MỤC LỤC
Một lỗ hổng của deamon fingerd là cơ hội để phương thức tấn công worm "sâu" trên Internet phát triển: đó là lỗi tràn vùng đệm trong các tiến trình fingerd (lỗi khi lập trình). Sau đó tạo một file với tên của một người đã có trên hệ thống rồi link tới một file trên hệ thống, thì các thư tới người sử dụng có tên trùng với tên file link sẽ được gán thêm vào trong file mà nó link tới. Ví dụ, một người sử dụng tạo link từ /var/mail/root tới /etc/passwd, sau đó gửi mail bằng tên một người mới tới root thì tên người sử dụng mới này sẽ được gán thêm vào trong file /etc/passwd; Do vậy thư mục /var/mail không bao giờ được set với quyền writeable.
Nên người sử dụng có thể yêu cầu ftp server đó gửi một file gồm các lệnh là PORT và PASV tới các server đang nghe trên các port TCP trên bất kỳ một host nào; kết quả là một trong các host đó có ftp server chạy và tin cậy người sử dụng đó nên bỏ qua được xác thực địa chỉ IP.
- Lớp bảo vệ trong cùng là quyền truy nhập nhằm kiểm soát các tài nguyên (ở đây là thông tin) của mạng và quyền hạn (có thể thực hiện những thao tác gì) trên tài nguyên đó. Người quản trị hệ thống có trách nhiệm quản lý, kiểm soát mọi hoạt động của mạng và xác định quyền truy nhập của những người sử dụng khác tuỳ theo thời gian và không gian. Thường dùng các biện pháp truyền thống như ngăn cấm người không có nhiệm vụ vào phòng đặt máy, dùng hệ thống khoá trên máy tính, cài đặt các hệ thống báo động khi có truy nhập vào hệ thống.
- Lớp thứ năm: Cài đặt các hệ thống bức tường lửa (firewall), nhằm ngăn chặn các thâm nhập trái phép và cho phép lọc các gói tin mà ta không muốn gửi đi hoặc nhận vào vì một lý do nào đó.
Ngoài ra còn ghi lại các thông tin về các lần shutdown, reboot hệ thống, các phiên truy nhập hoặc ftp và thường nằm ở thư mục /var/adm/wtmp. Tiện ích syslog giúp người quản trị hệ thống dễ dàng trong việc thực hiện ghi logfile đối với các dịch vụ khác nhau. - /dev/log: Nhận các messages từ các tiến trình hoạt động trên hệ thống - /dev/klog: nhận messages từ kernel.
Khi syslogd nhận các messages từ các nguồn thông tin này nó sẽ thực hiện kiểm tra file cấu hình của dịch vụ là syslog.conf để tạo log file tương ứng. + TCPlogger: log lại tất cả các kết nối TCP trên một subnet + UDPlogger: log lại tất cả các kết nối UDP trên một subnet + Extract: Xử lý các logfile ghi lại bởi TCPlogger và UDBlogger. - Tiện ích TCP wrapper: Tiện ích này cho phép người quản trị hệ thống dễ dàng giám sát và lọc các gói tin TCP của các dịch vụ như systat, finger, telnet, rlogin, rsh, talk.
Trong hệ thống Windows NT 4.0 và Windows 2000 hiện nay đều hỗ trợ đầy đủ các cơ chế ghi log với các mức độ khác nhau. Người quản trị hệ thống tùy thuộc vào mức độ an toàn của dịch vụ và các thông tin sử dụng có thể lựa chọn các mức độ ghi log khác nhau. Ngoài ra, trên hệ thống Windows NT còn hỗ trợ các cơ chế ghi logfile trực tiếp vào các database để tạo báo cáo giúp người quản trị phân tích và kiểm tra hệ thống nhanh chóng và thuận tiện.
Sử dụng tiện ích event view để xem các thông tin logfile trên hệ thống với các mức độ như Application log; Security log; System log. Ngoài ra, cũng giống như trên UNIX, trong Windows NT cũng có các cụng cụ theo dừi logfile của một số dịch vụ thụng dụng như FTP, Web.
Người quản trị hệ thống cần xỏc định rừ những đối tượng nào là quan trọng nhất trong hệ thống cần bảo vệ và xỏc định rừ mức độ ưu tiờn đối với những đối tượng đó. Ví dụ các đối tượng cần bảo vệ trên một hệ thống có thể là: các máy chủ dịch vụ, các router, các điểm truy nhập hệ thống, các chương trình ứng dụng, hệ quản trị CSDL, các dịch vụ cung cấp. Trong bước này cần xỏc định rừ phạm vi và ranh giới giữa cỏc thành phần trong hệ thống để khi xảy ra sự cố trên hệ thống có thể cô lập các thành phần này với nhau, dễ dàng dò tìm nguyên nhân và cách khắc phục.
Các điểm truy nhập của hệ thống bất kỳ (Access Points) thường đóng vai trò quan trọng đối với mỗi hệ thống vì đây là điểm đầu tiên mà người sử dụng cũng như những kẻ tấn công mạng quan tâm tới. Thông thường các điểm truy nhập thường phục vụ hầu hết người dùng trên mạng, không phụ thuộc vào quyền hạn cũng như dịch vụ mà người sử dụng dùng. Do đó, các điểm truy nhập thường là thành phần có tính bảo mật lỏng lẻo. Mặt khác, đối với nhiều hệ. thống còn cho phép người sử dụng dùng các dịch vụ như Telnet, rlogin để truy nhập vào hệ thống, đây là những dịch vụ có nhiều lỗ hổng bảo mật. b) Không kiểm soát được cấu hình hệ thống. Ngày nay, có một số lượng lớn các phần mềm sử dụng, yêu cầu cấu hình phức tạp và đa dạng hơn, điều này cũng dẫn đến những khó khăn để người quản trị nắm bắt được cấu hình hệ thống. Để khắc phục hiện tượng này, nhiều hãng sản xuất phần mềm đã đưa ra những cấu hình khởi tạo mặc định, trong khi đó những cấu hình này không được xem xét kỹ lưỡng trong một môi trường bảo mật.
Do đó, nhiệm vụ của người quản trị là phải nắm được hoạt động của các phần mềm sử dụng, ý nghĩa của các file cấu hình quan trọng, áp dụng các biện pháp bảo vệ cấu hình như sử dụng phương thức mã hóa hashing code (MD5). c) Những bug phần mềm sử dụng. Những bug phần mềm tạo nên những lỗ hổng của dịch vụ là cơ hội cho các hình thức tấn công khác nhau xâm nhập vào mạng. Do đó, người quản trị phải thường xuyên cập nhật tin tức trên các nhóm tin về bảo mật và từ nhà cung cấp phần mềm để phát hiện những lỗi của phần mềm sử dụng. Khi phát hiện có bug cần thay thế hoặc ngừng sử dụng phần mềm đó chờ nâng cấp lên phiên bản tiếp theo. d) Những nguy cơ trong nội bộ mạng. Một hệ thống không những chịu tấn công từ ngoài mạng, mà có thể bị tấn công ngay từ bên trong. Có thể là vô tình hoặc cố ý, các hình thức phá hoại bên trong mạng vẫn thường xảy ra trên một số hệ thống lớn. Chủ yếu với hình thức tấn công ở bên trong mạng là kẻ tấn công có thể tiếp cận về mặt vật lý đối với các thiết bị trên hệ thống, đạt được quyền truy nhập bất hợp pháp tại ngay hệ thống đó. Ví dụ nhiều trạm làm việc có thể chiếm được quyền sử dụng nếu kẻ tấn công ngồi ngay tại các trạm làm việc đó. Xác định phương án thực thi chính sách bảo mật. Sau khi thiết lập được một chính sách bảo mật, một hoạt động tiếp theo là lựa chọn các phương án thực thi một chính sách bảo mật. Một chính sách. bảo mật là hoàn hảo khi nó có tình thực thi cao. Để đánh giá tính thực thi này, có một số tiêu chí để lựa chọn đó là:. Thiết lập các qui tắc/thủ tục. a) Các thủ tục đối với hoạt động truy nhập bất hợp pháp. Đối với các hoạt động thông thường, các thông tin trong logfile thường có chu kỳ giống nhau như thời điểm người sử dụng login hoặc log out, thời gian sử dụng các dịch vụ trên hệ thống. Có thể dựa vào các thông tin trong hóa đơn thanh toán để xem xét các truy nhập bất hợp pháp nếu thấy trong hóa đơn đó có những điểm bất thường như thời điểm truy nhập, số điện thoại lạ.
Từ các hoạt động kiểm tra, đánh giá nêu trên, các nhà quản trị hệ thống có thể rút ra được những kinh nghiệm để có thể cải thiện chính sách bảo mật. Đây cũng chính là một yêu cầu trong khi xây dựng một chính sách bảo mật, cần phải luôn luôn mềm dẻo, có những thay đổi phù hợp tùy theo điều kiện thực tế.