Giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô Việt Nam

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH Ô TÔ Ở VIỆT NAM

Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam

    Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp trên mới chỉ làm công việc lắp ráp ô tô từ nguồn linh kiện nhập khẩu là chủ yếu chứ chưa hề chế tạo ô tô. Hầu như các sản phẩm được sản xuất ra đều được nhắm vào thị trường tiêu thụ nội địa, mà thị trường ô tô Việt Nam còn rất nhỏ bé nên trong những năm qua các doanh nghiệp lắp ráp ô tô chỉ tiêu thụ được khoàng 30.000 - 50.000 xe/năm, luôn luôn đạt dưới 1/3 công suất thiết kế. Từ khi được hình thành, ngành ô tô Việt Nam luôn được Nhà nước dành cho những ưu đãi đặc biệt, tuy nhiên hoạt động của ngành này vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của Nhà nước.

    Tuy nhiên năm 2007 được xem là năm tăng trưởng thần kì của ngành ô tô Việt Nam, điều này được giải thích là do tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam. Mặc dù đã phát triển được 15 năm nhưng so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất non trẻ và gần như chưa phát triển. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua, nước ta đang dần trở thành một thị trường hấp dẫn đối với công nghiệp ô tô.

    Năm Tổng số (xe) Tăng hàng năm (xe) Tốc độ tăng (%)

    Đánh giá tình hình phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô

    • Nhu cầu các sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
      • Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ô tô

        Tuy nhiên, thực tế, tỉ lệ này đã không đạt được như đúng mục tiêu đã đề ra vì sản lượng tiêu thụ các loại xe do doanh nghiệp FDI sản xuất và lắp ráp khá ít, bình quân chỉ đạt 5.000 – 10.000 xe/năm, chưa đủ quy mô kinh tế để có thể đầu tư sản xuất các loại linh phụ kiện một cách có hiệu quả. Bên cạnh việc giới thiệu dự án 100% vốn nước ngoài Denso Việt Nam sản xuất linh phụ kiện ô tô để xuất khẩu tại khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội), Toyota cũng đã khai trương nhà máy sản xuất chi tiết thân xe ô tô đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2003. Tiến trình nội địa hoá cần phải được dựa trên cơ sở từng bước xây dựng mạng lưới hợp tác chế tạo cơ khí, phân phối sản phẩm thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi toàn quốc và tìm cách nhận được các đơn đặt hàng lâu dài của các hãng ô tô lớn quốc tế, có thị trường và tiềm năng để từng bước làm chủ được công nghệ và tạo thị trường lâu dài.

        Trong điều kiện ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam chưa phát triển như hiện nay hầu hết các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam đều phải nhập khẩu linh phụ kiện từ nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận định rằng năng lực của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam còn rất non kém, chưa đủ điều kiện cũng như chất lượng để các đối tác nước ngoài quan tâm cùng nhau ngồi lại để thoả thuận. Để thực hiện được một chiến lược công nghiệp có hiệu quả thì chúng ta phải quan tâm đến sự hợp tác, liên kết giữa các bên: liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, trong đó khối trong nước cung cấp linh kiện, phụ tùng và dịch vụ cho khối nước ngoài; phối hợp giữa các bộ và cơ quan khác trong việc thực hiện quy hoạch theo một cách thức phù hợp; kênh hợp tác thường xuyên giữa cộng đồng kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách.

        Hình 11: Cơ cấu thu mua linh kiện của công ty ô tô Honda năm 2007 Đơn vị: %
        Hình 11: Cơ cấu thu mua linh kiện của công ty ô tô Honda năm 2007 Đơn vị: %

        Đánh giá chung về phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô

          Nguyên nhân là do các doanh nghiệp FDI thường yêu cầu cao đối với linh phụ kiện cả về chất lượng và trình độ sản xuất còn các nhà lắp ráp nội địa thường chỉ sử dụng những linh kiện đòi hỏi trình độ sản xuất trung bình. Sự thiếu thông tin về các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ nội địa cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự hình thành và mở rộng liên kết giữa các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô với những nhà cung cấp linh phụ kiện. Đối với một số doanh nghiệp có liên quan định hướng phát triển lâu dài tại Việt Nam đã có xu hướng tìm kiếm các nhà sản xuất phụ tùng trong nước hoặc kêu gọi nhà đầu tư ở nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

          Cho đến nay, chỉ có một vài doanh nghiệp sản xuất phụ tùng nhưng chủng loại không nhiều, chủ yếu là săm lốp, nhíp lá, dây điện … Nhiều doanh nghiệp trong nước đã và đang tiếp cận với sản phẩm nhưng vẫn còn hạn chế về khả năng tài chính và chuyển giao công nghệ. Trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ô tô, Việt Nam chưa có được sản phẩm chủ đạo nổi trội và chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường, chưa được nhiều nhà sản xuất và nhập khẩu linh phụ kiện biết đến. Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự yếu kém của ngành công nghiệp ô tô cũng như ngành công nghiệp phụ trợ ô tô đó là do các chính sách được đưa ra không phù hợp và sự không đồng bộ về chủ trương và chính sách.

          GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH Ô TÔ Ở VIỆT NAM

          Định hướng, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô

          • Quan điểm phát triển
            • Định hướng phát triển
              • Mục tiêu phát triển 1. Mục tiêu tổng quát

                Phát triển nhanh ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới; lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá - hợp tác hóa nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước; đồng thời tích cực tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô. Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải gắn kết với tổng thể phát triển công nghiệp chung cả nước và các Chiến lược phát triển các ngàh liên quan đã được phê duyệt, nhằm huy động và phát huy tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt. Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải phù hợp với chính sách tiêu dùng của đất nước và phải đảm bảo đồng bộ với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông; các yêu cầu bảo vệ và cải thiện môi trường.

                - Xe con 4 – 9 chỗ ngồi: là các loại xe có kết cấu tương tự như xe do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất (xe việt dã, minibus. … ) nhưng hình thức và tiện nghi đơn giản hơn, giá phù hợp với sức mua trong nước. Trên cơ sở khung gầm gắn động cơ nhập khẩu hoặc được chế tạo trong nước, tổ chức sản xuất các loại xe chuyên dùng bao gồm: xe cứu hoả, xe đông lạnh, xe quét đường, xe trộn bê tông, xe hút bùn, xe cẩu, xe sửa chữa điện … phục vụ nhu cầu trong nước. Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.

                Xe tải

                Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô

                  Để ngành công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam có thể phát triển được thì Nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách phát triển ngành cụng nghiệp ụ tụ theo hướng rừ ràng, minh bạch và ổn định trong một thời gian dài đối với các sản phẩm ô tô và linh kiện ô tô. Đối với các bộ phận quan trọng của ô tô như động cơ, hộp số, bộ phận truyền động, đây là những bộ phận chưa có đơn vị nào trong nước sản xuất đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các nhà lắp ráp, thì có thể giảm thuế nhập khẩu để giảm bớt chi phí trong giá thành, góp phần giảm giá xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Trong một thời gian dài việc đào tạo và thực hành khoa học kỹ thuật (kỹ thuật cơ khí, hoá chất, điện …) ở các trường đại học còn nhiều hạn chế cộng với sự thiếu nhiệt tình của sinh viên trong quá trình tiếp thu kiến thức thực tế đã làm cho chất lượng của các kỹ sư khi tốt nghiệp rất thấp.

                  Thực trạng đó chỉ ra rằng để có được một lực lượng lớn kỹ sư có thể làm việc trong các ngành công nghiệp phụ trợ thì chúng ta cần phải cải cách chương trình đào tạo đại học bao gồm đổi mới trang thiết bị dạy học, phương thức giảng bài và chương trình đào tạo. Chính phủ cần phải có biện pháp để các công ty nhà nước trong lĩnh vực này tăng khả năng cạnh tranh bằng các biện pháp tích cực, tiếp nhận sự chi viện về công nghệ từ nước ngoài, liên doanh hợp tác với các công ty nước ngoài nhất là đối với các xí nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Chỉ có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ và các nhà sản xuất lắp ráp mới phát triển được thị phần về cung ứng phụ tùng, linh kiện của Việt Nam cho các liên doanh lắp ráp trong nước và tham gia vào hệ thống phân phối sản phẩm phụ trợ ngành ô tô toàn cầu.