MỤC LỤC
Với tính chất ưu đãi như tỷ lệ lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, thời gian ân hạn kéo dài, chỉ có ODA là thích hợp nhất cho đầu tư phát triển các công trình công cộng, tạo nền móng cho sự phát triển Việt Nam, có thể lấy Nhật Bản làm một ví dụ. ODA thông qua các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông đường bộ, hệ thống cấp nước, phân phối điện, hỗ trợ khu vực nông nghiệp đã góp phần tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn, và cuối cùng là sẽ giúp xoá đói giảm nghèo.
Nước này đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện mà chỉ riêng một nhà máy đã đòi hỏi vốn lớn gấp 10 lần số vốn cần để đầu tư vào chương trình thuỷ lợi của toàn bộ vùng Đông Bắc, xây dựng 9 nhà máy điện hạt nhân, tổ hợp nông công nghiệp gang thép vùng Đông bắc hết 68 tỷ USD. Ngoài việc sử dụng một cách ồ ạt, thì việc chính phủ đứng ra bảo lãnh cho tất cả các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước cũng gây ra việc tăng nguy cơ vỡ nợ về các khoản vay cho các quốc gia này.
Tổ chức quản lý, điều hành quá trình huy động và sử dụng nguồn vốn ODA chưa hợp lí, một số khâu của chu kỳ dự án đầu tư còn nhiều bất cập gây nên tình trạng kéo dài thời gian thực hiện chương trình,dự án dần đến tốc độ giải ngân chậm,giảm thời gian ân hạn và hiệu quả đầu tư. Họ là những người chịu trách nhiệm chính trong quản lí phân bổ như hiện nay .Họ là những người mà chịu trách nhiệm chính trong quản lý nguồn vốn, phân bổ chúng, lựa chọn nhà thầu, thực hiện mua sắm, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, quyết định thanh toán cho nhà thầu. Hiện chưa có mô hình chuẩn về các ban quản lý chương trình, dự án ODA với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn được xác định cụ thể, lương và phụ cấp chậm được cải thiện hiện đang cản trở việc thu hút những cán bộ có năng lực cho các chương trình, dự án ODA, trong đó có các dự án vốn vay trị giá hàng trăm triệu USD.
Để hỗ trợ đạt mục tiêu GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt từ 1000-1100 USD, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 20% năm 2005 xuống còn 10-11% vào năm 2010, cần định hướng thu hút và sử dụng ODA vào các lĩnh vực như Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vai trò chính trị, kinh tế quan trọng của cả nước, thúc đẩy lôi kéo sự phát triển chung, nhất là đối với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ như tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, rác thải và vệ sinh môi trường ở các đô thị, các khu công nghiệp và khu dân cư tập trung, hỗ trợ xây dựng và trang bị một số trường đại học, viện nghiên cứu trọng điểm; xây dựng trường đại học đa ngành tại Hưng Yên, phát triển hệ thống các trường đào tạo nghề để góp phần giải quyết lao động không có việc làm ở nông thôn do mất đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp, phát triển các làng nghề để duy trì nghề truyền thống và tạo thu nhập cho nông đân do đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp, tăng cường trang thiết bị cho hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố, nâng cấp bệnh viện tuyến huyện để đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân và giảm tải cho các bệnh viện của Hà Nội và một số thành phố lớn thuộc khu vực. Để hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển nêu trên, các lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA vào vùng Tây Nguyên gồm trồng rừng và bảo vệ các vườn quốc gia, xây dựng các công trình thuỷ lợi để giữ nước và điều tiết nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trong vùng cũng như vùng hạ lưu, nâng cấp các quốc lộ nối các tỉnh duyên hải miền Trung, nâng cấp các tuyến đường sang Campuchia và Lào, phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ ở các thôn bản: giao thông nông thôn, công trình thuỷ lợi quy mô nhỏ, các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, lưới điện phân phối, các công trình thuỷ điện quy mô nhỏ, hệ thống điện mặt trời, các trạm y tế xã, bệnh viện huyện, các trường tiểu học, trường dân tộc nội trú, chợ và trung tâm cụm, xã, hỗ trợ duy trì và phát triển nghề thủ công dân gian để bảo tồn văn hoá dân tộc và tăng thêm thu nhập cho dân bản địa, tăng cường năng lực cho chính quyền tỉnh, huyện, xã và các thôn bản. Để hỗ trợ vùng Đông Nam Bộ, kể cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cần thu hút và sử dụng ODA vào một số lĩnh vực thích hợp như hỗ trợ về khoa học, công nghệ để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, hiệu quả kinh tế - xã hội cao đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống trong vùng cũng như xuất khẩu, đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ ven biển ở Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) và ven biển Bà Rịa - Vũng Tầu, xây dựng các đường cao tốc, hoàn thiện các tuyến quốc lộ hiện có để cải thiện điều kiện giao thông đường bộ nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố trong và ngoài vùng, xây dựng các đường vành đai của thành phố Hồ Chí Minh, hiện đại hoá và điện khí hoá đường sắt trong vùng, trước hết là tuyến Sài Gòn - Nha Trang, hoàn thiện các tuyến giao thông đường thuỷ, xây dựng cảng hàng không quốc tế mới ở Long Thành, xây dựng vận tải bánh sắt quy mô lớn ở nội đô thành phố Hồ Chí Minh để góp phần giải quyết tắc nghẽn giao thông (tầu điện ngầm, đường sắt trên cao và đường sắt ngoại ô..), hoàn thiện và xây dựng mới hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải và rác thải của các thành phố và các thị xã trong vùng, kể cả đối với các khu công nghiệp và khu chế xuất.
Đối tượng tiếp nhận và sử dụng ODA cũng cần thay đổi, thay vì chỉ có các đơn vị nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước mới được tiếp cận và sử dụng ODA, tất cả các thành phần kinh tế tuân thủ các quy định của Chính phủ và các nhà tài trợ về quản lý và sử dụng ODA đều có thể tiếp cận đến nguồn vốn ODA nếu các chương trình và dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn này có tính khả thi cao về mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm phát triển bền vững sau khi đưa vào sử dụng. Năng lực thể chế (Quy định pháp luật và cơ cấu tổ chức quản lý ODA) và năng lực con người còn nhiều bất cập trước khối lượng nguồn vốn ODA gia tăng nhanh, tính chất phức tạp của các điều kiện tài trợ và sự đa dạng của các mô hình viện trợ. Mặc dù có những khó khăn và thách thức như trình bày ở trên, song những thuận lợi cho việc thu hút ODA của Việt Nam trong 5 năm tới vẫn là cơ bản và do vậy có thể nhận định rằng nguồn vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam trong thời kỳ 2006-2010 sẽ tăng so với thời kỳ 2001-2005. Nhật Bản nối lại hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam cuối năm 1992 và nhanh chóng trở thành nhà tài trợ có quy mô ODA lớn nhất, đạt tổng lượng ODA cam kết hơn 9,6 tỷ USD trong giai đoạn 1992-2004, chiếm khoảng 33% tổng lượng ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế cam kết dành cho Việt Nam trong giai đoạn này. năm), thực hiện dự án thông qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế hoặc đấu thầu cạnh tranh có hạn chế. Hiện nay quan hệ chính trị Việt - Nhật đang phát triển tốt đẹp theo phương châm “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, môi trường đầu tư tại Việt Nam không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị - xã hội Việt Nam ổn định, kinh tế tăng trưởng liên tục, nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn, công cuộc đổi mới tiếp tục được tăng cường.
Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), và JBIC đã và đang làm việc với Chính phủ Việt Nam về hài hoà thủ tục nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án trên cơ sở mong muốn tăng cường hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn ODA, giảm bớt các chi phí giao dịch trong việc thực hiện nguồn vốn này cũng như làm giảm nhẹ gánh nặng hành chính cho Chính phủ nước tiếp nhận viện trợ. Do vậy, để các thủ tục không còn là rào cản cho quá trình tiếp nhận ODA của bên viện trợ nói chung và bên Nhật Bản nói riêng đối với Việt Nam, chúng ta cần thực hiện kế hoạch hành động thường niên về hài hoà quy trình và thủ tục ODA phù hợp với tuyên bố cấp cao Paris và cam kết Hà nội về hài hoà quy trình và thủ tục ODA, tuân thủ quốc gia và nâng cao hiệu quả viện trợ, trước mắt là các vấn đề kĩ thuật như hệ thống báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA, văn kiện dự án thống nhất (F/S), đánh giá chung về chương trình, dự án ODA, thực hiện các nghiên cứu chung…. Đồng thời tạo điều kiện để người dân của địa phương có thể trực tiếp tham gia và quản lý chương trình, dự án thông qua việc chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án ODA cụ thể trên địa bàn lãnh thổ để tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình, kể cả đóng góp vật chất cho việc thực hiện cũng như giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện, nhất là những hoạt động liên quan tới đền bù, di dân và tái định cư, xây dựng cơ bản, tác động môi trường.