MỤC LỤC
Nghĩa là thuê bao có thể mang máy di động đi mọi nơi và mạng sẽ tự động cập nhật thông tin về vị trí của thuê bao đồng thời thuê bao có thể gọi đi bất cứ nơi nào mà không cần biết thuê bao khác đang ở đâu. • Giải quyết sự hạn chế dung lượng: Thực chất dung lượng sẽ tăng lên nhờ việc sử dụng tần số tốt hơn và kỹ thuật chia ô nhỏ, do vậy số thuê bao được phục vụ sẽ tăng lên.
Đồng thời trong hệ thống GSM còn có trung tâm nhận thực AuC, trung tâm này cung cấp mã bảo mật chống nghe trộm cho từng đường vô tuyến và thay đổi cho từng thuê bao. Kênh vô tuyến này mang 8 khe thời gian mà mỗi khe thời gian là một kênh vật lý để trao đổi thông tin giữa trạm thu phát và trạm di động.
• Đa truy nhập theo mã CDMA (Code Division Multiple Access): Là phương pháp trải phổ tín hiệu, thực hiện là gán cho mỗi MS một mã riêng biệt cho phép nhiều MS cùng thu, phát độc lập trên một băng tần nên tăng dung lượng cho hệ thống. Tại Việt Nam hiện có mạng thông tin di động S-Fone của công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn (SPT) và mạng EVN – Telecom của Công ty Thông tin Viễn thông Điện Lực đang sử dụng công nghệ này.
MSC làm nhiệm vụ giao tiếp với mạng ngoài được gọi là MSC cổng (GMSC), có chức năng tương tác IWF (InterWorking Function) để thích ứng các đặc điểm truyền dẫn của GMS và các mạng ngoài. Đối với một số dịch vụ hỗ trợ, VLR có thể truy vấn các thông tin từ HLR: IMSI (nhận dạng máy di động quốc tế), MSISDN (ISDN của máy di động), số chuyển vùng của thuê bao MS (MSRN), số nhận dạng thuê bao di động tạm thời (TMSI), số nhận dạng thuê bao di động nội bộ (LMSI) và vùng định vị nơi đăng ký MS.
- BSSMAP là giao thức được sử dụng giữa MSC và BSC để nhắn tin, thực hiện cuộc gọi, chuyển giao, cung cấp, duy trì các kênh lưu lượng và để mã hoá trong BTS, MS. • Các giao thức giữa các trung tâm chuyển mạch di động MSC Khi thực hiện chuyển giao giữa các MSC, MAP được sử dụng báo hiệu chuyển giao trong khi ISUP được sử dụng để thiết lập và xoá các kết nối.
Trong khi các khe thời gian ở trạng thái chờ, MS quét kênh điều khiển quảng bá (BCCH) trong 16 cell lân cận, chọn ra 6 cell tốt nhất để phục vụ chuyển giao dựa trên độ dài tín hiệu nhận được. Nếu thuê bao được phép sử dụng dịch vụ, HLR gửi một tập các thông tin cần cho việc điều khiển cuộc gọi tới MSC/VLR mới và gửi một bản tin tới MSC/VLR cũ để xoá đăng ký cũ.
Kênh điều khiển dành riêng đứng một mình (SDCCH - Stand Alone DCCH) chỉ được sử dụng dành riêng cho báo hiệu với một MS. Kênh quảng bá (CBCH - Cellular Broadcast Channel): Chỉ được dùng đường xuống để phát quảng bá các bản tin ngắn (SMSCB) cho các tế bào CBCH sử dụng cùng kênh vật lý như kênh SDCCH.
Kênh điều khiển liên kết chậm (SACCH - Slow Associcated Control Channel) liên kết với một TCH hay một SDCCH. Kênh điều khiển liên kết nhanh (FACCH - Fast Associcated Control Channel) liên kết với một TCH.
Một trong các vấn đề đó là do yêu cầu thiết bị đầu cuối khá cồng kềnh, chỉ phù hợp với mục đích bán cố định hoặc thiết bị đặt trên ô tô. Các dịch vụ sửa đổi và làm phong phú thêm các dịch vụ cơ bản, chủ yếu cho phép người sử dụng lựa chọn cuộc gọi đến và đi sẽ được mạng xử lý như thế nào hoặc cung cấp cho người sử dụng các thông tin cho phép sử dụng dịch vụ hiệu quả hơn.
Bản sao “Yêu cầu dịch vụ CM” được BTS gửi trả lại MS theo nguyên lý phân giải xung đột để tránh trường hợp khi nhiều MS cùng phát yêu cầu dịch vụ trên cùng một kênh SDDCH. Mạng (MSC) kiểm tra ở VLR xem MS có đăng ký dịch vụ mà nó yêu cầu ở “Thiết lập” trước khi chấp thuận cuộc gọi ( bằng “Đang tiến hành gọi” ).
Mạng (MSC) kiểm tra ở VLR xem MS có đăng ký dịch vụ mà nó yêu cầu ở “Thiết lập” trước khi chấp thuận cuộc gọi ( bằng “Đang tiến hành gọi” ). Cấp phát kênh TCH có thể sớm hoặc muộn. động ) ở chính mình hoặc thu thập thông tin này từ VLR chịu trách nhiệm cho vùng nơi MS đang có mặt. GPRS (General Packet Radio Service) là dịch vụ truyền tải mới cho hẹ thống GSM, nó cải thiện một cách hiệu quả việc truy nhập vô tuyến tới các mạng truyền số liệu như X.25, Internet…bằng cách áp dụng nguyên lý gói vô tuyến để truyền số liệu của người sử dụng một cách hiệu quả giữa máy điện thoại di động tới các mạng truyền số liệu.
Khi SGSN và GGSN thuộc về hai mạng di động mặt đất công cộng PLMN (Public Land Mobile Network) khác nhau, chúng được kết nối thông qua giao diện Gn (giao diện giữa SGSN và GGSN nằm trong cùng một PLMN) công thêm chức năng về an ninh được yêu cầu khi trao đổi thông tin giữa các PLMN khác nhau, các chức năng về an ninh này được xây dựng tuỳ thuộc vào thoả thuận của các nhà khai thác. (nếu PCU được kết nối với GSM qua mạng chuyển tiếp khung), quản lý các thông tin báo hiệu về dịch vụ mạng, báo hiệu BSSGP (giao thức GPRS BSS), định tuyến các bản tin báo hiệu, quản lý tải tin các lớp RLC/MAC (Điều khiển kết nối vô tuyến/ Điều khiển truy nhập trung gian) và truyền tải dữ liệu của người sử dụng.
SMS – GMSC (Tổng đài di động có cổng cho dịch vụ nhắn tin ngắn) và SMS – IWMSC (Tổng đài di động liên mạng cho dịch vụ nhắn tin ngắn) được kết nối với SGSN qua giao diện Gd nhằm cung cấp khả năng truyền tải các bản tin ngắn trên các kênh vô tuyến. • Giao thức TCP/UDP (Transmission Control Protocol/ User Datagram Protocol – giao thức điều khiển truyền dẫn/ Giao thức dữ liệu gói người sử dụng) : TCP chuyển các khối điều khiển dữ liệu gói (PDU) của GTP trong mạng đường trục GPRS cho các giao thức cần thiết để liên kết dữ liệu tin cậy (như X.25).
Gi là giao diện giữa GGSN và các mạng số liệu bên ngoài như mạng dữ liệu gói chuyển mạch công cộng PSPDN (Public Switched Data Network), mạng dữ liệu gói chuyển mạch kênh CSPDN (Circuit Switched Packet Data network), Internet, Intranet … nhằm phục vụ cho việc trao đổi dữ liệu giữa thuê bao di động và các mạng ngoài. - Nếu giao diện SS7 không được cài đặt trong GGSN, khi đó bất kỳ phần tử GSN (GPRS Support Node – Nút hỗ trợ GPRS) nào trong cùng mạng di động mặt đất công cộng PLMN được cài đặt giao diện SS7 với vai trò GGSN có thể sử dụng việc trao đổi GTP và MAP để trao đổi thông tin giữa GGSN và HLR.
MAC (Medium Access Control - Điều khiển truy nhập trung gian) xác định các thủ tục cho phép nhiều máy di động có thể cùng chia sẻ tài nguyên chung (ví dụ như cùng chia sẻ các kênh vật lý), MAC cho phép một máy di động đơn lẻ có thể sử dụng nhiều kênh vật lý đồng thời. RLC (Radio Link Control - Điều khiển kết nối vô tuyến) xác định thủ tục truyền lại các khối dữ liệu RLC bị lỗi, nó cũng cung cấp khả năng phân mảnh và sắp xếp lại các khối dữ liệu gói PDU trong lớp LLC vào trong khối dữ liệu RLC.
Kênh điều khiển đồng bộ gói PTCCH (Packet Timing Advance Control Channel) được sử dụng cho việc đồng bộ khung. Sắp xếp các kênh dữ liệu gói trên các kênh vật lý. Việc sắp xếp các kênh logic trên các kênh vật lý bao gồm hai yếu tố: Sắp xếp tần số và sắp xếp thời gian. Sắp xếp tần số dựa trên số khung. Sắp xếp thời gian dựa trên việc xác định các cấu trúc đa khung phức hợp trên các khung TDMA. Một cấu trúc đa khung cho các kênh PDCH gồm 52 khung TDMA như hình 2.11. Hai khung TDMA được dùng cho việc truyền kênh PTCCH, hai khung TDMA còn lại là khung rỗi. Việc sắp xếp các kênh logic trên các khối từ Bo đến B11 của đa khung có thể thay đổi từ khối này đến khối khác và được điều khiển bởi các tham số được quảng bá trên kênh PBCCH. Ngoài đa khung gồm 52 khung, được sử dụng cho tất cả các kênh logic của GPRS còn có loại cấu trúc đa khung gồm 51 khung. Cấu trúc khung này được sử dụng khi các kênh PDCH chỉ chứa kênh logic PCCH và PBCCH và không chứa kênh logic nào khác. Dự trữ đường truyền GPRS. Việc điều chỉnh chất lượng mạng GPRS theo chất lượng đường kết nối vô tuyến dễ dàng hơn việc điều chỉnh chất lượng mạng GSM, người. Cấu trúc đa khung với 52 khung. CS1 đến CS4) với các mức độ mã hoá chống lỗi khác nhau. Đa số các hệ thống GPRS hiện nay chỉ sử dụng dạng điều chế CS-1 và dạng điều chế CS-2 với tốc độ đạt tới kps (kết nối 4 khe thời gian), sử dụng cơ chế chống lỗi của dạng điều chế CS-1, GPRS vẫn có khả năng duy trì đường kết nối giữa trạm và mạng ngay cả khi chất lượng mạng vô tuyến giảm xuống đến mức không thể chấp nhận được đối với chất lượng thoại của mạng GSM. Ảnh hưởng của GPRS đến chất lượng thoại trên mạng vô tuyến GPRS sử dụng chung một phân thức điều chế, cấu trúc cụm và các kênh vô tuyến của mạng GSM chuyển mạch kênh. Và gói dữ liệu GPRS cũng gây ra nhiễu như thoại của mạng GSM. Tuy nhiên, dạng nhiễu từ. Off) trên kênh dữ liệu gói khác với thứ tự tắt mở trên kênh thoại.
Các bản tin thiết lập lại kênh gói có thể được sử dụng cho mục đích này, mạng sẽ gửi thông báo này trên kênh điều khiển gói kết hợp (PACCH) tới mỗi trạm di động MS, các kênh PACCH này có thể được gán trên các khe thời gian khác nhau. Trước nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về các dịch vụ mới của mạng di động, đặc biết là các dịch vụ số liệu thì việc triển khai dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao theo nguyên tắc chuyển mạch gói GPRS là rất cần thiết.
Thực chất hai mạng này hoạt động song song độc lập với nhau nhưng cùng được quản lý bởi một nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông là VNPT, cùng sử dụng công nghệ GSM, cơ sở hạ tầng của mạng không có gì khác nhau. Tuy nhiên, khi đưa vào triển khai dịch vụ số liệu thì hai mạng có khác nhau về các bước triển khai và lựa chọn thiết bị của các hãng, cả hai mạng đã từng bước thực hiện từ đầu năm 2002.
Các trạm BTS được phân bố trên khắp các tỉnh thành trong cả nước với tổng số 214 trạm. Đường kết nối giữa BTS và BSC sử dụng hệ thống vi ba hoặc cáp quang.
Với kết quả dự báo đó thì từ nay đến năm 2010, việc triển khai dịch vụ số liệu tốc độ cao dựa trên công nghệ chuyển mạch gói vô tuyến GPRS của các nhà khai thác di động GSM tại Việt Nam là hợp lý cả về góc độ đầu tư nâng cấp tận dụng hệ thống GSM hiện có, cũng như đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu về loại hình dịch vụ và mức độ tăng trưởng về số lượng khách hàng.
Mặt khác, trong điều kiện cho phép (chất lượng giao diện không gian tốt, lưu lượng GSM thấp) thì các kết nối GPRS vẫn hoàn toàn có khả năng đạt được tốc độ tối đa của mình. Ưu điểm chính của phương án này là khả năng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên chung của mạng và dịch vụ số liệu có thể đạt được tốc độ tối đa của mình nếu điều kiện cho phép. Phương án 3 – chia sẻ từng phần dung lượng. Theo phương án này thì toàn bộ dung lượng của cell được chia thành ba phần, một phần cho GSM, một phần cho GPRS và phần còn lại được dùng chung cho cả GSM và GPRS. Phần dung lượng dành cho handover được lấy từ dung lượng riêng của GSM và GPRS hoặc dùng ở phần dung lượng chung. Phần dung lượng dành cho GPRS được chia theo nguyên tắc: đủ lớn để đảm bảo một giá trị QoS nhất định và đủ nhỏ để không lãng phí khi lưu lượng GPRS là thấp. Ưu điểm của phương án này là luôn có một phần dung lượng cố định để phục vụ cho lưu lượng của GPRS với khả năng đảm bảo một giá trị QoS nào đó. Về điểm này, nó tận dụng được ưu thế của phương án 1. Mặt khác, với phần dung lượng để dùng chung giữa GSM và GPRS, nó cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên chung của mạng, tận dụng được ưu điểm của phương án 2. Qua việc phân tích và đánh giá ba phương án phân chia dung lượng nói trên, ta nhận thấy mỗi phương án đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Việc sử dụng phương án nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của nhà khai thác trong điều kiện cụ thể. Tuy nhiên theo đánh giá chung, phương án 3 có nhiều ưu điểm hơn cả vì nó tận dụng được ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cả hai phương án 1 và 2, cho nên đây là phương án được khuyến nghị lựa chọn để triển khai dịch vụ GPRS trên mạng di động. b- Cấu hình mạng khi triển khai dịch vụ GPRS. Các thuê bao số liệu di động đã xuất hiện vào cuối năm 2001, đầu năm 2002 với số lượng còn rất ít so với các thuê bao điện thoại di động. Như vậy, thời điểm này. đã xuất hiện nhu cầu) và phù hợp với năng lực hiện có của mạng (vì tỷ lệ thuê bao di động số liệu chưa lớn). Các thiết bị này đều dựa trên các công nghệ tiên tiến như ATM, Ethernet..Tuy nhiên trong giai đoạn đầu để triển khai GPRS, mạng Vinaphone có thể sử dụng sản phẩm tích hợp chung các nút hỗ trợ của Ericsson hay Siemens để cung cấp dịch vụ vì chúng có một số ưu thế như: vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, nhu cầu khách hàng và giảm giá thành đầu tư ban đầu vì đây là thiết bị dung lượng vừa phải.