MỤC LỤC
Trường hợp AIDS đầu tiên được mô tả năm 1981, đến năm 1983 căn nguyên gây bệnh AIDS được phát hiện là virus HIV và đến nay HIV/AIDS đã lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Trong khi tỷ lệ hiện nhiễm tại một số quốc gia như Cam–pu–chia , My-an-ma và Thái-lan đều có dấu hiệu giảm thì tại In-do-ne-xi-a và Việt Nam những con số này lại đang tăng lên [2]. Chủ yếu là do không tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ phòng và điều trị HIV và đại dịch HIV vẫn là căn bệnh lây truyền nguy hiểm nhất đe dọa sức khỏe cộng đồng [2].
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới hiện có tới 5-6% dân số toàn thế giới mang virus viêm gan B (khoảng 400 triệu người) và phần lớn số người nhiễm này thuộc các nước đang phát triển. Theo thông báo của tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết liên quan đến viêm gan B, 70-80% các trường hợp ung thư gan là do viêm gan B, 25% số người mang HBV mạn tính chết vì xơ gan và ung thư gan.
Cho đến nay tại Việt Nam hầu như chưa có một nghiên cứu chính thức nào về tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV trên các đối tượng nhiễm HIV nói chung mà chỉ có một vài nghiên cứu trên một nhóm đối tượng hay một khu vực, ví dụ như: trên đối tượng nghiện chích ma túy khoảng 30% nhiễm HBV và 70% nhiễm HCV.
Sau khi đã xét các tiêu chẩn lựa chọn và loại bỏ các bệnh nhân theo tiêu chuẩn loại trừ thì số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 88 bệnh nhân (có danh sách kèm theo tại phụ lục 1). - Đánh giá kiến thức của bệnh nhân về đường lây truyền, cách phòng chống bệnh viêm gan virus B, C và một vài yếu tố liên quan. - Phần phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân, bệnh nhân sau khi đã được nhân viên y tế giải thích về nghiên cứu sẽ được phỏng vấn trực tiếp bởi người nghiên cứu theo mẫu của bộ câu hỏi (phụ lục 2).
- Nghiên cứu đã được sự ủng hộ và chấp thuận của lãnh đạo khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai cũng như ban lãnh đạo của phòng khám ngoại trú HIV khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. - Vì bất kỳ một lý do nào mà bệnh nhân không tham gia nghiên cứu hay bỏ cuộc trong quá trình nghiên cứu cũng sẽ đều được tôn trọng và không bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên mặc dù hầu như các tỉnh đều có phòng khám ngoại trú nhưng bệnh nhân từ các tỉnh khác vẫn đến đây điều trị chiếm tới 59,1% chủ yếu từ Ninh bình 6,8%, Bắc ninh, Quảng ninh, Nam định đều chiếm 5,7%, còn lại đến từ 17 tỉnh thành khác của miền Bắc và miền Trung như: Bắc giang, Hà nam, Hà tĩnh, Hải dương, Hải phòng, Hưng yên, Lai châu, Lạng sơn, Lào cai, Nghệ an, Phú thọ, Sơn la, Thái bình, Thanh hóa, Tuyên quang, Vĩnh phúc , Yên bái.
Nhận xét: Trong 33 bệnh nhânđược hỏi cho rằng mình bị viêm gan virus thì có trên một nửa số bệnh nhân (54.5%) không biết mình lây truyền từ đâu, theo cách nào. Còn lại 27,3% bệnh nhân cho rằng mình nhiễm do tiêm chích ma túy, 15,2% cho rằng nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn và đặc biệt có 1 trường hợp cho rằng lây do ăn uống. Nhưng trong tất cả các bệnh nhân đã từng tiêm phòng viêm gan B thì chưa bệnh nhân nào tiêm đủ 5 mũi theo khuyến cáo, 73,8%.
25% bệnh nhân có kiến thức đúng và đầy đủ, 23,73% bệnh nhân chưa có kiến thức đầy đủ (không nêu được đầy đủ đường lây truyền của virus HBV), 26,14% bệnh nhân có quan niệm sai về đường lây truyền của virus viêm gan B (lây qua ăn uống, tiếp xúc), 26,14% bệnh nhân không biết về đường lây truyền của virus viêm gan B hoặc không trả lời. Nhận xét: Kết quả nghiên cứu này cho thấy kiến thức về đường lây truyền của virus viêm gan C như sau: số bệnh nhân không biết về đường lây truyền của virus HCV rất cao, chiếm tới 65,9% và có tới 19,3% bệnh nhân có quan niệm sai lầm về đường lây truyền của HCV như lây qua ăn uống, tiếp xúc…Trong khi đó chỉ có 4,5 bệnh nhân biết được đúng và đầy đủ về đường lây truyền của HCV còn lại 10,2% bệnh nhân biết về đường lây truyền của virus này nhưng chưa đầy đủ. Nhận xét: Trong nghiên cứu này khi được hỏi về cách tốt nhất để phòng lây nhiễm virus viêm gan B thì kết quả thu được như sau: 43,2% bệnh nhân chọn cách tiêm phòng, 15,9% bệnh nhân cho rằng cần tránh đường lây truyền của virus, 3,4% bệnh nhân nêu ra các phương pháp khác (các biện pháp bệnh nhân nêu ra hầu như là sai như không dùng chung bát đũa, cốc,…) và có tới 37,5% bệnh nhân không biết hoặc không trả lời được cách tốt nhất để phòng lây nhiễm HBV.
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 71,6% bệnh nhân không biết về lịch tiờm phũng vaccine viờm gan virus B, 20,5% bệnh nhõn biết nhưng khụng rừ và chưa đầy đủ và chỉ cú 8,0% bệnh nhõn biết rừ ràng và đầy đủ về lịch tiờm phũng vaccine viêm gan virus B. Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy 8,0% bệnh nhân cho rằng chi phí điều trị viêm gan virus là không đắt, 27,3% bệnh nhân cho rằng chi phí đắt nhưng họ có khả năng chi trả được, 25% thì cho rằng chi phí cho điều trị là quá đắt và họ không có đủ kinh tế để chi trả còn lại 39,8% bệnh nhân không biết hoặc không trả lời.
Điều này có thể lý giải bởi hai nguyên nhân sau: thứ nhất các đối tượng hành nghề tự do, công ăn việc làm không ổn đinh, nay đây mai đó cộng với trình độ không cao nên dễ mắc các tệ nạn xã hội tiêm chích, mại dâm..nên dễ dàng nhiễm HIV. Trong nghiên cứu này cho thấy ngoài bệnh nhân của Hà Nội chiếm 40,9%, còn hơn 59% bệnh nhân đến rải rác từ 21 tỉnh thành khác của khu vực miền bắc và miền trung có nhiều bệnh nhân đến từ các tỉnh rất xa như Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Nghệ An, Tuyên Quang. Nếu đến đăng ký khám và điều trị tại các đơn vị này thì sức khỏe của bệnh nhân sẽ ít bị ảnh hưởng do di chuyển xa, sẽ duy trì được việc đến khám và lấy thuốc đúng ngày trong khi chất lượng thuốc và điều trị vẫn được đảm bảo.
Việc này có thể giải thích là khá nhiều bệnh nhân vẫn còn tâm lý e sợ bị người quen, bạn bè phát hiện mình bị nhiễm HIV khi điều trị gần nhà hoặc tâm lý phải khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến trung ương mới an tâm…. Hầu hết các đối tượng này sử dụng ma túy theo đường tiêm chích và đây cũng có thể là đường lây nhiễm HIV, HCV, HBV của các đối tượng này và có khả năng cũng là con đường lây truyền bệnh cho các đối tượng khác. Điều này có thể giải thích là tỷ lệ bệnh nhân nghiện chích ma túy trong nghiên cứu này thấp hơn so với các nghiên cứu khác tại TP HCM hay Quảng Ninh, mà nguy cơ nhiễm HCV từ con đường tiêm chích ma túy chiếm chủ yếu nên tỷ lệ đồng nhiễm HCV-HIV cũng thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, kiến thức của bệnh nhân HIV về viêm gan virus B, C nói chung là rất thấp về tất cả các khía cạnh như đường lây truyền, cách phòng tránh, điều trị và sự nguy hiểm đối với họ. Nhưng theo kết quả của nghiên cứu này cho thấy chỉ có 43,18% bệnh nhân được hỏi cho rằng tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm gan virus B, số còn lại cho rằng cần tránh đường lây truyền hoặc không biết. Điều này có thể giải thích bệnh nhân mặc dù đã biết được tác dụng của tiêm phòng với viêm gan virus B nhưng họ chưa nhận thấy hết những hậu quả khi nhiễm HBV mang lại hoặc họ có biết nhưng lại gặp khó khăn về kinh phí trong việc đi tiêm phòng.
Do điều kiện của nghiên cứu này có hạn chúng tôi đã không thể xác định được tỷ lệ tiêm phòng có hiệu quả trên những bệnh nhân đã tiêm phòng bởi theo kết quả nghiên cứu không có bệnh nhân nào tiêm phòng HBV đủ 5 mũi như khuyến cáo. Điều này các nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc họ có lẽ đều biết nhưng trong khi các bệnh nhân được cung cấp thông tin rất đầy đủ về HIV trước khi điều trị thì việc cung cấp các thông tin về viêm gan virus B, C lại bị bỏ ngỏ. Các giá trị men gan ở mức bình thường điều này cho thấy nhiễm virus viêm gan B, C nhưng không có triệu chứng, điều này cho thấy diễn biến của bệnh khá âm thầm nên dễ dẫn đến hậu quả sau này như ung thư hoặc xơ gan.