Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của AIRSERCO: Những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến hiệu quả

MỤC LỤC

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì tất yếu phải chịu sự tác động và tuân theo các quy luật của thị trường nếu không tất yếu sẽ bị đào thải. Doanh nghiêpk cần phải nắm bắt và nghiên cứu thu nhập của dân cư va những tập quán tiêu dùng để làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng ở mức giá cả chấp nhận được. Quan hệ, uy tín của doanh nghiệp sẽ cho phép mở rộng các cơ hội kinh doanh, mở rộng những đầu mối làm ăn và từ đó, doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn những gì có lợi cho mình.

Luật pháp ngăn cấm mọi người kinh doanh bất hợp pháp, trốn thuế, buôn lậu… song nó cũng bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia kinh doanh. Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ: Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quy trình, tiến độ kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng đồ uống giải khát, hàng nông sản, thủy hải sản… Với những điều kiện thời tiết, khí hậu và mùa vụ nhất định thì các doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó. Một khu vực có nhiều tài nguyên với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng và tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khai thác.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm trong khu vực này mà có nhu cầu đến tài nguyên, nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhân tố vị trí địa lý: Đây là nhân tố không chỉ tác động đến lợi thế của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch vận chuyển, sản xuất,… các mặt này cũng tác động đến hiệu quả kinh doanh bởi sự tác động lên các chi phí tương ứng.

Điều kiện và mối quan hệ cần phải đảm bảo trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước mà trước hết thể hiện ở việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc các đơn hàng mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp bởi vì đó là điều kiện để đảm bảo phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp là một tế bào xã hội, là một thành phần của nền kinh tế quốc dân, do đó trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển của mình, doanh nghiệp không được đặt mình nằm ngoài quỹ đạo phát triển của nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội. Quan điểm thứ ba: Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hieuj quả kinh doanh, tức là nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội của ngành, địa phương và của bản thân doanh nghiệp.

Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh, phải coi trọng tất cả các lĩnh vực, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, phải xem xét một cách đầy đủ các mối quan hệ tác động qua lại của tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo những mục tiêu đã xác định. Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá hiệu quả kinh doanh và khi đề ra những biện pháp, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả phải xuất phát từ những đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Chỉ có như vậy, những chiến lược, phương án kinh doanh, những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới có tính khả thi, đồng thời tránh được những rủi ro trong kinh doanh.

Đồng thời, những mục tiêu kế hoạch đó phải xuất phát từ những yêu cầu thị trường, đáp ứng tôus đa nhu cầu đó, trên cơ sở khai thác triệt để các nguồn nhân lực tiềm tàng của doanh nghiệp, hay nói cách khác, ta có thể xác định được khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường trên cả hai mặt hiện vật và giá trị khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khi tính toán và đánh giá hiệu quả một mặt phải căn cứ vào sản lượng hàng hóa dịch vụ đac thực hiện, giá cả tiêu thụ trên thị trường, mặt khác phải tính đúng, tính đủ các chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ những hàng hóa đó, có như vậy mới đảm bảo được chính xác trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.