MỤC LỤC
Điều đó kéo theo toàn bộ những đòi hỏi đối với nhà quản lý và nhân viên phải thay đổi kỹ năng, năng lực làm việc, phương pháp làm việc…Và yêu cầu của các tổ chức doanh nghiệp phải tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để giúp nhân viên thích ứng với các công nghệ mới. Đặc điểm yêu cầu sản phẩm của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng chủ yếu áp dụng những công nghệ, kĩ thuật, thì việc tiếp nhận khoa học công nghệ là điều tất yếu và công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực là thường xuyên nhưng nếu doanh nghiệp chủ yếu sản xuất những mặt hàng thủ công không đòi hỏi những thiết bị công nghệ nhiều thi vấn đề đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân để phù hợp với yêu cầu sản phẩm chưa cần thiết lắm.
Ngoài ra để giúp chương trình thành công phải có nguồn tài chính,con người phục vụ hoặc cung cấp chương trình đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ chương trình, điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp, điều kiện sản xuất kinh doanh, hoàn cảnh của nhân viên và nhiêuu yêu cầu khác… Khi xây dựng chương trình phải xem xét cân nhắc thận trọng từng yêu cầu. Mục tiêu chung của Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giỳp cho người lao động hiễu rừ hơn về cụng việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai. Có nhiều phương pháp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .Mỗi một phương pháp có cách thức thực hiện, ưu nhược điểm riêng mà các tổ chức cần cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện công việc, đặc điểm về lao động và về nguồn tài chính của mình.Có 16 phương pháp đào tạo và phát triển cơ bản được áp dụng cho hai đối tượng là cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất.
•Phương pháp luân phiên công tác: Đây là phương pháp chuyển nhân viên hay cấp quản trị từ vị trí công tác này sang vị trí công tác khác nhằm cung cấp cho họ những kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn, giúp họ có khả năng đảm nhận được những công việc, nhiệm vụ cao hơn, tạo cơ hội thăng tiến tốt cho họ. Hiệu quả của quá trình đào tạo và phát triển được phản ánh qua chỉ tiêu kinh tế, doanh thu, lợi nhuận, lợi ích cá nhân, lợi ích của doanh nghiệp thu được từ đào tạo và phát triển, chi phí cho chương trình còn được đánh giá thông qua thời gian thu hồi vốn, chi phí đào tạo, hiệu quả công việc so với trước khi đi đào tạo.
Trước tình hình đó, cuối năm 1992, lãnh đạo Sở văn hóa – Thông tin và Giám đốc cơ sở in do ngành Văn hóa – Thông tin quản lý đã làm tờ trình gửi Ban thường vụ Tỉnh ủy đề nghị nên sát nhập 2 cơ sở in làm một, tạo thế và lực mới cho ngành in tỉnh nhà có điều kiện phát triển. Ngay sau khi có Quyết định sát nhập 2 cơ sở in, Sở Văn hóa – Thông tin và Ban biên tập báo Hà Tĩnh đã chu trì giao nhiệm vụ cho giám đốc 2 cơ sở in triển khai thực hiện phương châm: chuyển cơ sở in báo về tập trung tại một địa điểm tại nhà in Sở Văn hóa – Thông tin Hà Tĩnh và được cấp giấy phép hoạt động ngành in số 26/GP ngày 01/02/1996 của Bộ văn hóa thông tin cấp. Từ năm 1993 đến nay, nhất là từ năm 1998 sau khi ổn định được tình hình sản xuất, Xí nghiệp bắt đầu từng bước vào thời kỳ phát triển, do tích cực đởi mới dây chuyền công nghệ sản xuất từ Typô sang công nghệ offset, công nghệ in tiên tiến hiện nay.
Công ty chuyên in ấn các loại sách, báo, tài liệu chính trị, sổ sách, giấy tờ phục cho công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính của các cơ quan, đơn vị địa phương, in các lọai sách, tập san cho ngành in, in tem, nhãn, bao bì đóng gói cho các ngành liên quan. Điều nay góp phần tạo ra năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao hơn …nhưng đồng thời cũng đòi hỏi Công ty cần có kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để giúp nhân viên thích ứng với các công nghệ mớI, đồng thời tạo tác phong công nghiệp cho người lao động. Có thể nói tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp như vậy là chưa hợp lý vì xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay là ngày càng giảm bớt số lao động gián tiếp và tăng số lao động trực tiếp trong đó đặc biệt chú trọng lao động lành nghề, công nhân sản xuất.
Năm 2007 Công ty đã cử 53 người tham gia khóa học trong đó có 15 người nâng cao trình độ tay nghề, 3 người tham gia hội nghị về vấn đề sản xuất, 3 người đại học tại chức về quản trị kinh doanh và kế toán, 1 trung cấp kế toán, 31 người đào tạo ngắn hạn về những vấn đề quản lý và sản xuất. Hiện nay công ty đã cố gắng tổ chức được các lớp giáo dục cho nhân viên trong công ty như Giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, giáo dục các chính sách, chế độ, giáo dục an ninh an toàn lao động, giáo dục tác phong và văn hoá ứng xử công nghiệp hiện đại, tinh thần chấp hành kỷ luật lao động và kỷ luật công nghệ. Với tầm quan trọng to lớn của công tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà công ty Cổ phần in Hà Tĩnh đã rất cố gắng chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất như: hội trường, bàn ghế, phương tiện giảng dạy…phục vụ tốt công tác giáo dục, đào tạo nhằm đem lạI hiệu quả cho học viên và người dạy.
- Ngoài những nội dung trong chuyên môn nghiệp vụ thì Công ty đã tổ chức các lớp giáo dục, cho ngừời lao động tiếp nhận những lĩnh vực khác như : pháp luật, chính trị, các chính sách, chế độ, bảo hộ lao động…. -Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp như vậy là chưa hợp lý vì xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay là ngày càng giảm bớt số lao động gián tiếp và tăng số lao động trực tiếp trong đó đặc biệt chú trọng lao động lành nghề, công nhân sản xuất. -Công ty chưa tổ chức thường xuyên các phong trào nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của các cá nhân : phong trào lao động giỏi, phong trào tổ sản xuất, các phong trào văn nghệ, thể thao nhằm phát triển toàn diện con người, giảm mệt mỏi về tinh thần.
Công ty nên áp dụng việc tạo động lực cho người đào tạo như: Thưởng cho những ai hoàn thành tốt chương trình đào tạo… Qua các tháng, quý, năm, Công ty nên đưa ra những gương điển hình trong công tác và sản xuất nhằm tạo ra không khí thi đua sôi nổi, làm cho các nhân viên cảm thấy công việc của mình được quan tâm đúng mức, chú trọng khuyến khích họ phấn đấu cho Công ty. Nhưng là đơn vị mới chuyển đổi cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty đang đứng trước nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết : hiệu quả sản xuất chưa cao, tính theo tỷ lệ lao động trên doanh thu đang rất thấp do lao động thủ công bằng tay năng suất kém, số lao động sau khi chuyển đổi cổ phần hóa doanh nghiệp đang dư thừa nhiều, trình độ văn hóa sử dụng công nghệ thiết bị mới chưa bắt nhịp được, lực lượng lao động trực tiếp tay nghề chưa cao, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất dẫn đến thu nhập người lai động còn thấp. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh tôi đã được sự tận tình giúp đỡ của ban lãnh đạo, các phòng ban, phân xưởng, bô phận, các nhân viên Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận cung cấp các tài liệu cần thiết để nghiên cứu cơ chế hoạt động của Công ty Cổ phần in Hà Tĩnh nói chúng và Công tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng để tôi hoàn thành tốt chuyên đề này.