHÁP, NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH

        - Ngoài ra, do đặc điểm lao động của Hướng dẫn viên là cường độ lao động cao, chịu sức ép lớn về mặt tâm lý, thường xuyên phải xa gia đình và luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ trong khi những người khác thì chơi, nên Công ty cần có sự sắp xếp bố trí hợp lý để giảm sức ép công việc trong công tác hướng dẫn của Hướng dẫn viên, nếu cần có thể tạo điều kiện cho họ được thuyên chuyển sang làm công việc khác, bộ phận khác, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng chương trình du lịch. Trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân, Du lịch phải được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn; cần phải đầu tư trùng tu, nâng cấp, phục hồi các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử – văn hoá; đầu tư cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; giáo dục nhận thức về du lịch cho cộng đồng; có chiến lược sản phẩm phù hợp; coi trọng công tác quảng bá, tranh thủ mọi cơ hội và phối hợp với mọi ngành có thể phối hợp được để làm cho thế giới biết đến sản phẩm du lịch Việt Nam. Song với những kiến thức lý luận cơ bản được học ở trường, kết hợp với những số liệu, tình hình và kết quả đạt được trong thực tiễn hoạt động của Công ty Du lịch Việt Nam – Hà Nội, tác giả xin tổng kết, đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, đồng thời có đề xuất một số ý kiến nhằm góp thêm vào tiếng nói chung của Công ty với mong muốn có sự đẩy mạnh hơn nữa khả năng kinh doanh, xây dựng đơn vị vững mạnh và không ngừng phát triển đi lên, xứng đáng là một trong những công ty lữ hành mạnh của ngành Du lịch Việt Nam.