MỤC LỤC
Đây là vấn đề mà ban Giám đốc chi nhánh hết sức quan tâm nhằm nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên để họ yên tâm làm việc nâng cao tay nghề, gắn bó hơn với chi nhánh.Tuy nhiên do đặc điểm của ngành nghề chế biến và kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nên cần hết sức chú trọng vào biện pháp tích cực nhất nhằm giảm được lượng hàng tồn kho,và cần chú trọng khâu tiêu thụ sản phẩm để thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng năng xuất. Qua quá trình phát triển và tình hình thực tế hiện nay của chi nhánh cho thấy chi nhánh đang có su hướng phát triển, sản phẩm từng bước đi vào đời sống nhân dân ngày một quen thuộc hơn.Có được điều đó là do chi nhánh ngày một nâng cao chất lượng, sản lượng cũng như giữ vững được uy tín với khách hàng…Tuy vậy do đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh, đòi hỏi nhà quản trị phải đưa ra được nhưng phương án tối ưu nhằm thu thu hồi tiền bán sản phẩm hàng hoá, giảm tối thiểu hàng tồn kho, tăng vòng quay vốn VLĐ , tăng năng lực sản xuất, từng bước nâng cao uy tín sản phẩm hơn nữa và đi sâu vào tiềm thức của khách hàng. + Vay ngắn hạn tăng 67.330.743đ, tuy vay ngắn hạn ngân hàng giảm hơn so với năm 2002 là 236.056.211 tương ứng với tỷ lệ giảm 8,1 % nhưng nguồn vay cán bộ công nhân viên lại tăng mạnh điều đó chứng tỏ chi nhánh biết tận dụng nguồn vốn vay trong chính tại chi nhánh mình có thể giảm được chi phí vay ngắn hạn ngân hàng tránh lệ thuộc vào nguồn vốn này, cũng từ nguồn vay CBCNV tăng ta có thể thấy được trong năm qua chi nhánh làm ăn có hiệu quả, đời sống công nhân viên tăng, tin tưởng vào đội ngũ quản lý của chi nhánh, và tiền gửi vào chi nhánh tăng.
+ Người mua trả tiền trước là 158.938.597đ chiếm tỷ trọng là 2,25 % trong tổng số nợ ngắn hạn tăng 129.194.011đ so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ tăng 69 %, tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số nợ ngắn hạn nhưng tỷ lệ tăng cao so với năm 2002 nay là một tín hiệu khả quan về lượng sản phẩm của chi nhánh đã dần dần có chỗ đứng trên thị trường và đã mở rộng được thị phần của mình, tạo chỗ đúng vững chắc trong đời sống nhân dân, lượng sản phẩm bán ra của chi nhánh có su hướng tăng mạnh, mặt khác dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nợ ngắn hạn nhưng nó cũng góp phần đảm bảo vốn cho chi nhánh hoạt động tốt, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra những sản phẩm thực phẩm an toàn, tăng uy tín chi nhánh. Vì vậy cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như : kết hợp việc sử dụng xe chuyên chở hàng hoá với công tác giao dịch với khách hàng nhằm tránh được một số chi phí trong khi chi nhánh lại có khả năng kết hợp, tận dụng mặt bằng và nhà cửa cho công tác giới thiệu và bán sản phẩm, đầu tư kho bảo quản sản phẩm tránh thiệt hại về sản phẩm vì sản phẩm là những mặt hàng thực phẩm nên dễ hư hỏng nhằm sử dụng một cách tốt nhất TSCĐ hiện có, đồng thời đảm bảo quỹ khấu hao đủ để bù đắp nguyên giá TSCĐ khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng. - Các khoản phải thu của chi nhánh trong năm 2003 là 2.232.680.210đ chiếm 34,24% trong tổng vốn lưu động của chi nhánh tăng 258.625.052đ tương ứng với tỷ lệ tăng 12,5 % trong đó các khoản phải thu của khách hàng tăng 152.920.106đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,36 % đây là tình trạng khách hàng nợ với số lượng hàng lớn mà chi nhánh chưa thể thu hồi được, một mặt do chi nhánh đang muồn mở rộng thị phần của mình và có thể cho khách hàng chậm trả nợ cho chi nhánh nhưng mặt khác nữa là do chi nhánh bán ra lượng hàng lớn hơn cùng kỳ năm trước, đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì nếu chi nhánh không giảm được khoản phải thu của khách hàng sẽ làm cho một lượng vốn của chi nhánh bị chiếm dụng và sẽ không tăng vòng quay của vốn được nên chi nhánh cần hết sức nhạy bén trong công tác thu hồi nợ của khách hàng.
Nguyên vật liệu tồn kho giảm 302.343.976đ với tỷ lệ giảm là 10,02 % điều này chứng tỏ chi nhánh đã làm tốt công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên đã giảm được số nguyên vật liệu tồn kho, giảm được sự ứ đọng nguyên vật liệu đặc biệt với đặc điểm sản xuất sản phẩm của chi nhánh là mặt hàng thực phẩm nên hầu hết nguyên liệu không thể bảo quản và giữ được lâu thì chi nhánh cần phải tích cực trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn nữa, tránh bỏ ra lượng chi phí lớn khi bảo quản số nguyên vật liệu dù đó chỉ là trong thời gian ngắn. Khoản tiền mà khách hàng trả trước cho chi nhánh cũng là số vốn mà chi nhánh chiếm dụng được tăng 65.701.652đ tương ứng với tỷ lệ tăng 69 %, đây là kết quả của sự tín nhiệm của khách hàng dành cho chi nhánh nhưng với lượng vốn quá bé so với tổng số vốn lưu động của chi nhánh chỉ chiếm 2,34 % không thể là một nguồn vốn chiếm dụng được nhiều, điều đó chi nhánh cần đặc biệt quan tâm và cố gắng tăng lượng vốn chiếm dụng được này hơn nữa. Đây là điều đáng ghi nhân của chi nhánh trong điều kiên hiện nay, bên cành đó cho dù tăng được hiệu quả sủ dụng vốn của chi nhánh nhưng tình trạng bị chiếm dụng vốn của chi nhánh còn tồn tại khá lớn chi nhánh cần khắc phục tình trạng bị chiếm dụng này, đây cũng là vấn đề mà chi nhánh phải quan tâm khắc phục hơn nữa, dù trong khoảng thời gian không phải một sớm một chiều, chi nhánh tìm biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động hơn nữa.
Hơn nữa qua bảng 10 ta thấy chi phí quản lý của chi nhánh trong năm là rất lớn với một chi nhánh nhỏ như vậy mà chi phí quản lý doanh nghiệp của chi nhánh trong năm 2003 rất cao 3.246.408.981đ, mà chúng ta đã biết rằng Lợi nhuận hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào một trong yếu tố đó là chi phí quản lý doanh nghiệp, trong những năm tới chi nhánh cần phải quản lý chặt chẽ hơn về khoản chi phí này tránh tình trạng sử dụng chi phí này một cách lãng phí, tốn kém làm giảm hiệu quả đồng vốn sản xuất kinh doanh. Tuy phải chịu những khoản phí về sử dụng vốn lớn như vậy mà chi nhánh Vissan-Hà nội coi nhẹ việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, trong năm 2003 chi nhánh đã nộp cho ngân sách nhà nước với số tiền 812.356.324đ tăng hơn so với năm 2002 là 166.066.711đ đó là những cố gắng rất không nhỏ của chi nhánh trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ nộp cho ngân sách nhà nước, số phải nộp cho ngân sách nhà nước năm sau luôn luôn lớn hơn số phải nộp cho ngân sách nhà nước năm trước, như vậy nhìn chung chi nhánh đã thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, tồn đọng thuế ít. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của chi nhánh là chế biến và sản xuất kinh doanh mặt hàng thực phẩm theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, kép kín với những mẻ lớn và công tác sản xuất được tiến hành theo hướng cơ giới hoá có kết hợp thủ công, chu kỳ sản xuất rất ngắn gắn với mặt hàng là thực phẩm đồ nguội nên số ngày quay hàng tồn kho của chi nhánh phải đảm bảo được số lần quay hàng tồn kho phải tương đối nhanh , nếu vòng quay hàng tồn kho của chi nhánh chậm sẽ làm ảnh hưởng lớn tới những sản phẩm này.
Một mặt, chi nhánh phải giữ vững khả năng huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác phải có những biện pháp tích cực thu hồi những khoản vốn đang bị chiếm dụng, nhất là khoản phải thu của khách hàng và giảm thiểu lượng nguyên vật liệu tồn kho một cách tích cực hơn, đồng thời phải cố gắng khai thác tối đa năng lực của đồng vốn tạm thời chiếm dụng được vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng ứ đọng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh.