MỤC LỤC
Nghiên cứu về động thái của quần xã tự nhiên đã được tiến hành từ lâu, nhiều nhà sinh thái học Đông Âu như Raunkier, Warning và Braun-Blanquet có chiều hướng coi đồng cỏ là một quần hợp tĩnh; theo Davies (1948) những “nhà sinh thái tĩnh” này đã coi các nhân tố khí hậu và thổ nhưỡng là cơ bản nhất, trên thực tế do ảnh hưởng của nhiều nhân tố sinh thái nên đồng cỏ luôn ở trạng thái thay đổi [14]. Khi chăn thả nặng nề hơn sẽ dẫn đến sự thay đổi phức tạp của thành phần loài ở từng quần xã, đó là sự thay đổi các loài đang mọc bằng những loài từ ngoài đi vào, loài bản địa bị thay thế bởi loài phổ biến rộng rãi, đồng thời đơn giản hoá cấu trúc quần xã, giảm bớt khoảng không phân bố của lớp phủ thực vật, giảm năng suất của nó.” Trên cơ sở đó đã chia qúa trình thoái hoá đồng cỏ do sử dụng thành 5 giai đoạn: Bắt đầu từ trạng thái đồng cỏ đến giai đoạn hình thành savan cây bụi [10].
Song song với những cố gắng trên việc nghiên cứu các giống cỏ nhập nội và cỏ địa phương có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú ý, nhiều giống cỏ tốt đã được đưa vào sử dụng ở các cơ sở nghiên cứu và trung tâm chăn nuôi trong cả nước như Mộc Châu, Ba Vì, Đồng Giao, Tân Sơn Nhất, Hưng Lộc, Thủ Đức, Khánh Dương, Nha Bố, …. Tháng 7/2004, viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam thuộc bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện dự án “Trồng thử nghiệm tập đoàn giống cỏ nhập nội nuôi bò” tại xã Cam Sơn, An Thạch (Mỏ Cày), Hữu Định (Châu Thành) và An Đức (Ba Tri) đã đưa ra kết luận: Cỏ Voi chiếm ưu thế hơn cả, nếu trồng chuyên canh trên nền đất trống, năng suất đạt 29,04 tấn/ha/lứa; trồng xen vườn dừa là 15,18 tấn/ha, trồng xen vườn ăn trái là 25-27 tấn/ha.
Đường tỉnh lộ 212 chạy qua nối các xã trong huyện, kết hợp với các tuyến đường trong tỉnh Bắc Kạn tạo thành một hệ thống giao thông liên huyện khá thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội với các xã trong và ngoài huyện.
Đất rừng có tầng đất mặt trung bình phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp đặc biệt là trồng cây làm nguyên liệu giấy như Tre, Trúc,.
Mặc dù có nguồn nước dồi dào như vậy, nhưng do địa hình dốc nên việc tưới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là những khu ruộng bậc thang hay khu ruộng cao.
Ngày nay, rừng nguyên sinh hầu như không còn tồn tại, hiện nay chỉ tồn tại các kiểu rừng tái sinh, rừng trồng, thảm guột, cây bụi … Rừng trồng thường gặp ở vùng thấp với các kiểu như rừng Keo, Mỡ, Bồ đề, Thông và Bạch đàn. Rừng tái sinh tự nhiên phân bố ở vùng cao hơn, đó là kiểu rừng rậm nhiệt đới, cận nhiệt đới, thường gặp các loài Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis), Thầu tấu (Aporosa dioica), Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum, Phyllanthus emblica), Gạc hươu (Wendlandia glabrata), Dẻ gai (Castanopsis indica), Sau sau (Liquidambar formosana), Cáng lò (Betula alnoides) … Thảm cỏ dưới rừng thường gặp là Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea), Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum), … trên các bãi cát ở bờ sông hay gặp là Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ đắng (Papaslum scrobiculatum), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus); trên đồi gặp thảm cỏ thấp như Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ chỉ (Digitaria sp), Cỏ lông (Ischaeunum indicum), Cỏ lông xương (Arumdinella nepalensis), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Lau (Saccharum arundinaceum).
Để góp phần tìm hiểu về tập đoàn cây thức ăn gia súc ở xã Hà Hiệu (Ba Bể), chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các thảm cỏ, loài cây cỏ tự nhiên và cây trồng đang được người dân địa phương sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Thống kê các loài cây, cỏ trồng có thể dùng làm thức ăn gia súc, tìm hiểu một số đặc điểm sinh thái, sinh học của các loài tiêu biểu, phân tích một số chỉ tiêu hoá học, để từ đó có thể rút ra kết luận về xu hướng phát triển cây thức ăn gia súc trong mô hình chăn nuôi và đề xuất đưa vào sử dụng các loài và các thảm cỏ.
Kiểu dạng sống có 5 loài như cây gỗ (kiểu 1), Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (kiểu 10) và kiểu cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16), nhóm các kiểu này chiếm 28,5%, những cá thể chiếm số lượng nhiều và thường gặp là Sau sau (Liquidamba formosana), Thàu táu (Aporosa dioica), Thành ngạnh (Cratoxylon formosum), Trinh nữ (Mimosa pudica), Gạc hươu (Wendlandia glabrata), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbristylis annua), Cói ba gân ráp (Scleria tonkinensis), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Vòi voi (Heliotropium indicum), Đậu ba lá (Uraria logopodiodes). Ở điểm này có 14 kiểu dạng sống trong đó cây gỗ (kiểu 1), các kiểu cây bụi (kiểu 2), cây nửa bụi (kiểu 6), cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (kiểu 15) và cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16), mỗi kiểu có 4 loài chiếm 50%, thường gặp các loài như Thàu táu (Aporosa dioica), Thành ngạnh (Cratoxylon formosum), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Hu lông (Trema orientalis), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chanh (Citrus media), Súm nhọn (Eurya acuminata), Cúc sao (Aster ageratoides), Đại bi (Blumea balsamifera), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Cà gai (Solanum indicum), Rau má (Centella asiatica), Cỏ hoa tre (Apluda varia var. mutica), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ mật (Paspalum conjugatum), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequilaterum), Đậu ba lá (Uraria logopodiodes).
Các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) và họ Ban (Hypericaceae), mỗi họ có 2 loài chiếm 29,27% số loài của điểm, gồm các loài Bọt ếch (Glochidion arnottianum), Me rừng (Phyllanthus emblica), Thóc lép lá mác (Desmodium gangeticum), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Chổi sể (Baeckea frutescens), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Ngấy lá nhỏ (Rubus parvifolius), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Ngọc nữ bắc bộ (Clerodendron tonkinensis), Thành ngạnh (Clatoxylum cochinchinensis), Ban nhật (Hypericum japonicum). Các kiểu cây bụi nhỏ (kiểu 4), cây nửa bụi (kiểu 6) và Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11), mỗi kiểu có 4 loài chiếm 19,5%, gồm các loài như Mua bà (Melastoma spirei), Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổ kén (Helicteres angustifolia), Trứng ếch lá dài (Callicarpa longifolia), Đại bi (Blumea balsamifera), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Nho dại (Vitis thunbergii), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Sắn dây rừng (Pueraria montana) và Cỏ lá tre (Centosteca lappacea). cernua), Quyển bá (Selaginella uncinata), Hoàng lực (Zanthoxylum nitidum), Cỏ xả (Cymbopogon caesius), Chè vè (Miscanthus floridulus), Lau (Saccharum arundinaceum), Muồng lạc (Cassia tora), Cây bắt ruồi (Drosera burmanii) và Ban nhật (Hypericum japonicum).
Năm kiểu mà mỗi kiểu có 2 loài là Cây bụi nhỏ (kiểu 4), Cây bụi nhỏ thân bò (kiểu 5), Cây nửa bụi (kiểu 6), Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14) và Cây thảo một năm có hệ rễ chùm (kiểu 18) chiếm 26,32%, thường gặp các loài như Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Muồng hoa vàng (Sesbania cannabina), Rau dớn (Diplazium esculentum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Thông đất (Lycopodiella cernua), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Chua me đất (Oxalis corniculata), Cỏ gà (Cynodon dactylon) và Cỏ chỉ (Eriachne pallescens). Điểm nghiên cứu số 8 có 16 kiểu dạng sống, trong đó hai kiểu dạng sống có số lượng loài nhiều là kiểu cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (Kiểu 10) và kiểu cây thảo một năm rễ cái (Kiểu 16), mỗi kiểu có 6 loài chiếm 27,91%, thường gặp là Ngải cứu dại (Artemisia Japonica), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Củ gấu (Cyperus esculentus), Cỏ lông lợn (Fimbristylis annua), Cói ba gân ráp (Scleria tonkinensis), Cỏ mần trầu (Elen sine indica), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Cỏ cứt lợn (Ageratum conizoides), Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Sài đất (Wedelia chinensis), Dền gai (Amaranthus spinosus), Vòi voi (Heliotropium indicum).
Đối với hàm lượng prôtêin tổng số của các cây cỏ tự nhiên sau khi phân tích chúng tôi nhận thấy Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum) chiếm tỉ lệ cao nhất 7,66%, tiếp đến là cây Ruối (Streblus asper) 6,71%; Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea), Chít (Thysanolaena maxima), Cây bùm bụp (Mallotus luchenensis), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata) có hàm lượng prôtêin tổng số dao động từ 4,8 đến 5,9 %, thấp nhất là cây Chuối (Musa poradisiaca) 0,64%. - Từ tỉ lệ chất xơ trong các mẫu phân tích từ bảng 4.10 cho thấy Chè vè (Miscanthus floridulus) có tỉ lệ cao nhất 22,69%, Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum) tuy có hàm lượng prôtêin cao nhưng tỉ lệ chất xơ cũng khá cao 19,76%, thấp nhất là Chuối (Musa poradisiaca) có tỉ lệ là 4,37%, còn các cây cỏ như Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea), Ruối (Streblus asper), Lau (Saccharum arundinaceum), Cây bùm bụp (Mallotus luchenensis) hàm lượng chất xơ dao động từ 8 đến 17%.
- Hàm lượng đường tổng số của các mẫu cỏ trên nhìn chung là thấp; Cây bùm bụp (Mallotus luchenensis) có hàm lượng đường cao nhất cũng chỉ đạt 2,2%, Cỏ lá tre lá to (Centotheca lappacea), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata) có tỉ lệ đường từ 1,1 đến 1,4%, còn lại các cây cỏ khác dao động từ 0,15 đến 0,86%. Từ bảng 4.11 chúng tôi thấy chỉ có 3 loài cây cỏ trồng có nguồn gốc tại Việt Nam đó là cây Ngô (Zea mays), cây Lúa (Orysa sativa) và cây Lạc (Arachis hypogea); 5 loài còn lại là cỏ Voi (Pennisetum purpureum), cỏ Sữa (Panicum maxinum), cỏ Jumbô, cỏ Paspalum atratum và cỏ Ghinê (Panicum maxinum) là các giống cây nhập nội.
So sánh các kết quả thu được này với số liệu của Hoàng Chung (2004) và tập thể các nhà nghiên cứu trong cuốn "Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam", thì các số liệu thu được là về cây cỏ tự nhiên là tương đương, còn cây cỏ trồng thì số liệu của chúng tôi có hơi thấp hơn. Người dân Việt Nam nói chung chưa có thói quen và kinh nghiệm về chăn nuôi, chưa có quy trình chăn nuôi hợp lý, chất lượng giống kém, điều kiện tự nhiên cũng không thật tốt cho phát triển chăn nuôi ở Việt Nam, bệnh tật nhiều, hệ số hô hấp cao nhất là với bò, nhưng ở nước ta có ưu điểm là thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép tạo đồng cỏ có năng suất rất cao, gấp nhiều lần vùng ôn đới, cỏ có thể sinh trưởng quanh năm nếu có bón tưới đầy đủ.
Bài: “Điều tra về thực trạng chăn nuôi hiện nay của xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” tham dự Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2007.