Nhà nước tham gia vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế hiện nay

MỤC LỤC

Nhà nước và thị trường cùng tham gia vào qúa trình chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế

Những nỗ lực hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô, việc ban hành các luật phù hợp với yêu cầu thị trường và hội nhập quốc tế: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật Hải quan, Luật thuế GTGT và nhiều văn bản dưới luật, việc công bố lịch trình, danh mục cắt giảm thuế quan và phi thuế quan,v.v… phù hợp với thông lệ khu vực AFTA/ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và những thông lệ quốc tế (WTO) đã thể hiện bước đầu thích ứng của nhà nước với tình hình mới. Nhà nước vừa tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa điều tiết hoạt động và phân phối lợi ích công bằng thông qua các công cụ chính sách như thuế, tín dụng, v.v… Những nỗ lực của Nhà nước trong những năm qua đã có tác dụng tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa, hội nhập. Thực hiện chủ trương chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và có sự quản lý của Nhà nước, yếu tố thị trường (trong nước và ngoài nước) đã bắt đầu tham gia trong việc định hướng phân bổ nguồn lực đầu tư, lựa chọn ngành nghề, hình thức kinh doanh.Cùng với sự "cởi trói" của Nhà nước, dưới tác động của thị trường, các thành phần kinh tế, các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng hoá, kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triển "bùng nổ", nhiều ngành nghề kinh doanh mới xuất hiện, nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, nhiều loại hình dịch vụ được phát triển.

Chẳng hạn: tác động của công nghiệp tới phát triển nông nghiệp và nông thôn còn hạn chế, cụ thể như, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản còn yếu, phát triển chậm, chưa đáp ứng yêu cầu chế biến nguyên liệu nông - lâm - thủy sản; cơ khí nông nghiệp phát triển không ổn định, lao động trong khu vực liên quan đến cơ khí hoá nông nghiệp giảm sút, mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, chế biến nông sản còn dừng ở trình độ sơ chế và dùng lao động thủ công làchủ yếu v.v… Các ngành, loại hình dịch vụ tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, tư vấn, các dịch vụ sử dụng nhiều trí tuệ, chất xám phát triển chậm, chưa đáp ứng kịp thời và ngày càng cao cho phát triển các ngành công, nông nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế. Những ngành mức tăng trưởng thấp và là ngành gia công, hầu như không có tác động cải biến kỹ thuật và công nghệ, có tỷ lệ xuất khẩu cao và sử dụng nhiều lao động thì được chú trọng phát triển, như dệt, may; các ngành mũi nhọn phát triển, có hàm lượng công nghệ - kỹ thuật và lao động cao như điện và điện tử và một số ngành chế tạo ô tô, xe máy thì còn "non trẻ" vẫn còn ở trình độ lắp ráp, chưa đủ sức cạnh tranh quốc tế. Việc duy trì thị trường truyền thống, mở rộng thị trường xuất khẩu mới còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin, thiếu những hiểu biết sâu sắc về luật pháp, bản sắc văn hoá các nước, những "luật chơi chung" trong buôn bán quốc tế, những rào cản kỹ thuật phi thuế quan khá tinh vi của nước ngoài đặt ra (qua các vụ kiện bán phá giá cá da trơn, giày Việt Nam, các vụ tranh chấp thương hiệu như: cà phê trung nguyên).

Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, nguyên liệu để sản xuất, hàng thay thế nhập khẩu còn chiếm tỷ trọng lớn; các máy móc, thiết bị, phụ tùng nhập khẩu có trình độ thấp, chưa thúc đẩy quá trình đổi mới kỹ thuật, ngay cả ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.Trình độ hoạt động thương mại quốc tế còn thấp, thể hiện ở hệ thống cơ sở vật chất của hoạt động này còn chưa cao, việc quảng báo hình ảnh hàng Việt Nam, đăng ký thương hiệu hàng Việt Nam chưa nhiều, thương mại điện tử còn chưa được triển khai. Chất lượng sản phẩm còn thấp, mẫu mã còn đơn điệu, kém hấp dẫn, số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO chưa nhiều, thương hiệu sản phẩm chưa được chú trọng,thương hiệu hàng hóa quốc gia còn chưa hình thành, thời hạn giao hàng không đảm bảo, dịch vụ sau bán hàng chưa tốt… Kết quả là khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, khó tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tỷ lệ tồn kho các sản phẩm những năm qua còn lớn.

Quan điểm cơ bản về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế

Các ngành dịch vụ quan trọng đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường "mở", như tài chính - ngân hàng, khoa học - kỹ thuật, viễn thông, tư vấn, du lịch,v.v… còn chưa phát triển, ngay cả trên những vùng kinh tế trọng điểm. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ.

Phương hướng chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta 10 năm đầu thế kỷ XXI

Đó là lợi thế về nguồn tài nguyên và nguồn lao động.Theo thứ tự, ưu tiên hàng đầu là những ngành cần ít vốn và sử dụng nhiều lao động, nhất là các ngành sản xuất hàng xuất khẩu cần nhiều lao động, cần vốn ít, như công nghiệp chế biến xuất khẩu từ nguyên liệu nông - lâm - hải sản, dựa vào trình độ công nghệ ngày càng cao để chuyển nhanh từ sản phẩm sơ chế sang chế biến sâu nhằm chuyển xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu sản phẩm có giá trị tăng cao. Đó là những ngành công nghiệp như công nghiệp hoá chất quy mô lớn, công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu biển, ô tô… Hiện nay hầu hết hoặc một phần các loại nguyên liệu, hoá chất… nước ta vẫn phải nhập khẩu.Việc phát triển các ngành này (có tính chất thay thế nhập khẩu) trong bối cảnh quốc tế hiện nay, trong xu thế tự do hoá, đòi hỏi phải cân nhắc cẩn thận và phải được chú trọng phát triển có hiệu quả, bởi trong điều kiện hội nhập sẽ không còn sự phân biệt lớn giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư từng bước, phù hợp với điều kiện, khả năng trong từng giai đoạn của quá trình phát triển, bằng việc xin bảo lưu, trì hoãn một số điều khoản khi gia nhập GATT, IMF, OECD lập và công bố kế hoạch từng bước cắt giảm thuế quan, giảm bớt hoặc hủy bỏ các biện pháp phi thuế quan, tự do hoá dần một số lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, giao thông vận tải, du lịch, tiền tệ… lập cụ thể, chi tiết và từng bước thực thi kế hoạch tự do hóa đầu tư để có đủ thời gian phát triển ngành công nghiệp mới mà không cần bảo hộ và nâng cao sức cạnh tranh của các ngành kinh tế.

Kết quả là chỉ trong thời gian ngắn công nghiệp nặng đã thay thế vai trỏ chủ đạo của công nghiệp nhẹ.Để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Nhật bản điều chỉnh cơ cấu ngành theo hướng tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, hướng lựa chọn vào phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và khoa học - công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao ít tài nguyên và lao động sống như công nghiệp điện tử, viễn thông, tin học, sinh học, vật liệu mới, khai thác biển… thực hiện "dịch vụ hoá kinh tế", phát triển các ngành dịch vụ ngân hàng tài chính, bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, hàng không, viễn thông, du lịch. + Nhật Bản di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp sang dịch vụ, chuyển mạnh từ lao động ít kỹ năng sang lao động nhiều kỹ năng, tăng cường đào tạo người vừa trung thành với công ty, vừa năng động và sáng tạo, làm thay đổi chế độ lao động suốt đời, nếp nghĩ, phong cách lao động và quản lý lao động tại các công ty Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường can thiệp vào nền kinh tế với nhiều công cụ khá đa dạng thông qua các chính sách, kế hoạch định hướng phát triển, khuýên khích các công ty tư nhân, các thương xá tổng hợp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, khuyến khích và ủng hộ mọi mặt cho sự phát triển các tập đoàn tài phiệt - Zaibatsu, còn các Zaibatsu phát triển năng động, mở cửa thị trường bên ngoài và đề dần phát triển thành các công ty xuyên quốc gia hiện đại.