MỤC LỤC
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là quy đổi ra USD để quy đổi thành Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ ngoại tệ. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là phương pháp bình quân Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các đơn vị, cơ sở trực thuộc được phân cấp hạch toán kế toán theo đúng chế độ quy định hiện hành, trên bảng cân đối kế toán đều có đầy đủ các chỉ tiêu, riêng nguồn vốn và quỹ đều do Công ty quản lý trích lập.
Cuối mỗi kỳ hạch toán, kế toán Công ty dựa vào các báo cáo của các đơn vị trực thuộc để tổng hợp và lên báo cáo tài chính toàn Công ty.
Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối kế toán. Hàng ngày, kế toán tại cỏc đơn vị, cơ sở theo dừi, ghi chộp cỏc nghiệp vụ kinh tế phỏt sinh tại đơn vị mỡnh. Định kỳ, tổng hợp cõn đối bỏo cỏo về phòng tài chính - kế toán Công ty đồng thời kết chuyển toàn bộ “lãi” hoặc “lỗ”.
Đối với sản phẩm tiêu thụ trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, Đơn đặt hàng, yêu cầu của khách hàng đối với Công ty DMC về việc mua bán các sản phẩm của Công ty, vào thời hạn giao hàng đã thoả thuận và căn cứ vào danh mục các sản phẩm được tiêu thụ, phòng kế toán lập Hoá đơn GTGT. Đối với sản phẩm hàng hoá xuất khẩu: Các chứng từ bán hàng sử dụng cho hoạt động xuất khẩu bao gồm đơn đặt hàng, invoice, tờ quan hải quan, chứng chỉ giám định khối lượng, chứng chỉ giám định kỹ thuật..Ngoài ra, sau khi giao hàng, phòng thương mại tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán. Bộ chứng từ này bao gồm: Hối phiếu thương mại, hoá đơn thương mại ( invoice ), bảng kê chi tiết danh mục hàng xuất khẩu, vận đơn đường biển..Căn cứ vào các chứng từ bán. thanh toán..và tiến hành lập hóa đơn GTGT cho số hàng xuất khẩu. Công ty cũng sử dụng Hoá đơn GTGT theo mẫu trên nhưng với thuế suất thuế GTGT là 0 %. Hoá đơn này được lập làm 2 liên, liên1: lưu, liên 2 dùng để thanh toán. Đối với hàng chuyển vào Chi nhánh tiêu thụ, khi chuyển hàng vào Chi nhánh Công ty coi đây là một khoản gửi bán. Khi tiêu thụ được hàng Chi nhánh Vũng Tàu ra thông báo đến Công ty về số hàng đã tiêu thụ hộ. Căn cứ vào Bảng kê hàng hoá bán ra do Chi nhánh gửi về, kế toán Công ty lập hoá đơn GTGT một lần cho toàn bộ số hàng đem gửi bán đã tiêu thụ. Mẫu hoá đơn GTGT theo quy định của Bộ Tài chính:. Đơn vị bán hàng: Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí. Số Tài khoản.. Hình thức thanh toán : Chuyển khoản. Đơn vị tính. Số viết bằng chữ: Một trăm mười bốn nghìn sáu trăm bảy mươi lăm USD. - Là căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho - chỉ tiêu số lượng thành phẩm xuất. - Là chứng từ nguồn để kế toán thành phẩm vào Sổ chi tiết thành phẩm cột số lượng. - Dòng cộng của tiền hàng, tiền thuế GTGT là cơ sở để kế toán tiêu thụ lên sổ kế toán doanh thu, công nợ phải thu, thuế GTGT và các sổ kế toán khác có liên quan. Thủ tục và trình tự luân chuyển chứng từ:. Trên cơ sở các chứng từ bán hàng Công ty đang sử dụng, phương thức tiêu thụ cũng như đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm hạch toán kế toán tại Công ty mà Công ty áp dụng quy trình luân chuyển chứng từ khác nhau. Cụ thể là:. Phương thức tiêu thụ trực tiếp. Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng, đến phòng thương mại để làm thủ tục ban đầu cho việc mua bán. Phòng thương mại sẽ căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, tình hình thành phẩm tồn kho tại thời điểm mua hàng của mỗi loại. xuyên) để ra thông báo làm hàng.
Trong đú quy định rừ tờn sản phẩm, ký hiệu hàng hoỏ, chất lượng, bao bỡ, điều kiện giao hàng..Dựa vào order purchase do khách hàng gửi tới, phòng thương mại sẽ xác định xem xét yêu cầu của khách hàng và tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế và thực hiện việc giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Sau khi giao hàng, phòng thương mại lập bộ chứng từ thanh toán bao gồm: Hối phiếu thương mại, hoá đơn thương mại, bảng kê chi tiết danh mục hàng xuất khẩu vận đơn đường biển..Căn cứ vào bộ chứng từ thanh toán, kế toán lập Hoá đơn GTGT cho số hàng xuất khẩu. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty và đặc điểm của hệ thống quản lý-kế toán, công tác hạch toán kế toán tại Công ty và các chi nhánh, đơn vị trực thuộc là hạch toán nội bộ, dưới hình thức ‘‘thu hộ, chi hộ” cho Công ty.
Thông thường việc tiêu thụ sản phẩm được tiến hành tại cơ quan Công ty nhưng do tại đây không có sản phẩm mà chỉ có tại các cơ sở sản xuất nên đối với sản phẩm được tiêu thụ thì giá vốn là trị giá phải thu đơn vị thành viên của Công ty. Giá trị thành phẩm xuất kho này được tính theo giá thành đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ và được phản ánh như một khoản phải trả nội bộ.Tại Công ty, giá trị thành phẩm chuyển trả trong kỳ của Chi nhánh được coi như là một khoản phải thu nội bộ. Việc theo dừi giỏ vốn hàng bỏn khụng được tiến hành thường xuyờn tại cơ quan Cụng ty mà theo định kỳ hàng quý căn cứ vào báo cáo xuất kho thành phẩm của các đơn vị chi nhánh chuyển về, kế toán xác định giá trị sản phẩm xuất kho tiêu thụ.
Giỏ trị thành phẩm xuất kho này được theo dừi chi tiết theo từng lần xuất bán, nếu xuất bán trực tiếp trong nước hoặc xuất khẩu theo hợp đồng, kế toán phản ánh vào bên Nợ TK632/ Có TK136, nếu xuất hàng gửi bán kế toán vào Nợ TK157/ Có TK136. Ngoài những sản phẩm công nghiệp dầu khí Công ty tự sản xuất, để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước Công ty còn nhập khẩu một số hoá chất khác mà Công ty chưa sản xuất được như: CMC, Demusifier… Khi tiêu thụ số hoá chất nhập khẩu này, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán vào Nợ TK632, Có TK111,112,331…Vì thế trên Bảng kê chi tiết TK632 mở cho tất cả các sản phẩm tiêu thụ của Công ty còn mở thêm các cột TK111,112,331. Trên cơ sở các Chứng từ ghi sổ phản ánh khoản phải thu nội bộ và Chứng từ ghi sổ phản ánh hàng gửi bán đã tiêu thụ (Biểu số 7, 8) cùng với chứng từ ghi sổ chi tiền mặt, tiền gửi…kế toán tổng hợp ghi nhận giá vốn hàng bán cho số hàng tiêu thụ và phản ánh vào Sổ Cái TK 632.(Biểu số 9).
Hàng ngày sau khi nhận được liên 3 hoá đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng, các chứng từ bán hàng và thanh toán khác… kế toán tiến hành phân loại hàng xuất kho theo từng mặt hàng và theo từng phương thức tiêu thụ để xác định số hàng xuất là tiêu thụ trực tiếp trong nước, xuất khẩu hay hàng gửi bán để phản ánh doanh thu vào các sổ kế toán liên quan. Đối với khoản chiết khấu thương mại: do đặc điểm của hàng hoá và trong thực tế Công ty thường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn theo giá liêm yết và chủ yếu giao dịch với các đối tác nước ngoài nên khoản chiết khấu thương mại là rất nhỏ. Điểm khác biệt trong việc phản ánh chi phí bán hàng của Công ty so với chế độ kế toán hiện hành đó là chi phí bán hàng của Công ty không phản ánh về chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài mà chỉ phản ánh các chi phí trực tiếp liên quan đến lưu thông và tiếp thị sản phẩm, hàng hoá như: bốc xếp, vận chuyển, thuê kho, đóng hàng.