MỤC LỤC
Việc thành lập các huyện mới có thể bắt nguồn theo hai hướng: Từ sự kết hợp một số đơn vị hành chính cấp xã hiện có hoặc được tách ra từ các huyện khác để thành lập huyện mới; do quá trình đô thị hóa một bộ phận của huyện được nâng cấp lập nên đơn vị đô thị và phần còn lại được tổ chức thành đơn vị hành chính huyện mới. Việc xác lập các đơn vị hành chính mới không thể dựa trên sự kết hợp một cách cơ học các đơn vị hành chính lãnh thổ đã có, phải có những luận chứng đầy đủ với những dữ liệu khoa học về các điều kiện, cơ sở của việc điều chỉnh để đảm bảo việc xác lập đơn vị hành chính mới thực sự tạo ra động lực cho quá trình phát triển. - Trình độ năng lực quản lý, điều hành, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém, bất cập, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý gần như chưa có gì nhất là với đặc điểm địa bàn rộng, việc đầu tư và công tác chỉ đạo điều hành không đảm bảo tính tập trung, chia tách huyện sẽ phù hợp trình độ quản lý, sát dân hơn.
Một văn bản quan trọng liên quan đến đơn vị hành chính huyện chính là Quyết định 64b/HĐBT ngày 12 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về điều chỉnh địa giới đối với huyện, xã có địa giới hành chính chưa hợp lý đã không còn phù hợp nhưng vẫn được áp dụng trong điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện tới tận ngày nay. Nguồn cán bộ bổ sung cho các đơn vị hành chính mới tách ra rất đa dạng: có nơi chủ yếu là người địa phương, một số khác, số cán bộ tại chỗ ít, còn lại đa phần do được điều động, tăng cường từ tỉnh, huyện chuyển đến nên nhìn chung, trình độ, năng lực của cán bộ, công chức không đồng đều, phần lớn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quy định. Do diện tích, dân số được điều chỉnh hợp lý và phù hợp với tính chất quản lý (nông thôn, đô thị) nên tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn như việc phân loại đất, lập hồ sơ đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, giải quyết các khiếu nại của nhân dân, triển khai và quản lý các chương trình, dự án trên địa bàn được tốt hơn.
Thực tiễn hiệu quả quản lý tăng lên chủ yếu là do tổng hợp nhiều nguyờn nhõn do đào tạo, bồi dưỡng; do phõn định rừ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; do cải tiến phương pháp, lề lối, làm việc của cơ quan hành chính nhà nước còn nguyên nhân do chia tách đơn vị hành chính chỉ mang tính thứ yếu (Theo kết quả khảo sát Dự án điều tra đánh giá tác động, hiệu quả của việc chia tách đơn vị hành chính các cấp ở nước ta của Bộ Nội vụ, nguyên nhân này chỉ chiếm 29,4%). Nếu không phải dành nguồn để chi cho bộ máy quản lý tăng thêm, hình thành các đơn vị hành chính mới thì ngân sách nhà nước sẽ có thêm nguồn hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bố trí vốn tập trung hơn cho cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Đánh giá về lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội Các đơn vị hành chính huyện mới thành lập, được Trung ương và địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, qua đó đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được quan tâm và từng bước cải thiện tốt hơn.
Khi có Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cùng chính quyền cấp có liên quan tiến hành phân vạch đường địa giới hành chính, cắm mốc mới ngoài thực địa, chỉnh sửa, bổ sung bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp của địa phương theo tinh thần nội dung các văn bản: Nghị định 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa.
Với sự phát triển của mạng lưới thông tin truyền thông hiện nay, vấn đề khoảng cách, diện tích tự nhiên không còn đóng vai trò quan trọng như giai đoạn trước đây trong việc xác lập đơn vị hành chính. Điều đó có nghĩa khi xác lập đơn vị hành chính cấp huyện mới cần phải nghiên cứu, sử dụng các yếu tố tích cực hình thành do các hoạt động của cộng đồng dân cư trong lịch sử tạo ra và hiện vẫn đang phát huy tác dụng. - Phù hợp với truyền thống văn hóa của dân cư: Mỗi khu vực, mỗi cộng đồng dân cư có những đặc trưng, bản sắc riêng đã được hình thành trong một thời kỳ tương đối dài.
Chính vì vậy, việc xác lập đơn vị hành chính không nên tạo ra sự chia cắt về vùng, miền văn hóa hoặc kết hợp giữa nhiều vùng, miền văn hóa có thể dẫn đến những xung đột;. - Phù hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng: Việc chia, tách, xác lập đơn vị hành chính phải bảo đảm phục vụ tốt hơn cho công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tránh những xung đột, tranh chấp do việc chia, tách, xác lập đơn vị hành chính mới. - Xác lập đơn vị hành chính không làm ảnh hưởng đến đến truyền thống đoàn kết, tâm lý cộng đồng, tránh hai xu hướng tạo ra sự chia cắt hoặc kết hợp máy móc, cơ học dễ dẫn đến những tranh chấp, xung đột.
Để tạo cơ sở khoa học cho các quyết định chia, tách, xác lập đơn vị hành chính cấp huyện mới, hệ các tiêu chí cần được thể hiện bằng các trọng số, thang điểm khác nhau. Mặt khác, khi xem xét việc chia, tách, xác lập đơn vị hành chính, các tiêu chí cần được kết hợp với nhau để có sự đánh giá toàn diện phù hợp với điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội, trình độ phát triển của từng vùng, miền.
Việc điều chỉnh thường xuyên đơn vị hành chính không những không phù hợp với thực tế lịch sử, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà cũng không phù hợp với xu thế chung trong quản lý các đơn vị hành chính của các nước trong khu vực và trên thế giới. Để có thể đạt được sự hợp lý và thế ổn định tương đối lâu dài đối với cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện ở nước ta trong thời gian tới, cần tập trung nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân định đơn vị hành chính. Trước hết cần sớm ban hành Nghị định mới thay thế cho Quyết định 64b/HĐBT ngày 12 tháng 9 năm 1981 về điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý trong giai đoạn hiện nay đã không còn phù hợp.
Đồng thời thông qua điều tra, nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng chia tách thường xuyên từ đó tìm ra các giải pháp cụ thể, thích hợp để góp phần thực hiện ổn định cơ bản các đơn vị hành chính cấp huyện. Việc chia tách một đơn vị hành chính cấp huyện hay cấp đơn vị hành chính khác không phải là việc riêng của địa phương mà có tác động đến hệ thống hành chính nhà nước, đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước. Chúng ta đã có quy định về việc phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện theo 3 loại (theo Nghị định 15/2007/NĐ-CP) nên trong thời gian tới cần phải áp dụng triệt để tư duy này trong việc xác lập các đơn vị hành chính các cấp.
Các đơn vị hành chính ở loại I, loại II hay loại III cần được xem là cơ sở để tổ chức quản lý cho phù hợp, không nên xem đó là những mục tiêu định hướng cho việc xin nâng cấp khi chưa hội đủ những điều kiện cần và đủ, chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. Không vì lý ổn định, chia tách mà để các huyện đã chia tách bất hợp lý tiếp tục tồn tại, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của địa phương, nguồn ngân sách nhà nước và các tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.