Biến đổi văn hóa - xã hội trong quá trình đô thị hóa tại cộng đồng dân cư phường Định Công và xã Minh Khai, Hà Nội

MỤC LỤC

Tính cấp thiết của đề tài luận án

Quá trình đô thị hóa nhanh đã làm nhiều vùng nông thôn trở thành đô thị và sự mở rộng lãnh thổ của nhiều đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng… Đô thị hóa diễn ra kéo theo những biến đổi trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội từ cơ cấu tổ chức xã hội, phương thức sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, phân bố dân cư. Điều này cũng đã được khẳng định ở một số công trình nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh “sự mở rộng các khu công nghiệp, khu dân cư, các quận, huyện mới vừa tạo ra tiền đề cho sự phát triển của Hà Nội trong tương lai, vừa làm nảy sinh những mặt trái của xã hội mà lĩnh vực văn hóa xã hội thường gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất” [87, tr.43].

Mục đích nghiên cứu của luận án

Đó là những vấn đề liên quan đến chuyển đổi nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường, bảo đảm an ninh, gia tăng tệ nạn xã hội, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa tinh thần của người dân ven đô. Chính vì vậy, nếu như không có một định hướng đúng đắn và hợp lý về phát triển văn hóa ở vùng chịu tác động của đô thị hóa trên cơ sở nghiên cứu truyền thống lịch sử, văn hóa của những vùng này sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong phát triển và mất đi những giá trị văn hóa tốt đẹp.

Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án 1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu quá trình biến đổi văn hóa ở phường Định Công và xã Minh Khai diễn ra kể từ sau khi có Quyết định 543/TTg ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Định Công và Quyết định số 156/QĐ-UB ngày 08/01/2004 của UBND thành phố Hà Nội về thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Minh Khai đến thời điểm nghiên cứu. Bên cạnh lý do lựa chọn hai địa bàn nghiên cứu này vì có sự khác nhau về thời gian chịu tác động của đô thị hóa và khác nhau về mặt quản lý hành chính (phường và xó) để nghiờn cứu so sỏnh, thỡ cũn do cả Định Cụng và Minh Khai đều nằm ở cửa ngừ dẫn vào trung tâm Hà Nội.

Đóng góp của luận án

Phong tục tập quán (lễ hội, cưới xin, ma chay);. Sử dụng thời gian rỗi vào giải trí. biến đổi) qua đó có cơ sở để đưa ra các chính sách, hình thức quản lý phù hợp nhằm phát triển tích cực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của người dân vùng chịu tác động của quá trình đô thị hóa. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa về mặt ghi nhận đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư tại địa danh cụ thể qua từng mốc thời gian và có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học, những người nghiên cứu về đặc điểm văn hóa đặc thù của từng địa phương.

Kết quả và bàn luận

Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1. Một số khái niệm cơ bản

Xuất phát từ những gợi mở, những điểm trống và kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Biến đổi văn hóa của cộng đồng dân cư vùng đô thị hóa” làm đối tượng nghiên cứu, với mong muốn làm rừ hơn những biến đổi và những nhõn tố tỏc động đến đời sống văn húa của cộng đồng dân cư nơi đây trong giai đoạn hiện nay dưới góc nhìn nhân học văn hóa. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi nghiên cứu và tìm hiểu những giá trị văn hóa của nhiều dân tộc đã nhận xét “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [63, tr.431]. Theo Hà Huy Thành “đô thị hóa là một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh quá trình chuyển hóa và chuyển dịch dân cư nông thôn với phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt nông nghiệp là chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt - phương thức đô thị” [89, tr.84].

Nguyễn Văn Huyên cho rằng: “Lối sống là tổ hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong thái sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con người với con người, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống” [50, tr.29]. Đối với vấn đề thứ hai (những phương thức của hành động xã hội trong quá trình vận động của hệ thống xã hội); hành động xã hội theo hướng nào đó có liên quan đến sự đánh giá của các tác nhân với đối tượng hành động của nó cũng như đến thái độ mà các chủ thể phải có đối với đối tượng hành động. Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội và không gian lãnh thổ từ nông thôn thành đô thị, trong đó diễn ra sự chuyển đổi về phương thức sản xuất, cơ cấu lao động, cơ cấu dân số, đời sống văn hóa… Khi cấu trúc thay đổi từ nông thôn thành đô thị sẽ dẫn đến những thay đổi về chức năng trong xã hội để thích ứng với cấu trúc mới - xã hội đô thị.

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Hà Nội 1. Phát triển đô thị ở Hà Nội trước thời kỳ Đổi mới

Đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc diễn ra theo hướng cưỡng chế từ đô thị phong kiến Á Đông sang đô thị Pháp hóa (Âu hóa) với những khu phố tây bên cạnh những khu phố cũ và các làng nghề thủ công, làng nông nghiệp ven đô. Các khu chức năng dần được hình thành xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm như: khu hành chính nằm ở khu Hoàng thành và phía đông hồ; khu thương nghiệp và dịch vụ trung tâm nằm ở đường Tràng Tiền, Hàng Khay; khu thương mại và dịch vụ truyền thống nằm ở khu 36 phố phường; còn các khu kho tàng, bệnh viện và nhà máy nằm rải rác ở phía ngoài trung tâm. Năm 1954, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã ra nghị quyết về quy hoạch, cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội, quy định Hà Nội phải có bộ mặt xứng tầm, phương châm cải tạo và mở rộng thành phố phải phục vụ nhiệm vụ là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước, phục vụ công nghiệp, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân lao động.

Năm 1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII đã thông qua việc điều chỉnh địa giới của Hà Nội, theo đó 7 huyện ngoại thành đã được chuyển về tỉnh Vĩnh Phú và Hà Tây (huyện Mê Linh chuyển về tỉnh Vĩnh Phú; huyện Hoài Đức, huyện Phúc Thọ, huyện Đan Phượng, huyện Ba Vì, huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây chuyển về tỉnh Hà Tây).

Biến đổi kinh tế - xã hội ở phường Định Công và xã Minh Khai 1. Định Công và Minh Khai trong quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng VII về “tiếp tục mở cửa và hội nhập”, cùng với việc nắm bắt được nhu cầu lương thực của người dân nội thành, Đại hội Đảng bộ xã Định Công khóa 17 đã có Nghị quyết “Chuyển hướng mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang sản xuất hàng hóa phù hợp với cơ chế thị trường và nhu cầu tiêu thụ của Hà Nội. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã dự tính trước tình hình đất canh tác sẽ dần bị thu hẹp nên tại Đại hội Đảng bộ xã khóa 18 (1994-1995) đã xác định sớm đưa các ngành nghề dịch vụ thương mại phát triển nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ như vật liệu xây dựng, bách hóa, thực phẩm, cơ khí, sửa chữa điện tử, các nghề mộc, nề, cửa sắt, chế biến thực phẩm. Nghị quyết Đại hội khóa XX của Đảng bộ huyện Từ Liêm (2000) và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Từ Liêm cũng đã xác định Minh Khai nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, là vùng có tiềm năng phát triển dịch vụ và hình thành trung tâm sinh thái vườn trong tương lai.

Có sự khác biệt giữa Định Công và Minh Khai trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đó là, ở Định Công phần lớn đất nông nghiệp được chuyển sang xây dựng khu đô thị, còn đất nông nghiệp ở Minh Khai lại chuyển sang xây các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện. Đến Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2005-2010) xác định “đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, giảm dần sản xuất nông nghiệp, đưa nhịp độ phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, phát triển không ngừng về văn hóa, xã hội, tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch - vững mạnh”. Và đến Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2011-2015) xác định: “Phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế theo hướng: thương mại - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp - văn hóa - xã hội tiến bộ tích cực phục vụ đời sống nhân dân, an ninh - quốc phòng được giữ vững, xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững chắc, các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt trong sạch vững mạnh” [6].