MỤC LỤC
Nhiều vấn đề được nêu trong các bản tin và chương trình thời sự được phát triển, phân tích sâu hơn trong các chuyên mục như : Sự kiện và bình luận, Tạp chí kinh tế cuối tuần, Chính sách kinh tế và cuộc sống, Câu chuyện văn hóa, Toàn cảnh thế giới…Do vậy, hệ thống bản tin, chương trình thời sự và chuyên mục trên VTV1 có một sự liên thông chặt chẽ về nội dung để khán giả nắm bắt được các sự kiện, vấn đề thời sự một cách kịp thời và có chiều sâu. Đài Truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình quốc gia, là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân; thực hiện chức năng giáo dục, nâng cao dân trí, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân; tăng cường thông tin đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu phản tuyên truyền, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, chống chế độ của các thế lực thù địch và phản động.
Cuộc phỏng vấn ông Đào Duy Tiến được thực hiện qua đường điện thoại, thông tin cập nhật về tình hình lao động Việt Nam ở Libi (chưa lao động Việt Nam nào thương vong, Đại sứ quán Việt nam đang đẩy nhanh hoạt động hoạt bảo vệ người lao động). Những thông tin từ một đại diện của Chính phủ Việt Nam tại Libi đã mang đến độ tin cậy cao đối với khán giả. Ngay sau phỏng vấn ông Đào Duy Tiến là cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân mang đến cho khán giả những thông tin về động thái của Chính phủ nhằm nhanh chóng giải quyết vấn đề người lao động tại Libi. Đó là Chính phủ đã thành lập các nhóm công tác sang Libi và các nước lân cận để hỗ trợ thức ăn nước uống, thiết lập cầu hàng không để đưa người lao động Việt nam về nước… Có thể thấy, các phỏng vấn này xuất hiện cùng với những tin tức đầu tiên về người lao động Việt Nam tại Libi mang đến những thông tin rất có giá trị và kịp thời. Điều này giúp cho thân nhân người lao động yên tâm hơn nhờ nỗ lực không mệt mỏi của Chính phủ cả ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, một nhóm phóng viên của Ban Thời sự đã được kịp thời cử đi theo đoàn công tác của Chính phủ đưa người lao động Việt nam tại Libi về nước. của Libi để di tản lao động Việt Nam về nước; về tình hình tại chỗ của số người lao động này, về việc thiết lập cầu hàng không đưa họ về nước, về chuyến bay cuối cùng đưa người lao động về nước …). Một sự kiện đáng chú ý khác của năm 2011- trận động đất và sóng thần nghiêm trọng nhất trong lịch sử tại Nhật bản- cũng được chương trình thời sự 19 giờ phản ánh và phân tích một cách kịp thời và đầy đủ, dưới nhiều góc độ, với nhiều cách khai thác thông tin : thông tin từ phóng viên thường trú của Thông tấn xã Việt nam tại Nhật bản, từ nguồn tin nước ngoài, từ Đại sứ quán Việt nam tại Nhật bản, sự phân tích của các nhà khoa học trong và ngoài nước về hậu quả của động đất và sóng thần…Ngày 11 tháng 3 năm 2011, chỉ ít giờ sau khi xảy ra trận động đất và sóng thần tại Nhật bản, cùng với việc phát sóng những hình ảnh mới nhất khai thác từ Đài NHK của Nhật bản, Ban Thời sự đã nối điện thoại với phóng viên Đào Thanh Tùng- Trưởng phân xã của Thông tấn xã Việt nam tại Tô-ky-ô (Nhật bản).
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong các trường hợp : (1) Nhân các sự kiện trọng đại của đất nước ( Ví dụ: phỏng vấn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về kết quả Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, phát sóng ngày 20/1/2011); (2) Nhân các ngày kỷ niệm lớn (Ví dụ: phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Phúc- nguyên viện trưởng Viện lịch sử Đảng, phát sóng ngày 3/2/2011 nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng về sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt nam…); (3) Nhân việc chính quyền ban hành các chính sách, quyết định mới được dư luận quan tâm, cần sự giải thích, phân tích kịp thời, để người dân hiểu đúng về những quyết định đó (Ví dụ: phỏng vấn ông Lê Đức Thúy- Chủ tịch ủy ban giám sát tài chính Quốc gia về tính hợp lý của quyết định của ngân hàng nhà nước tăng tỷ giá Việt nam đồng so với đôla Mỹ lên tới 9,3%- mức cao nhất trong nhiều năm qua và gây ra những bình luận rất khác nhau trong xã hội, phát sóng ngày 15/2/2011; phỏng vấn Bộ trưởng bộ tài chính Vũ Văn Ninh về việc tăng giá điện và xăng dầu, phát sóng ngày 24/2/2011…); (4) Nhân các vệt tuyên truyền lớn, như tuyên truyền về các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Ví dụ : phỏng vấn bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát về nỗ lực của ngành nông nghiệp tham gia chống lạm phát, phát sóng ngày 26/2/2011; phỏng vấn Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt nam Nguyễn Văn Giàu về các giải pháp ổn định tiền tệ, phát sóng ngày 1/3/2011;. phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công thương ông Vũ Huy Hoàng về các giải pháp ổn định thị trường phát sóng ngày 2/3/2011; phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh về các giải pháp kiềm chế lạm phát, phát sóng ngày 7/3/2011);. Ví dụ phóng sự về thảm họa nhân đạo tại biên giới Libi-Tuynidi (4/3/2011) đã tác động mạnh đến cảm xúc của khán giả không chỉ nhờ những hình ảnh chọn lọc, mang tính thời sự cao mà còn nhờ âm thanh hiện trường rất sống động: tiếng hò hét, tiếng va đập trong đám đông…Còn trong tin về 71 người lao động Việt nam cuối cùng rời Libi (7/3/2011), những tiếng reo hò không ngớt của người lao động được phóng viên ghi lại đã thể hiện niềm vui khôn xiết của những người trở về từ cảnh hoạn nạn, mà nếu chỉ có hình ảnh và lời bình thì không thể chuyển tải hết cảm xúc đặc biệt của họ.
Để chuẩn bị cho cuộc họp này, nhóm thư ký biên tập (ngoài những tin, bài chủ chốt cho chương trình thời sự 19 giờ đã được thống nhất từ cuộc họp buổi sáng) phải tập hợp và sàng lọc những tin bài tốt nhất nhận được từ các nguồn, để xây dựng khung chương trình (sắp xếp thứ tự tin, bài) dự kiến. Lãnh đạo Ban là người quyết định cuối cùng về các tin, bài sẽ được duyệt để phát sóng ( thời điểm này mới có một số ít tin, bài đã hoàn thiện băng, chủ yếu là tin về những sự kiện diễn ra từ sáng hoặc các phóng sự vấn đề; còn phần lớn những tin, bài thời sự trong ngày lúc này mới đang được hoàn thiện).
Với khối lượng công việc hiện nay của Ban Thời sự, thì số lượng máy quay như trên là quá thiếu, thường xuyên phải ghép máy (2 kíp làm tin nhưng chỉ có một máy quay), do vậy quay phim không có thời gian để đầu tư cho những cảnh quay có chất lượng tốt. Do chưa được trang bị thiết bị truyền phát tín hiệu truyền hình trực tiếp gọn nhẹ và cơ động, như Uplink xách tay, nên khi tác nghiệp trong điều kiện khó khăn (lũ lụt, vùng sâu, vùng xa, hải đảo…) phóng viên thời sự không phát huy được thế mạnh của mình là đưa tin nhanh thông qua hình thức truyền hình trực tiếp hoặc chuyển tải nhanh những hình ảnh có tính thời sự cấp thiết.
Nâng cao chất lượng trong khâu thực hiện đề tài, thể hiện tác phẩm Cần phải tăng tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức sản xuất tin, bài ở cấp phòng, vì các phòng chuyên môn chính là nơi các phóng viên sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ hằng ngày; phụ trách phòng là người lãnh hội chỉ đạo của lãnh đạo Ban để định hướng phóng viên, đồng thời họ cũng là người tập hợp các ý tưởng của phóng viên để đề xuất với lãnh đạo Ban kế hoạch sản xuất tin, bài. Giải pháp để nâng cấp Phòng Thư ký biên tập là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ biên tập viên hiện có; bổ sung những người giỏi nghề, có nhiều kinh nghiệm trong công tác phóng viên (vì hiện nay đại đa số các biên tập viên của Phòng Thư ký biên tập chưa từng làm công tác phóng viên, nên thiếu kinh nghiệm trong việc đánh giá chất lượng tin, bài và biên tập lại tin, bài; phần việc này hiện nay chủ yếu vẫn do các phòng chuyên môn thực hiện).
Câu 5: Nếu quý vị cho chương trình thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt nam có nội dung chưa tốt, xin cho biết vì lý do gì?. Ngoại hình : Ưa nhìn Bình thường Không ưa nhìn Dẫn dắt chương trình : Hấp dẫn Bình thường Không hấp dẫn Giọng nói : Truyền cảm Bình thường Vô cảm.
Nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt nam, nhóm nghiên cứu khoa học Học viện báo chí và Tuyên truyền thực hiện đề tài : “Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt nam”. Chúng tôi mong muốn khảo sát để nắm bắt những khó khăn mà phóng viên thời sự gặp phải khi thực hiện các tác phẩm của mình, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
Câu 6: Theo thực tế và kinh nghiệm của anh (chị), khi tác nghiệp ghi hình trên hiện trường, những tình huống phát sinh nào sau đây anh (chị) thường xuyên gặp phải và chất lượng công việc trên hiện trường của anh (chị) bị ảnh hưởng?. Câu 12: Vấn đề gì đang tồn tại trong phương thức duyệt tin bài hiện nay theo anh (chị) làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ xử lý hậu kỳ tác phẩm?.
KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT