Thực trạng chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trĩ tại bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc

MỤC LỤC

Nghiên cứu về thực trạng chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trĩ trên thế giới và Việt Nam

- Xuất phát từ nước Anh PT Whitehead do Whitehead công bố năm 1882 với nguyên tắc lấy toàn bộ búi trĩ và niêm mạc OHM bằng bốn đường rạch dọc theo trục hậu môn, sau đó đính niêm mạc phần trực tràng lành với da hậu môn, tuy có ưu điểm là rất triệt để nhưng hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ, hậu môn luôn tiết dịch lại là mối lo ngại cho các PTV cũng như người bệnh [28], [70], [89]. Nghiên cứu với hai nhóm: nhóm chứng và nhóm nghiên cứu trong thời gian từ 12/2002 đến 9/2003, qua thăm khám tác giả không đưa và nghiên cứu các BN đang mang thai, suy tim, xơ gan gây ra trĩ triệu chứng, BN ung thư trực tràng, ung thư vùng chậu, BN đã có tiền sử tiêm xơ, hẹp hậu môn.

Nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về quy trình chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trĩ

Thăm khám bao gồm kiểm tra kỹ thuật số và soi hậu môn, quanh hậu môn cần được thám sát để phát hiện các bệnh phối hợp như da thừa hậu môn, trĩ ngoại, viêm da do rỉ dịch, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn….Thăm khám kỹ thuật số có thể phát hiện các u bất thường ở vùng hậu môn trực tràng, tình trạng hẹp hậu môn, đánh giá tình trạng cơ thắt hậu môn, phì đại tuyến tiền liệt. Nếu có nghi ngờ ung thư phải tiến hành cho chụp khung đại tràng có barite (lavement baryte), tốt nhất soi đại tràng ống mềm hoặc gửi lên tuyến cao hơn làm chẩn đoán trước khi quyết định mổ điều trị trĩ..Không nên kê đơn điều trị lỵ, rối loạn tiêu hóa..khi chưa loại trừ được tổn thương ác tính.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • PT phối hợp (lấy da thừa, cắt polyp...) nếu có

    Để mô tả được thực trạng chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trĩ chúng tôi nghiên cứu đánh giá về năng lực chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trĩ, thực trạng về con người (nội soi tiêu hóa, gây mê, GPB, ngoại khoa), phương tiện- trang thiết bị (nội soi tiêu hóa, gây mê, GPB, ngoại khoa) phục vụ cho chẩn đoán và điều trị PT trong 6 tháng đầu năm 2009. Các chỉ tiêu chung đối với các bác sĩ (BS) và kỹ thuật viên bệnh viện thuộc các chuyên ngành phục vụ cho chẩn đoán và điều trị PT trĩ (ngoại khoa, nội soi tiêu hóa, gây mê, GPB): số lượng, trình độ (đại học, định hướng, chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, tiến sĩ), nơi đào tạo (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng).

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Thực trạng chẩn đoán, điều trị phẫu thuật bệnh trĩ tại 12 bệnh viện tỉnh miền núi và biên giới phía Bắc giai đoạn

    Phần lớn điều dưỡng ngoại khoa tại 12 BVĐK tỉnh được đào tạo tại các trường Trung cấp hoặc Cao đẳng Y tế của tỉnh. Ngoài phẫu thuật trĩ các phẫu thuật viên còn thực hiện được các kỹ thuật mổ mở điều trị viêm ruột thừa, sỏi mật. Số lượng các bác sĩ có công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học đã được đăng báo (tỷ lệ BS có công trình nghiên cứu, báo cáo).

    Thực trạng về năng lực chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trĩ tại các BVĐK tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc giai đoạn 6 tháng đầu năm 2009.

    Bảng 3.2. Nơi đào tạo nguồn nhân lực khoa Ngoại
    Bảng 3.2. Nơi đào tạo nguồn nhân lực khoa Ngoại

    Ứng dụng quy trình chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trĩ tại một số BVĐK tỉnh miền núi và biên giới phía Bắc

    Đánh giá các yếu tố liên quan trước phẫu thuật về tuổi trung bình, giới tính, các triệu chứng đau hậu môn, cận lâm sàng, bệnh phối hợp cho thấy không có sự khác biệt về thống kê khi so sánh giữa 2 nhóm bệnh nhân được phẫu thuật theo phương pháp Milligan- Morgan và phương pháp Longo (p >. Hai nhóm bệnh nhân được phẫu thuật theo hai phương pháp Milligan- Morgan và Longo được coi như tương đồng và có thể so sánh được. Có sự khác biệt về trung bình thời gian sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật giữa 3 nhóm phương pháp phẫu thuật với độ tin cậy 99%.

    Chảy máu sau mổ gặp ở cả 2 phương pháp phẫu thuật, phẫu thuật Longo chiếm 1,3%, phẫu thuật Milligan- Morgan chiếm 2,5%.

    Bảng 3.29. Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu (n= 522).
    Bảng 3.29. Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu (n= 522).

    BÀN LUẬN

      Tuy nhiên kiến thức về bệnh trĩ tại các bài giảng bệnh học Ngoại khoa ở các trường đại học Y trong cả nước đối với đối tượng là bác sỹ đa khoa chúng tôi chưa thấy có, hầu hết chỉ dành cho đối tượng sau đại học, như vậy theo bảng 3.1 về nhân lực chỉ có 67/83 BS học sau đại học tại 12 BVĐK tỉnh là các PTV được trang bị kiến thức về bệnh trĩ đầy đủ cả về lý thuyết lẫn thực tế lâm sàng. Tại các tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc đã có một vài nghiên cứu điều tra dịch tễ đối với một số bệnh lý, ví dụ nghiên cứu của Nguyễn Văn Sơn [46] về các yếu tố nguy cơ còi xương dinh dưỡng ở trẻ em dưới 3 tuổi tại một số vùng miền núi phía Bắc (Thái Nguyên, Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bỡnh, Lai Chõu); nghiờn cứu của Nguyễn Vừ Kỳ Anh [1] tỡm hiểu mối liờn quan giữa một số yếu tố môi trường sống và tình hình sức khỏe, bệnh tật ở học sinh tiểu học ở Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên và Yên Bái;. Thống kê về nhân lực là các nhân viên trong biên chế của khoa GPB tại 12 BVĐK tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc cho thấy, có 4 thạc sĩ trong đó có 2 người được đào tạo chuyên ngành (Lào Cai, Bắc Giang), 1 BS mới nhập học tại Trường đại học Y Hà Nội (Cao Bằng), 1 thạc sĩ chuyên ngành điều trị ung thư, có 3 tháng học cơ bản về chẩn đoán GPB tại bệnh viện K, hiện là biên chế tại khoa GPB (Bắc Cạn) (Bảng 3.7).

      Vòng cắt sau PT Longo cho biết kỹ thuật có đảm bảo cắt một vòng niêm mạc, dưới niêm mạc trên đường lược hay không với kết quả bệnh phẩm có hay không có hình thái biểu mô lát tầng không sừng hóa ở hai đầu diện cắt; sự hiện diện của búi trĩ trên vòng cắt chứng tỏ một phần búi trĩ đã được cắt bỏ và phần trĩ còn lại được treo cố định lên cao vào lớp dưới niêm mạc trực tràng; bệnh phẩm có mặt của cả hai lớp cơ trực tràng và thanh mạc đồng nghĩa với việc BN đã được cắt đoạn trực tràng thấp,…. Tại một thông báo về kết quả PT đối với BN trĩ tắc mạch nghiên cứu tại bệnh viện Việt Đức, Trịnh Hồng Sơn cho biết toàn bộ các BN vào viện vì đau hậu môn, sau khi được chẩn đoán trĩ tắc mạch thì không điều trị bảo tồn mà được phẫu thuật cấp cứu áp dụng PT Longo, trong PT không can thiệp vào các búi trĩ tắc mạch; kết quả bước đầu cho thấy phương pháp Longo giúp bệnh nhân giảm đau nhanh chóng, thời gian nằm viện ngắn. Tại Israel, nhóm các tác giả ở trường đại học Tel Aviv (2007) nghiên cứu vòng cắt sau PT Longo và đối chiếu với kết quả sớm và trung hạn sau mổ ở 234 trường hợp trĩ độ 3 và độ 4, kết quả có 47% các trường hợp là biểu mô tuyến, 52% có sự kết hợp của biểu mô tuyến và biểu mô vảy, 1% trường hợp toàn biểu mô vảy, cơ trơn trong vòng cắt (cơ vòng và cơ dọc) chiếm 77,6%, không thấy có cơ (22,4%), nhóm tác giả cho rằng loại biểu mô có mặt trong vòng cắt phản ánh vị trí của đường ghim với đường lược, nếu sự có mặt của biểu mô tuyến trong vòng cắt chỉ ra rằng đường ghim nằm hoàn toàn trên đường lược, còn trong bệnh phẩm là sự kết hợp giữa biểu mô tuyến và biểu mô vảy thì có thể nói rằng đường ghim đã nằm ở đường lược hay vùng chuyển tiếp.

      KIẾN NGHỊ

      Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Quang Hùng, Nguyễn Duy Thức, Vũ Tuấn Anh, Mùi Quý Chiến, Nguyễn Hoàng Hòa, Nguyễn Hữu Hảo, Nguyễn Thị Hà, Trần Văn Huần (2006), "Một số nhận xét bước đầu qua 98 ca mổ trĩ bằng phương pháp Longo cải tiến với dụng cụ Mỹ hoặc Trung Quốc tại bệnh viện Tràng An", Tạp chí hậu môn trực tràng học (7), tr. Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Xuân Hùng, Hoàng Đình Lân, Phan Hoài Trung, Nguyễn Duy Thức (2004), “Nghiên cứu bệnh trĩ ở các tỉnh phía bắc Việt Nam và các biện pháp phòng bệnh- điều trị”, Tạp chí hậu môn trực tràng học (6), tr 3-15. Đặng Quốc Quân (2012), Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh, mô bệnh học của bệnh phẩm và đánh giá kết quả sớm điều trị trĩ hỗn hợp độ III, độ IV bằng phẫu thuật Longo tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Học viện quân y.

      Trịnh Hồng Sơn, Đào Đức Dũng, Bùi Trung Nghĩa, Nguyễn Thành Khiêm, Quách Văn Kiên, Trần Nhật Hùng, Phạm Tiến Biên, Đỗ Văn Giang, Nguyễn Lập Cầu, Nguyễn Huy Tiến, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Hưng Đạo, Nguyễn Nguyên Đông (2012), “Tình hình chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trĩ tại một số tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 1/2009- 6/2009.

      NGUYỄN HOÀNG DIỆU

      NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TRĨ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

      LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC