Phân tích thể loại truyện lịch sử qua tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng

MỤC LỤC

Các chặng đường phát triển của truyện lịch sử trong văn xuôi Việt Nam từ trước năm 1945 đến nay

Ngoài ra còn phải kể đến những cuốn truyện lịch sử của các tác giả người nước ngoài viết về Việt Nam hoặc người Việt Nam sống ở nước ngoài được bạn đọc trong nước hoan nghênh như Vạn Xuân của nữ văn sĩ Pháp Eveline Féray viết về Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hay Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác viết về Nguyễn Huệ. Nguyễn Huy Tưởng thường mơ ước: “làm sao cho hết thảy con em - cả một thế hệ đi sau chúng ta, khi các em vừa đến lứa tuổi làm quen với sách vở đã biết thưởng thức và say mê những câu chuyện do tưởng tượng mới thấy, thì trước nhất, các em phải thấy một cách xúc động và thiêng liêng, sức sống vĩ đại của dân tộc và con người Việt Nam.

Sáng tạo lại lịch sử của dân tộc

Thiều Quang trong bài viết về Lá cờ thêu sáu chữ vàng thì bày tỏ thái độ không đồng tình với Nguyễn Huy Tưởng ở chỗ đã sáng tác và hư cấu quá xa với cơ sở dữ liệu: “Tên vương thân bán nước chạy xuyên qua rừng đi theo địch, bị quân Thế Lộc bắn chết, không phải là Trần Ích Tắc, theo nhiều cuốn sử cũ có thể tin được là kẻ đã đem cả vợ con ra hàng giặc, khi giặc mới tiến đến chân thành” [12; 363]. Để cho Trần Quốc Toản thắng Toa Đô là không hợp lý, vì thực tế Toa Đô là kiện tướng đáng tin cậy nhất của nhà Nguyên, hai lần được cử đi đánh Đại Việt với hàng chục vạn quân, trong khi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có thể là anh hùng, dũng cảm nhưng với sức mạnh bản thân của người thiếu niên mảnh dẻ như nữ nhi, yếu như cánh hoa thì không thể không có giới hạn nhất định (ý của Thiều Quang) [12; 364]. Hoàng Nguyên Cát, trong bài viết đã nêu, cũng không đồng tình việc quá đề cao Trần Quốc Toản, vì như vậy sẽ làm mờ đi các vị anh hùng khác: “Ta chưa có những truyện lịch sử về các vị ấy, các em chưa hình dung được tài năng của họ, bây giờ Trần Quốc Toản tài giỏi thế này, e sẽ không đánh giá đúng các vị ấy, dẫn đến nhận sai về lịch sử” [12; 364].

Dựa vào sử liệu, Nguyễn Huy Tưởng đã có thể đã sáng tạo ra việc Trần Quốc Toản bắt Toa Đô thiết tường chẳng có gì là sai, vì Đại Việt sử kí toàn thư cũng ghi về khí phách của Trần Quốc Toản như sau: “Khi đối trận với giặc tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui chạy, không dám đối địch” [10; 49]. Còn vấn đề e rằng việc quá đề cao Trần Quốc Toản sẽ làm mờ đi các vị anh hùng khác, các vị độc giả nhỏ tuổi có thể sẽ không hình dung được tài năng của các vị anh hùng ấy, điều này không khó giải quyết khi nhà văn có đủ bản lĩnh sáng tạo để tái hiện cho được các vị anh hùng khác ấy trên trang viết của mình. Nếu như trong chính sử có ghi lại Tôn Sĩ Nghị là người đã hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông, chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy thì trong Kể chuyện Quang Trung, Nguyễn Huy Tưởng có thay đổi chi tiết này bằng cách để cho quân Thanh chen lấn, xô nhau mong qua được cầu chạy thoát thân dẫn đến chiếc cầu phao bằng tre bị gãy.

Khắc họa chân dung những con người làm lên lịch sử

Với Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung, Nguyễn Huy Tưởng có được những thành công đáng kể trong việc làm sống lại hình ảnh hai nhân vật rất đẹp và đáng tự hào của dân tộc ta: Một là người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản, một nhân vật người lớn là anh hùng áo vải Quang Trung và cả một thế hệ người dân Việt Nam yêu nước luôn đấu tranh hết mình cho sự hòa bình của dân tộc. Tình cảm đối với sáu trăm anh em binh lính của Hoài Văn như máu mủ ruột thịt đã khiến hết thảy họ một lũng đi theo phũ tỏ Hoài Văn khắp hang cựng ngừ hẻm, kể cả những nơi thõm sơn cùng cốc, cùng Hoài Văn đánh thắng hết trận này đến trận khác góp phần làm nên chiến thắng Hàm Tử Quan oanh liệt: “Qua rừng qua núi, qua đèo, qua sông, lá cờ sáu chữ dẫn Hoài Văn và sáu trăm gã hào kiệt đi mãi, đi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên…” [14; 874]. Ta hẹn các ngươi đến ngày khai hạ sẽ lại ăn Tết to ở Thăng Long” [15; 190-191]; điều này đã cho chúng ta thấy Quang Trung là một vị vua hiền đức, coi binh lính như chính những người thân của mình, ông không chỉ chăm lo cho sức khỏe của quân lính mà ông còn đem đến những niềm vui tinh thần, niềm vui bình dị cho họ.

Một đời trung thành theo hầu, phụng sự cha Quốc Toản hết lòng, nay cha Toản đã mất, Toản nối chí cha, dựng cờ chiêu mộ binh sĩ cầm quân đánh giặc thì người tướng già ấy lại dốc hết tài hèn sức mọn của mình, một lòng đi theo Quốc Toản: “xưa chúng tôi theo đức ông thế nào thì nay theo vương tử cũng vậy. Rồi người tướng già vừa xả thân cứu chàng ấy chỉ mỉm cười, đối với ông lúc này, nỗi đau thể xác không là gì cả, thay vào đó là nỗi đau của cả một dân tộc đau thương mất nước và mục tiêu duy nhất của ông là đánh đuổi lũ giặc đú ra khỏi bờ cừi nước Nam: “người tướng già mỉm cười, khẽ nhấc cánh tay trái, chỉ đoàn chiến thuyền của Toa Đô đang hốt hoảng chạy xuôi”. Vì nước, vì chí lớn của con, bà đã vượt qua những thói thường tình, để con trai hoàn thành chí lớn, vì tình cảm dành cho con, bà có thể làm những việc lớn lao nhất đó là không giữ con trai bên mình: “mẹ đã không giữ con ở nhà” [15; 793], đến việc tưởng chừng như rất nhỏ bé đó là tiếp thêm sức mạnh cho con: “đến khi xông pha chiến trận, con nhìn thấy lá cờ như nhìn thấy mẫu thân” [15; 792] bằng việc thêu cờ trận cho con: “phu nhân chong đèn, lúi húi thêu sáu chữ bằng những sợi chỉ vàng trên một tấm lụa đỏ thắm” [15; 793].

Mẹ của Trần Quốc Toản vui mừng không phải là khi được ôm đứa con trai mảnh dẻ như nữ nhi vào lòng mà là khi phải đi lánh nạn, rời khỏi quê hương, bà vẫn được thấy những chiến công hiển hách của người tướng trẻ với lá cờ thêu sáu chữ vàng: “người tướng trẻ ấy cũng mang một lá cờ sáu chữ, và xông vào giữa hàng trăm chiến thuyền của giặc như trốn không người. Người anh hùng dân tộc Mán này thật thà, chất phác nhưng lại có lòng yêu nước vô bờ bến, dù ở vùng núi cao sơn cốc, nhưng chỉ cần thấy bóng dáng quân giặc là người anh hùng đấy sẽ cùng với những người anh em của mình chiến đấu giết giặc: “Thế Lộc vớ một con dao to bản chém mạnh vào hòn đá, làm cho lửa tóe lên.

Truyện lịch sử Nguyễn Huy Tưởng mang đậm màu sắc anh hùng ca Chúng ta đều biết nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đem vào văn học cách

Nếu như nhân vật Quang Trung được tác giả miêu tả với diện mạo, phong độ cùng với khí chất phi thường của một vị anh hùng thì với Trần Quốc Toản, Nguyễn Huy tưởng không miêu tả người anh hùng thiếu niên này với vẻ bề ngoài oai phong lẫm liệt mà là ở vẻ đẹp oai hùng của nhân vật qua tinh thần tự lập, tự cường, sự quyết tâm, nhiệt huyết giết giặc giúp nước của một chàng trai trẻ mang trong mình sự quật cường không gì đánh gục được.Vì thế nhân vật Trần Quốc Toản xứng đáng là tấm gương thiếu nhi yêu nước tiêu biểu trong lịch sử dân tộc. Không được tham gia hội nghị của triều đình bàn việc nước, Quốc Toản vừa bực bội, vừa tủi thân, cậu thiếu niên ấy đã xô ngã mấy người lính gác, chạy xồng xộc xuống bến, quỳ xuống tâu vua, tiếng nói như thét: “Xin quan gia cho đánh!. Đó là Hội Nghị Bình Than, hình ảnh các bậc già tiễn đưa con cháu lên đường, những bà mẹ nén lòng thương nhớ khích lệ con lập công, những chàng trai khắc chữ “Sát Thát” vào tay với lý tưởng cao đẹp: “thích vào người mới không thể quên được mối tử thù.

Khi ra trận, khí thế ấy càng tăng lên ngùn ngụt, dưới sự chỉ huy của Quốc Toản, sáu trăm gã hào kiệt một lòng chiến đấu, không sợ hi sinh đổ máu: “Sáu trăm gã hào kiệt dạ ầm ầm, hàng trăm mũi tên bay sang, chĩa thẳng vào Toa Đô” [14;. Quang Trung được nhà văn miêu tả với ngoại hình phi phàm: “ngồi im trên lầu cao, đôi mắt sáng như đèn, nhanh như chớp, đăm đăm nhìn về trước mặt cuồn cuộn bụi hồng (…) nhảy lên mình voi, đôi mắt sáng như sao vằng vặc” [15; 196]; hay “đứng thẳng trên lầu voi, vung kiếm, áo chiến bào đỏ thắm như son” [15; 207]; “Tiếng Quang Trung âm vang như tiếng chuông đồng (…) tiếng chuông đồng quen thuộc ấy làm thức tỉnh mọi người. Mặc cho những khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết, của thiên nhiên, đoàn quân áo vải vẫn hùng dũng vượt qua mọi thử thách, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc đang lâm nguy: “Đoàn quân áo đỏ lại rầm rộ tiến trên con đường thiên lý gập ghềnh, gấp khúc” [15; 179].