MỤC LỤC
Nguyễn Ngọc Lung (1987) [34] đã xây dựng biểu tỉa thưa tạm thời và biểu thể tích cây đứng tạm thời cho Keo lá tràm, trên cơ sở xác lập tương quan Dt –D1.3 và mối quan hệ giữa các nhân tố điều tra với thể tích thân cây. Những nghiên cứu về sinh trưởng, sản lượng và các giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng trồng Tếch. a) Những nghiên cứu về sinh trưởng, sản lượng. Theo kết quả nghiên cứu của Bảo Huy (1998) [36] về rừng Tếch ở Tây Nguyên, để xác định chu kỳ kinh doanh hợp ly cần nghiên cứu quy luật sinh trưởng thể tích cây bình quân lâm phần, trên cơ sở đó xác định mối quan hệ giữa các lượng tăng trưởng thường xuyên và bình quân, từ đây sẽ tìm được tuổi năng suất tối đa và thành thục số lượng. Đồng thời ông cũng đưa ra phương trình thành quả:. Phương trình cho thấy: Tuổi đạt năng suất tối đa là 20 năm, đây cũng có thể coi là cơ sở xác định chu kỳ kinh doanh nếu mục tiêu là kinh doanh gỗ nhỏ đến gỗ vừa. Tuổi thành thục số lượng là 49 năm đây cũng có thể coi là cơ sở xác định chu kỳ kinh doanh nếu mục tiêu là kinh doanh gỗ lớn. b) Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng Tếch.
- Tình trạng nền đất rừng (cây bụi thảm tươi, mức độ tác động của con người):. Quan sát trên toàn ôtc và ghi lại những đặc trưng nổi bật: Tình trạng vệ sinh rừng, phát dọn thực bì, chăn thả gia súc, khai thác gỗ, lấy củi, loài cây bụi chính,v.v. Kết quả điều tra được ghi vào biểu có mẫu như sau:. Biểu điều tra sinh trưởng rừng trồng Tếch. Độ tàn che: Hướng dốc: Vị trí ôtc: Tuổi rừng:. Nhận xét tình trạng nền đất rừng:.. Phương pháp xử lý số liệu. Xác định các đặc điểm chung của lâm phần Tếch. - Tính các đặc trưng thống kê mô tả lâm phần: Giá trị trung bình, phương sai, sai tiêu chuẩn, độ lệch, độ nhọn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, hệ số biến động, khoảng biến động, sai số số trung bình mẫu, sai số tuyệt đối của khoảng ước lượng theo đường lệnh: Tool\Data Analysis..\Descriptive Statistics\o.k. Mô tả đặc trưng cấu trúc lâm phần:. a) Xác định phân bố thực nghiệm cho các nhân tố: Đường kính thân, chiều cao, đường kính tán. Để kiểm tra sự phù hợp giữa phân bố thực nghiệm với phân bố lý thuyết, dùng tiêu chuẩnn2 (khi bình phương). Giả thuyết H0: Phân bố của nhân tố điều tra theo hàm Weibull Giả thuyết H0 được kiểm tra bằng tiêu chuẩnn2 như sau:. Tổ nào có flt<5 thì phải gộp với tổ trên hay tổ dưới sao cho flt≥5. +), tức là phân bố lý thuyết phù hợp với phân bố thực nghiệm. c) Xác định ảnh hưởng của tuổi đến quy luật phân bố đường kính thân, chiều cao và đường kính tán. Vì các lâm phần thuộc đối tượng nghiên cứu có tuổi khác nhau, từ tuổi 13 đến tuổi 16. Xác lập mối quan hệ giữa tuổi và độ lệch của phân bố bằng đường lệnh:. d) Xác định ảnh hưởng của mật độ lâm phần tới quy luật bố đường kính thân, chiều cao và đường kính tán.
Với mức bình quân đất canh tác và mức tăng tự nhiên dân số 1,7% như hiện nay huyện Yên Châu có điều kiện phát triển kinh tế nói chung và phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp nói riêng để nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên phần lớn là công trình tạm thời chiếm 80%, xây dựng không đồng bộ từ công trình đầu mối đến hệ thống kênh mương, lại bị tác động của yếu tố thiên nhiên, con người, đến nay hầu hết đã bị xuống cấp và chỉ phát huy được khoảng 70% năng lực thiết kế.
Người dân có được hướng dẫn trồng rừng không; (4) Trồng được mấy năm thì chặt tỉa bớt cành; (5) Nhà nước có trả tiền công quản lý và công trồng hay không; (6) Chủ quản lý rừng trồng hiện nay là ai?.
Các xã có diện tích trồng rừng lớn tiếp theo phải kể đến: Chiềng Đông theo thiết kế ban đầu chiếm 12,14%, Chiềng Khoi chiếm 16,75%, tuy nhiên trên thực tế diện tích Tếch còn lại rất ít, đường kính nhỏ và cây phân bố rải rác. Vì thế, để đảm bảo dung lượng mẫu nghiên cứu, đề tài đã quyết định lựa chọn vùng điều tra thu thập số liệu trên 4 xã: Chiềng Pằn, Chiềng Hặc, Tú Nang, Sặp Vạt với tổng diện tích rừng Tếch là: 756,784 ha, chiếm 56,55% tổng diện tích rừng trồng Tếch theo thiết kế.
Việc bố trí ôtc ở các hướng phơi, vị trí và độ dốc khác nhau sẽ đại diện tốt cho khả năng thu nhận nguồn năng lượng mặt trời, đảm bảo sự bao quát, so sánh chính xác trong điều tra đánh giá tình hình sinh trưởng, các quy luật cấu trúc và các nhân tố ảnh hưởng trong đời sống cõy rừng.
Điều này có thể lý giải là do, Tếch là loài cây có biên độ sinh thái rộng, song nó sẽ sinh trưởng tốt hơn ở những nơi có đầy đủ chất dinh dưỡng Mg, P, Ca và có độ dốc từ 5 – 250, chân đồi thường có độ dốc thấp hơn rất nhiều so với sườn đồi, và đỉnh đồi. Nguyên nhân của sự phân hoá đường kính là do sự không đồng nhất về tiêu chuẩn cây trồng rừng ban đầu (được lấy từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả việc người dân tự gieo ươm), sự khác biệt cục bộ về địa hình (độ dốc và hướng phơi), quá trình khai thác chọn thô và sự phân hoá tỉa thưa tự nhiên.
Như vậy, trong các lâm phần Tếch đang có hiện tượng ứ đọng cây ở cỡ đường kính nhỏ gây mất cân đối trong các cỡ đường kính, trong thời gian tới cần phải có những điều chỉnh kịp thời thông qua tỉa thưa mật độ đối với những cây cỡ kính nhỏ, phẩm chất thấp để phân bố tiến dần đến phân bố chuẩn. Đặc biệt, một số lâm phần ngoài một đỉnh chính còn xuất hiện thêm một hoặc một số đỉnh phụ, điều này cho thấy các lâm phần tại khu vực nghiên cứu đã bị tác động mạnh của quá trình khai thác chọn, quy luật kết cấu của rừng chưa ổn định.
Do môi trường và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là tương đối đồng nhất trong vùng nghiên cứu, nên nhân tố ảnh hưởng đến quy luật cấu trúc rừng chính là các nhân tố nội tại hình thành lên rừng, tiêu biểu là: Tuổi, mật độ, độ giao tán – đây cũng chính là các nhân tố ảnh hưởng được nghiên cứu xem xét chính trong đề tài. Đối với phương trình tuyến tính một lớp mức độ liên hệ giữa các đại lượng được xác định thông qua hệ số tương quan (r), kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan và các tham số bằng tiêu chuẩn t; Đối với phương trình tuyến tính 2, 3 lớp mức độ liên hệ giữa các đại lượng được xác định thông qua hệ số tương quan kép (R), kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan bằng tiêu chuẩn F của Fisher, kiểm tra sự tồn tại của các tham số bằng tiêu chuẩn t.
Song, tại các ôtc, số lượng cây ở cận thấp nhất và cao nhất không nhiều mà có xu hướng tập trung quanh giá trị trung bình (57,14% lâm phần nghiên cứu Ex<0 hay phân bố thực nghiệm có dạng nhọn hơn phân bố chuẩn). - Đối với lâm phần Tếch ở tuổi 16, kết quả tính toán cho thấy, trong cùng một ô ít có biến động mà chủ yếu xảy ra biến động giữa các ô và các vị trí, có những khu vực sinh trưởng chiều cao tăng vọt (như ôtc số 5 tại xã Chiềng Pằn, chiều cao 16,7m), ngược lại có những khu vực sinh trưởng chiều cao rất thấp (như ôtc số 32 tại xã Tú Nang, chiều cao 10,69 m).
Nó một mặt phản ánh đặc trưng sinh thái và hình thái quần thể thực vật rừng, mặt khác lại phản ánh hiện trạng và trình độ kinh doanh, lợi dụng rừng. Kết quả này có thể khẳng định phân bố Weibull là phân bố lý thuyết khá phù hợp để mô tả phân bố số cây theo chiều cao của các lâm phần Tếch thuộc đối tượng nghiên cứu.
Quy luật phân bố N/Hvn theo hàm Weibull có dạng lệch phải Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu phần 4.2, các lâm phần Tếch đang có hiện tượng ứ đọng cây ở cỡ đường kính nhỏ (tương ứng với chiều cao 9 - 13m) gây mất cân đối trong các cỡ chiều cao, trong thời gian tới cần phải có những điều chỉnh kịp thời thông qua tỉa thưa mật độ đối với những nhỏ, phẩm chất thấp để phân bố tiến dần đến phân bố chuẩn. Từ kết quả điều tra 39 ôtc, tiến hành mô hình hoá tần số phân bố thực nghiệm đường kính tán theo hàm Weibull, để thuận tiện và đảm bảo tính thống nhất, cự ly tổ được chọn mặc định là (k = 0,5m), kết quả tính toán chi tiết được trình bày trong phụ biểu 07 và được tóm tắt lại trong biểu 4.11.
Quy luật phân bố N/Dt theo hàm Weibull có dạng lệch phải Kết luận chung, tổng hợp kết quả nghiên cứu có thể khẳng định rằng, rừng Tếch thuộc đối tượng nghiên cứu đang có hiện tượng giao tán, việc ứ đọng một số lượng lớn tán cây ở các cỡ đường kính và chiều cao nhỏ sẽ kìm hãm quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng. Kết quả nghiên cứu trong các phần 4.2 – 4.4 đã khẳng định: Sinh trưởng đường kính thân, chiều cao và đường kính tán trung bình của đối tượng nghiên cứu tại tuổi 13 – 16 là khá đồng nhất, điều này cho phép lập phương trình tương quan chung cho 4 tuổi trên cơ sở 39 lâm phần điều tra.
Đối với lâm phần Tếch ở Yên Châu, đề tài không thể đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường trên khía cạnh: Đất, địa hình (mà các các chỉ tiêu này được tạm coi là đồng nhất – do đối tượng nghiên cứu nằm trong phạm vi hẹp, khá đồng nhất về điều kiện tự nhiên); Việc tác động của con người cũng được coi là một chỉ tiêu đồng nhất (vì trong khu vực nghiên cứu chưa có các hoạt động tỉa thưa mà các tác động chỉ mang tính cục bộ, không kiểm soát được). Kết quả nghiờn cứu phần 4.2 – 4.4 đó chỉ rừ, trong cựng một tuổi ở cỏc vị trớ khác nhau dưới ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do tác động của con người đã làm cho quy luật sinh trưởng đường kính thân, chiều cao và đường kính tán khụng tuõn theo quy luật chung mà biến động khụng rừ ràng, lỳc tăng lỳc giảm.
Ở từng giai đoạn sinh trưởng, rừng phải được điều tiết mật độ để đảm bảo không gian dinh đưỡng cho cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt nhất, đáp ứng được mục đích kinh doanh khi khai thác chính, làm cho rừng lợi dụng được tối đa tiềm năng của điều kiện lập địa, năng suất, sản lượng cao, rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, v.v. Khi nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của rừng Tếch tại Yên Châu, tác giả đã cố gắng tập trung giải quyết những vấn đề liên quan: Quy luật phân bố số cây theo đường kính, chiều cao, các nhân tố ảnh hưởng đến quy luật phân bố; các quy luật tương quan; các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái thân cây.