MỤC LỤC
Trong những năm gần đây, ngoài việc nâng cao và duy trì sức cạnh tranh cho những sản phẩm đặc trưng đã có uy tín của mình, các “đại gia” trong ngành sản xuất kinh doanh bánh kẹo còn không ngừng đa dạng hoá sản phẩm nhằm thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng. Để không bị tụt lại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này giữa các doanh nghiệp, các công ty khác như Hải Châu, Bibica cũng không ngừng đầu tư vào dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm cho ra đời chủng loại sản phẩm mới, và đầu tư nhiều hơn nữa vào hoạt động Marketing để khuyếch trương sản phẩm.
"KINH ĐÔ” hiện là một thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực bánh kẹo của Việt Nam, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở rất nhiều nước phát triển gồm Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật, Thái Lan..Với tốc độ tăng trưởng rất cao về doanh thu và lợi nhuận mà hiếm có một doanh nghiệp bánh kẹo nào khác tại thị trường Việt Nam có thể đạt được. Ngay sau ngày thành lập, các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt dây chuyền sản xuất, nghiên cứu thị trường và xây dựng kênh phân phối, xây dựng đội ngũ nhân sự chủ chốt, tuyển dụng và đào tạo lao động đã gấp rút được tiến hành để đưa Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Được sử dụng nhãn hiệu hàng do Kinh Đô đã đăng kí cho các sản phẩm tương ứng do Công ty sản xuất theo cùng một tiêu chuẩn chất lượng. Môi trường kinh doanh hiện đại và kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua của Công ty cho thấy khả năng phát triển trong những năm hoạt động tới là khả quan.
Ví dụ trong đợt nghiên cứu loại bánh Layer Cake vị Chocolate mới các nhân viên thị trường của Kinh Đô miền Bắc đã tham khảo ý kiến khách hàng về mức giá mà họ thường mua đối với các loại sản phẩm cung loại nhưng là của hãng khác là bao nhiêu, đồng thời có hỏi khách hàng dùng thử sản phẩm về mức giá mà họ coa thể chấp nhậ khi loại bánh mới này được tung ra thị trường. Ngoài ra, Kinh Đô miền Bắc còn thường xuyên áp dụng chương trình tặng quà cho khách hàng dùng thử sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ hoặc trong các dịp hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, trung thu, tết,..tặng quà vào các dịp lễ, tết cho các nhân viên Công ty cũng như các nhà phân phối, đại lí bán buôn và các khách hàng thường xuyên mua sản phẩm của Kinh Đô.
Nếu Công ty có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động Marketing về tài chính, quan tâm hơn nữa đến công tác tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực thì ắt hẳn sẽ đưa Kinh Đô miền Bắc lên tầm cao của sự thành công và khi đó sẽ rút ngắn khoảng cách so vơi Kinh Đô miền Nam. Hiện tại việc phân chia mỗi người phụ trách một nhãn hàng hay một chức năng riêng có thể dẫn đến tình trạng mỗi nhân viên chỉ biết xây dựng các chương trình kích cầu cho nhãn hàng mình phụ trách hoặc chỉ cố hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc quyền hạn của mình.
Với diện tích khoảng 28.000m2, nhà máy bánh kẹo Kinh Đô được xây dựng ngay mặt đường quốc lộ 5 – Trục giao thông quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh; địa phận thị trấn Bần Yên Nhân được đỏnh giỏ là cửa ngừ Thủ đụ Hà Nội nờn rất thuận lợi khụng chỉ đối với việc vận chuyển sản phẩm đến thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh thành phố phía Bắc mà còn thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm tới các thị trường tiềm năng như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản thông qua cảng Hải Phòng. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển kinh tế thì trình độ văn hoá giáo dục của đại đa số các tầng lớp dân cư cũng được nâng lên, nhiều ngành nghề mới ra đời, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập của người dân ngaỳ càng tăng, lúc này thì những nhu cầu mới xuất hiện, khách hàng sẽ có những đòi hỏi khắt khe và cao hơn về chất lượng cũng như mẫu mã của các loại sản phẩm và dịch vụ.
Đây là một đoạn thị trường hết sức nhạy cảm về giá, nên cần tạo khả năng cạnh tranh thông qua những nhóm sản phẩm giá rẻ như bánh quy Maric, bỏnh kẹo cứng, kẹo mềm… Kinh Đụ Miền Bắc phải luụn nhận rừ một điều rằng các hãng khác như Hải Hà, Hải Châu, Hưu Nghị…đang có thế mạnh lớn trong việc đáp ứng nhu cầu của đoạn thị trường này. Tuy nhiên, để mở rộng hơn nữa quy mô thị trường thì Kinh Đô Miền Bắc dần hướng tới là những người có thu nhập thấp, đối tượng này chiếm một phần lớn dân số, nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo tương đối cao nhưng họ bị hạn chế về khả năng chi trả do đó nhu cầu có những sản phẩm với mức giá cả hợp lí để đáp ứng nhu cầu của họ.
Công ty sẽ đầu tư vào những vùng lãnh thổ mới không nhiều lắm thông qua việc phát triển bình thường nhãn hiệu của mình, như qua việc đổi mới hoạt động trên hai mặt trận mở rộng thị trường và đa dạng hoá thị trường. Việc mở rộng thị trường đòi hỏi Công ty phải chuyển trọng tâm từ sản phẩm hiện tại sang những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản chung đồng thời nhảy vào nghiên cứu và phát triển toàn bộ công nghệ gắn liền với nhu cầu đó.
Riêng đối với sản phẩm kẹo cứng trái cây đang ở giai đoạn bão hoà, Công ty nên điều tra tìm hiểu nguyên nhân thông qua các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về khách hàng, về đối thủ để từ đó có hướng cẩi tiến sản phẩm hay sớm loại bỏ sản phẩm rút chân ra khỏi thị trường trước khi sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái. - Snack: được đóng gói theo dạng bao, túi, bao bì mềm bằng nylon, Công ty nên phát triển thêm hình thức bao bì mới như dạng lon có nắp bằng nhựa hoặc thiếc, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hoá ngành nghề đó là cách tôt nhất hạn chế rủi ro trong kinh doanh, nhất là kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm có chu kỳ sống ngắn.
Định giá cho các đại lý như Unilever đã làm một mặt có thể kích thích đại lí cùng tham gia với công ty trong việc phân phối sản phẩm, mặt khác có thể kiếm soát giá tính thống nhất về giá cả của sản phẩm. Ngoài ra, Công ty cũng nên nghiên cứu một chính sách giá cho một số sản phẩm mang tính thời vụ cao và giá ưu tiên dành cho đối tượng khách hàng vãng lai nhưng lại mang tính chu kỳ qua các năm như cá cơ quan, các tổ chức, đoàn thể tham quan du lịch.., họ thường đặt hàng với số lượng lớn.
Việc áp dụng hệ thống phân phối thông qua đội ngũ Sales và phân phối trực tiếp dưới hình thức bán lẻ như hiện nay tuy có quan hệ kinh doanh tốt nhưng xét ở khía cạnh quản lí thì chưa đủ sức bao phủ hết thị trường, trong khi đó một phần trách nhiệm của nhà phân phối đã chưa thật sự hiệu quả. Công ty giới hạn về mức độ kích thích đối với nhà phân phối, thay vì nhà phân phối có thể đạt mức doanh số sản phẩm cao hơn thì nhà phân phối lại không thể nâng cao hơn nữa do hạn chế thị trường (bị các Sales) chiếm, buộc nhà phân phối phải kinh doanh sản phẩm của đối thủ để phát huy hết năng lực hiện có của mình.
Cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế trong nước cũng như những mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước bạn, các số liệu thống kê về dung lượng thực phẩm Việt Nam, mức tăng trưởng dự báo, tư vấn và các cuộc hội thảo có quy mô do Uỷ ban hay các tổ chức nước ngoài tổ chức. Công ty Kinh Đô miền Bắc là một doanh nghiệp hoạt động trang lĩnh vực chế biến thực phẩm, vì vậy những thông tư, nghị định, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm hay về việc ghi nhãn lên bao bì sản phẩm khi thay đổi có thể tạo ra một số chi phí trong hoạt động kinh doanh của Công ty như: đổi mới nâng cấp công nghệ, thay đổi bao bì, mẫu mã.