MỤC LỤC
Nước ta là nước đất chật người đông, dân số tăng nhanh, kéo theo sự tăng về nhu cầu lương thực, thực phẩm và các nhu cầu tiêu dùng khác. Điều đó đòi hỏi phải đảm bảo quỹ đất hợp lý cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà Nước đang tạo ra những bước đi có sức tăng trưởng về kinh tế xã hội cao.
Thông thường khi có tốc độ tăng trưởng cao bao giờ cũng gây áp lực về đất đai, nhất là những nơi có mật độ dân số cao, sự phát triển của ngành công nghiệp, giao thông vận tải, văn hóa, xã hội, dịch vụ cũng đòi hỏi phải có đất. Do đó, việc tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý và có hiệu quả trở thành một nhu cầu cấp bách. Nhà nước ta đã phân cấp quản lý tài nguyên và giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp.
Trong hệ thống chính quyền các cấp tỉnh, có đầy đủ quyền lực huy động vốn đầu tư lao động và đất đai để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh một cách mạnh mẽ, vững chắc và ổn định lâu dài, chính quyền cấp tỉnh có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt các quy họach về đất đai trên địa bàn tỉnh và là cấp trực tiếp được Chính Phủ giao quyền quản lý đất đai trên lãnh thổ của tỉnh.
- Làm căn cứ để lập kế họach sử dụng đất đai hàng năm, thực hiện việc giao đất, thu hồi đất theo quy định của pháp luật. - Giúp Ủy Ban Nhân dân xã đưa ra các giải pháp tối ưu cho các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với tiềm năng đất đai. - Hạn chế sự chồng chéo và chuyển đổi mục đích tùy tiện trong quản lý sử dụng đất đai.
- Quy hoạch sử dụng đất đai tốt mới tạo điều kiện tốt và làm cơ sở cho người dân thực hiện tốt việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. - Quy hoạch sử dụng đất đai tốt mới đảm bảo việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả và tiết kiệm. - Quy hoạch sử dụng đất đai tốt mới có khả năng phát huy các thế mạnh của xã, huyện, tỉnh.
- Quy hoạch sử dụng đất đai tốt mới thu hút được đầu tư trong và ngoài nước. Quy hoạch sử dụng đất đai không phải là là một chuyên ngành riêng, ngoại trừ Nhà nước đặt thành một cơ quan chuyên phụ trách về lĩnh vực này, còn lại trong quy hoạch phải liên kết với các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi….
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất đai là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó, mà phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người và bảo vệ nguồn tài nguyên trong tương lai. Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ chính là: Phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; Hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế; Khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; Hình thành phân bố hợp lý các tổ hợp không gian đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng hòa giữa 3 lợi ích: Kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất. - Đánh giá nhu cầu cần thiết hiện tại - tương lai và đánh giá một cách khoa học, có hệ thống khả năng cung cấp từ đất đai cho các nhu cầu đó.
- Xác định và có giải pháp cho các mâu thuẫn trong sử dụng đất đai và giữa nhu cầu cần thiết của cá nhân với nhu cầu chung của cộng đồng xã hội, và giữa nhu cầu của thế hệ hiện tại và những thế hệ tương lai. - Tìm ra các sự chọn lựa bền vững và từ đó chọn ra cái cần thiết nhất cho việc đáp ứng các yêu cầu đã xác định.
- Bước 9: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất. - Bước 14: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
- Bước 7: Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch - Bước 8: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất. - Bước 9: Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết. - Bước 13: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
Cơ sở để tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã
Các dân tộc cùng chung sống với nhau, đoàn kết và giúp đỡ xây dựng cuộc sống. Phần lớn người dân trong xã theo đạo Thiên Chúa Giáo chiếm 64,13% dân số toàn xã. Do đặc điểm kiến tạo địa chất, xã Tân Hiệp B và huyện Tân Hiệp nói chung không có tài nguyên khoáng sản.
- Hiện trạng sản xuất nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề - dịch vụ nông thôn. - Tài liệu, số liệu và định hướng phát triển của các ngàng nghề có liên quan trong tác quy hoạch sử dụng đất.
- Bước 1: Tham khảo các tài liệu như các bài giảng, luận văn tốt nghiệp về tình hình sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, đánh giá đất đai. - Bước 2: Thu thập các số liệu như: Về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên, môi trường, tài nguyên nhân văn, về kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu đề án quy hoạch, báo cáo của xã qua các năm, … bản đồ đất, bản đồ hiện trạng,…. - Bước 3: Khảo sát ngoài thực tế kết hợp với phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân, cán bộ chuyên môn về hiệu quả các mô hình sản xuất, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2005 – 2015 trong lĩnh vực sử dụng đất đai.
- Bước 5: Phân tích đánh giá tình hình kinh tế xã hội, thực trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai. - Bước 6: Định hướng sử dụng đất đai trong tương lai và đề xuất giải pháp để sử dụng đất đai có hiệu quả.