MỤC LỤC
- Khóa luận sử dụng PPL của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp quan sát…. - Khóa luận còn sử dụng các phương pháp như điều tra xã hội học, lấy ý kiến chuyên gia, thống kê toán học…. - Quá trình điều tra thực trạng được xác định với tỉ lệ 4 trường trong tổng số 6 trường THPT của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Môn GDCD là một môn khoa học xã hội, gắn với đường lối của Đảng, cùng với các môn khoa học khác góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức, vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh xã hội, lịch sử, đất nước, nhân loại. - Chương trình môn GDCD lớp 10 sẽ giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, biết được một số phạm trù cơ bản của đạo đức học; hiểu một số yêu cầu đạo đức đối với người công dân hiện nay. - Chương trình môn GDCD lớp 11 giúp học sinh biết được một số phạm trù cơ bản, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, bản chất của nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hiểu đường lối, quan điểm của Đảng; các chính sách quan trọng của Nhà nước về xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua những tri thức trên giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh có TGQ duy vật, phương pháp tư duy biện chứng, biết phân tích đánh giá các hiện tượng xã hội theo quan điểm khoa học, tiến bộ, biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội, biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái đẹp và đấu tranh, phê phán đối với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với khả năng của bản thân, từng bước vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống lao động, học tập và sinh hoạt. TGQ duy vật thừa nhận thế giới có nguồn gốc vật chất luôn luôn vận động và phát triển với những quy luật vốn có; qua đó có được phương pháp tư duy biện chứng xem xét, giải quyết mọi vấn đề một cách khách quan dựa trên những đặc điểm của bản thân sự vật, xem xét sự vật trong mối liên hệ và trong sự phát triển.
Ý thức của con người tuy có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên, song sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên, vẫn luôn tuân theo những quy luật riêng của chúng, con người không thể quyết định hoặc thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan của mình. Đơn vị kiến thức 5: Phê phán những quan điểm duy tâm siêu hình về nguồn gốc và bản chất của thế giới như phê phán quan điểm của Platon, Ôgúytxtanh Avreli, Gióoc Béccơli cho rằng thế giới này là sản phẩm của thượng đế, con người và giới tự nhiên đều phụ thuộc vào thượng đế. Vì xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên, có cơ cấu xã hội mang tính lịch sử riêng, có những quy luật riêng như: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật đấu tranh giai cấp.
Các hình thức vận động được phân loại theo trình tự từ thấp đến cao và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau, trong điều kiện nhất định chúng chuyển hóa lẫn nhau làm cho thế giới vật chất vô cùng phong phú, đa dạng và không ngừng phát triển. Giáo viên hướng dẫn học sinh dẫn chứng: Sự phát triển diễn ra một cách phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy: giới tự nhiên đã phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, động vật, đến con người, xã hội loài người đã phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy qua chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đến xã hội chủ nghĩa. Với quan điểm về phát triển trên đây, chúng ta có thể rút ra ý nghĩa về PPL là: khi xem xét một sự vật, hiện tượng, hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ,.
Nội dung tri thức của phần này nhằm hình thành cho học sinh những tri thức đúng đắn về quy luật mâu thuẫn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh THPT, giúp học sinh hiểu vai trò của mâu thuẫn - nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Giáo viên giải thích và ví dụ cho học sinh hiểu mặt đối lập của mâu thuẫn là những mặt có những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm..mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. Kiến thức của phần này thực chất là trang bị những nội dung của quy luật sự chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại nhưng ở mức độ đơn giản nhằm hình thành phương pháp tư duy biện chứng cho học sinh.
Thứ ba, theo quan điểm biện chứng về sự phát triển, trong quá trình phủ định, chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc những cái vốn là tinh hoa của cái cũ, sử dụng chúng như là tiền đề của sự nảy sinh cái mới tiến bộ hơn, biết giữ hình thức và cải tạo nội dung cho phù hợp. Cần làm cho học sinh hiểu thế nào là nhận thức, thế nào là thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, từ đó hình thành cho học sinh ý thức tìm hiểu thực tế, vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống để tri thức trở nên bổ ích. Giỏo viờn liờn hệ thực tiễn để học sinh hiểu rừ cỏc hỡnh thức cơ bản này và chỉ ra vai trò quan trọng nhất của hoạt động sản xuất vật chất, nó quyết định các hoạt động khác và suy cho cùng các hoạt động khác đều nhằm phục vụ cho sản xuất vật chất.
Sự tác động qua lại của hai bộ phận này theo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất làm cho phương thức sản xuất làm cho phương thức sản xuất cũ bị thay thế bởi phương thức mới cao hơn. Bằng những dẫn chứng sinh động, giáo viên giúp học sinh hiểu vai trò to lớn của YTXH tiến bộ nhất là vai trò của đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta; vai trò của tri thức khoa học đối với sự phát triển xã hội.
Khi gặp khó khăn hay thất bại trong học tập hoặc cuộc sống, thái độ của em như thế nào ?. Nhằm tìm hiểu thực trạng hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến nay. Em kính mong quý thầy cô vui lòng đóng góp ý kiến bằng cách đánh dấu (x) vào những câu trả lời phù hợp; nếu có ý kiến khác thầy cô vui lòng điền vào chỗ trống.
Theo thầy (cô) việc giáo dục thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh là công việc như thế nào?. Thầy (cô) thấy thời lượng phân phối cho phần thứ nhất của môn GDCD lớp 10 như thế là phù hợp không ?. Thầy (cô) thấy học sinh đã vận dụng được những tri thức môn giáo dục công dân lớp 10, phần thú nhất vào việc học tập và cuộc sống như thế nào ?.
Thầy (cô) có liên hệ thực tế trong quá trình giáo dục thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh không ?. Phương pháp nào thầy (cô) thường sử dụng nhiều nhất trong khi giảng dạy môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất ?. Theo thầy (cô), những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh THPT ?.
Thầy (cô) nhận thấy số đông người cho rằng: việc giáo dục thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh là nhiệm vụ của ai?. Thầy (cô) thấy học sinh đã vận dụng được những tri thức môn giáo dục công dân lớp 10, phần thứ nhất vào việc học tập và cuộc. Theo thầy (cô), những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình hình thành TGQ, PPL khoa học cho học sinh.