MỤC LỤC
Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu như: sách “Những vấn đề chính trị, kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXT" của Trần Khánh (2006) [89] đã tập trung xem xét ĐNA trong các vòng xoáy chiến lược tạo nên bởi xu thế toàn cầu hóa và sự thay đổi địa chính trị khu vực; chuyển động phức tạp của ASEAN hiện nay;. Sách “Tri thức Đông Nam Á” của Lương Ninh và Vũ Dương Ninh (2008) [144] và sách chuyên khảo “Địa chính trị thế giới” của Nguyễn Thị Quế và Ngô Thúy Hiền (2014) [154] đã trình bày những kiến thức cơ bản về đặc điểm địa lý tự nhiên, lịch sử và văn hóa và quá trình vận động địa - chính trị của ĐNA, qua đó giúp tác giả luận án có cơ sở phân tích, giải thích các diễn biến chính trị trên nền của các yếu tố địa lý, sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa yếu tố địa lý và chính trị đối với sự phát triển quốc gia, khu vực.
Các công trình nghiên cứu này đã đã đưa ra những đánh giá về vai trò của Biển Đông không chỉ liên quan đến lợi ích của các nước ASEAN và Trung Quốc, mà còn gắn liền với lợi ích nhiều mặt của các cường quốc cũng như nhiều nước khác ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ. Đây là những nghiên cứu quan trọng giúp tác giả khái quát bối cảnh quốc tế, khu vực CA-TBD và ĐNA hiện nay, từ đó phân tích sâu sắc hơn lý do nào đã khiến Mỹ và Trung Quốc điều chỉnh chiến lược ở ĐNA tạo nên những ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của các quốc gia trong khu vực.
Ngoài ra, còn có một số bài báo viết về vấn đề này như: Bài “Xu hướng và bản chất của quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ sau Chiến tranh lạnh" của tác giả Trần Khánh (2014) [96], nhận định rằng: trong hai thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục thiếu ổn định và tính cạnh tranh ngày càng lớn trên tất cả các mặt, trong đó tính chất tranh thủ, lợi dụng lẫn nhau giảm đi, tính kiềm chế, xung đột lợi ích nhất là về kinh tế, an ninh quân sự và địa chính trị tăng lên chứa đựng nhiều nguy cơ bất ổn không chỉ cho họ mà còn cho cả ĐNA và nhân loại. Các bài báo đề cập đến việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm đối với ĐNA như: bài “Bàn về sức mạnh của Trung Quốc” của tác giả Ngô Xuân Bình (2008) [11], bài ‘ ‘Xu hướng gia tăng hợp tác kinh tế và chiến lược của Trung Quốc với Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXF của tác giả Trần Khánh và Đàm Huy Hoàng (2014) [96], bài “Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở khu vực Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn Thu Phương [148] và hai tác giả Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thu Hiền (2014) có bài “Học viện Khổng Tử và một số khuyến nghị đối với Việt Nam’" [149] đã khái quát xu hướng gia tăng hợp tác kinh tế và văn hóa của Trung Quốc với ĐNA thông qua việc lập các thể chế và thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương giữa Trung Quốc với khu vực này, đồng thời cũng cảnh báo cuộc.
Bài “Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Mi-an-ma từ năm 2009 đến nay” của tác giả Nguyễn Thu Mỹ và Đàm Huy Hoàng (2016) [129] đã phân tích ảnh hưởng cạnh tranh Mỹ - Trung tại Myanmar đã đem lại cho đất nước này nhiều cơ hội trước hết là từng bước dỡ bỏ trừng phạt kinh tế với Mỹ và các nước phương Tây, phục hồi quan hệ ngoại giao với các bên liên quan. Thứ hai là, Myanmar không còn bị xem là “chư hầu” của Trung Quốc mà là quốc gia độc lập có chủ quyền và đang nỗ lực vươn lên trên con đường dẫn tới dân chủ và phồn vinh. Theo các tác giả cho rằng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đã tạo cho các quốc gia ĐNA có cơ hội tiếp xúc nhiều nguồn vốn, nguồn đầu tư từ hai cường quốc này. Tuy nhiên, ĐNA cũng đứng trước thách thức suy yếu liên kết nội khối của ASEAN, tăng thêm cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, ảnh hưởng đến ngoại giao song phương và đa phương.. Các công trình nghiên cứu này đã giúp tác giả có cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để nhìn nhận, đánh giá tác động của sự gia tăng can dự cạnh tranh Mỹ - Trung đến các nước trong khu vực, nhất là đến độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc. Châu Á - Thái Bình Dương) (Columbia University, New York, 2003) [243] cho rằng tranh chấp giữa các nước ở Biển Đông sẽ lôi cuốn sự quan tâm của các nước lớn ngoài khu vực, nhất là Mỹ. Trên báo và tạp chí quốc tế có rất nhiều bài viết về vấn đề này như: Tác giả David Capie và Paul Evans trong bài “The Asia - Facific Securities Lexicon” (Từ điển an ninh Châu Á - Thái Bình Dương), (2002) [238] và bài viết “Seeking Security in Dragon ’s shadow: China and Southeast Asia in the Emerging Asian Order” (Tìm kiếm an ninh dưới bóng con rồng: Trung Quốc và Đông Nam Á trong trật tự Châu Á mới nổi), của tác giả Amitar Acharya ( 2003) [226] chỉ ra rằng, cạnh tranh giữa các nước lớn ở ĐNA, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc đều có liên quan trực tiếp đến an ninh ở ĐNA, CA - TBD.
Đề cập đến đối sách của các nước tại khu vực phải kể đến sách “Hợp tác liên kết ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt Nam’" của các tác giả Nguyễn Hoàng Giỏp, Nguyễn Hữu Cỏt và Nguyễn Thị Quế (2006) [48] đó gúp phần làm rừ thờm những bước phát triển mới và triển vọng của quá trình phát triển hợp tác, liên kết ASEAN sau Chiến tranh lạnh trong một số lĩnh vực chủ yếu, đồng thời cũng nêu bật sự tham gia và đóng góp của Việt Nam đối với quá trình này. Trên các tạp chí và báo có các viết tiêu biểu như: Tác giả Lương Văn Kế (2014) với bài "Tính chất địa chính trị của liên kết song phương Việt Nam với các nước láng giềng" [88] đã cho rằng tạo mối quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng là một trong các nguyên tắc lớn của truyền thống chính sách đối ngoại; tạo dựng quan hệ đồng minh với láng giềng để cùng nhau phát triển và bảo vệ tổ quốc.
(Tìm kiếm phản ứng của Đông Nam Á trước tham vọng thống trị của Trung Quốc), của tác giả Patrick Cronin (2015) [253] và bài “South China Sea Crisis How should the US Respond" (Khủng hoảng Biển Đông Mỹ nên hành xử như thế nào), của tác giả Richard Javad Heydarian (Philippines), (2015) [258], cho rằng giải pháp là các nước ASEAN cần phải đoàn kết nhiều hơn nữa trước những hành động nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, người viết luận án còn nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu trên các trang mạng điện tử, của các hãng thông tấn, truyền thông có uy tín như: Thông tấn xã Việt Nam, Vietnamnet, Vietnamplus, Nghiên cứu Biển Đông, Nghiên cứu Quốc tế, website Tổng cục Thống kê, Foreign Affairs, National Interest, Washington Post, New York Times, Reuters.
Với ba đặc điểm này, có thể hiểu khái niệm “cạnh tranh chiến lược” trong QHQT nh ư sau: Cạnh tranh chiến lược là sự ganh đua, đấu tranh của một nước hoặc liên minh các nước với đối thủ của mình về phương châm, phương cách, chính sách và mưu lược được hoạch định trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra để giành phần hơn, phần thắng về vị thế, quyền lực, sự ảnh hưởng hay lợi ích trên toàn phương diện. Nghiên cứu về ĐLDT, PGS.TS Thái Văn Long cho rằng: ĐLDT là cái đích trực tiếp của công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, đô hộ và xâm lược từ bên ngoài để khẳng định quyền làm chủ đất nước và quyền phát triển của dân tộc, là sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, là sự độc lập và tự chủ trong mối quan hệ với các quốc gia dân tộc khác với cộng đồng quốc tế, là ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân [110, tr.81].
Thái Lan, Brunei, Campuchia là nước theo chế độ quân chủ lập hiến; Indonesia, Philippines, theo chế độ cộng hòa tổng thống; Việt Nam, Lào là nước xã hội chủ nghĩa; Singapore là nước cộng hòa theo chế độ nghị viện; Myanmar đã tiến hành những cải cách chính trị từ chế độ độc tài chuyên chế sang chế độ dân chủ, theo hướng đa nguyên, đa đảng. Sau chiến tranh lạnh, các nước trong khu vực đã tăng cường đoàn kết, tập hợp lực lượng trên các diễn đàn quốc tế, đấu tranh mạnh mẽ đòi các nước lớn điều chỉnh chính sách cụ thể, bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế, tự do lựa chọn con đường phát triển riêng cho dân tộc mình, chống áp đặt các điều kiện và can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực.
Sự gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực cùng một loạt hành động như: sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền bạc thâu tóm các công ty hàng đầu thế giới, kể cả các công ty của Mỹ, tăng cường đầu tư quốc phòng, ngăn cản hoạt động thám hiểm đại dương, ngăn cản hoạt động của Mỹ ở Biển Đông, phản đối đề xuất của Mỹ về cắt giảm khí thải và kiên quyết không tăng giá đồng nội tệ của mình. Nếu chiếm được Biển Đông cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc sẽ tạo cho mình “đồn biên phòng trên biển”, “chiến hào phòng vệ”, vành đai bảo vệ đất liền vững chắc, từ đó khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc, phá vỡ vòng cung bao vây chiến lược của Mỹ, đồng thời loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực.
Sự dính líu, can thiệp quá nhiều vào các cuộc xung đột trên thế giới, mở thêm nhiều căn cứ quân sự ở ĐNA và Trung Á làm cho lực lượng không tập trung, tốn kém về tiền bạc, sự bế tắc trong cuộc chiến Iraq và đặc biệt nghiêm trọng là các cuộc chiến này bị nhiều nước lên án và nước Mỹ là mục tiêu tấn công của các thế lực thù địch và đối thủ cạnh tranh. Cấu trúc đang chuyển biến của hệ thống quốc tế và sự khác biệt của thể chế chính trị của Mỹ và Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh chiến lược giữa hai nước này diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt nhằm giành quyền lực, ảnh hưởng.
Ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược của Mỹ - Trung cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực văn hóa tư tưởng, đã kéo theo lối sống sùng bái nước ngoài, văn hóa “lai căng”, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc làm xói mòn bản sắc dân tộc, đạo đức xã hội bị tha hóa, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ chạy theo vật chất được khích lệ, các sản phẩm “văn hóa” độc hại có cơ hội phát triển, nảy sinh tệ nạn xã hội, đạo đức lối sống xuống cấp, mâu thuẫn gia đình diễn biến phức tạp, những giá trị tinh thần, tình cảm cộng đồng không còn được coi trọng gây tác hại nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia, làm biển đổi bản chất con người và xã hội. Với chính sách tạo điều kiện, cấp học bổng, khuyến khích người dân tại khu vực ĐNA đi du học, học nghề của Mỹ và Trung Quốc đã giúp các nước này có được những chuyên gia đầu ngành có triển vọng, đội ngũ trí thức được tăng lên, trình độ của người lao động có thêm nhiều kiến thức, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc vận hành máy móc hiện đại, áp dụng được những khoa học, kỹ thuật tiên tiến bậc nhất của thế giới, lĩnh vực giáo dục đào tạo và phát triển khoa học kỹ thuật được nâng cao, giúp các nước tại khu vực tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, văn minh của thế giới để đẩy mạnh cải cách chính trị trong nước theo hướng ngày càng tiếp cận với những giá trị chung của nhân loại.
Mỹ tập trung mũi nhọn vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước để chia rẽ nội bộ Đảng và giữa Đảng với nhân dân; tiếp tay cho các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị cùng những kẻ thoái hoá, biến chất ra sức xuyên tạc, bóp méo sự thật trên những vấn đề nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc, kích động nhân dân gây mất ổn định chính trị - xã hội, gây hoang mang, dao động, đánh mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ, vào sự nghiệp đổi mới. Những hành động gây hấn, bắt bớ, đánh chìm tàu của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, đem lại cảm giác sợ hãi bất an cho những người ra khơi xa làm cho việc đánh bắt hải sản xa bờ của các doanh nghiệp và ngư dân ta đang trở nên khó khăn hơn; làm cho ngư dân Việt Nam ngại ra biển xa, làm sản lượng đánh bắt cá ngày càng giảm và thiệt hại này không chỉ là vật chất hay kinh tế, mà là sự sống còn lâu dài của bà con ngư dân Việt Nam [47, tr.295], là việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Về lâu dài, phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm an sinh xã hội là đối sách chiến lược, Việt Nam cần xây dựng một nền kinh tế phát triển, tăng cường phát triển kinh tế biển phải gắn chặt với bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân gắn với phát triển kinh tế; tăng cường quốc phòng vững mạnh, hiện đại; lực lượng quốc phòng hùng mạnh, đặc biệt là lực lượng hải quân và không quân phải được trang bị những vũ khí và phương tiện hiện đại nhất đủ sức ngăn chặn mọi cuộc tiến công xâm lược từ bên ngoài, bảo vệ ngư trường để các ngư dân yên tâm bám biển ngoài việc phát triển kinh tế biển thì mỗi ngư dân là một chiến sỹ bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc; bảo vệ các công ty dầu khí nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí trong thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Việt Nam cần tăng cường giao lưu văn hóa, tích cực quảng bá hình ảnh tốt đẹp của mình ra toàn thế giới làm cho thế giới hiểu biết đúng về Việt Nam, có thiện cảm và ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và củng cố ĐLDT; tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú hơn, tiến bộ hơn nền văn hóa dân tộc, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tăng cường kết nối, hỗ trợ với đồng bào xa Tổ quốc tạo mọi điều kiện thuận lợi để Việt kiều quay trở lại Việt Nam đầu tư và xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn thông qua đó củng cố lòng yêu nước, tự hào dân tộc của những người Việt Nam ở nước ngoài.