MỤC LỤC
Trước khi theo một khoá WBI, sinh viên có thể xem xét cả chương trình học và các thông tin của người dạy (nếu khoá học cung cấp những thông tin này). Bước đầu bằng việc ứng dụng trong việc học ngoại ngữ, WBI đã khẳng định được lợi thế của giáo dục trên mạng thông qua lượng thông tin mà WBI cung cấp cho người học cao hơn hẳn so với giáo dục truyền thống.
Giao thức thứ nhất: TCP cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu tin cậy cho phép truyền một dòng byte từ một máy tính tới bất kỳ một máy nào khác trên mạng đảm bảo không có lỗi. Giao thức thứ hai: UDP là một giao thức kiểu không liên kết với độ tin cậy thấp dành cho các ứng dụng không muốn sử dụng khả năng hỗ trợ và điều khiển dòng của TCP mà muốn tự mình làm việc đó chẳng hạn như việc truyền đi dọng nói hoặc hình ảnh video.
WAIS sẽ tìm kiếm tài liệu trong danh sách trên server bởi một hay vài từ và sau đó thông báo kết quả phù hợp với những tài liệu để ta có thể quyết định. WAIS có thể thực hiện công việc của mình với rất nhiều loại dữ liệu khác nhau như văn bản ASCII, tệp GIF và TIFF, thư điện tử, tài nguyên Netnews trên Internet.
Vì vậy nếu sử dụng độ phân giải cao hay nói cách khác sử dụng nhiều bit để biểu diễn giá trị số thì lỗi lượng tử sẽ nhỏ hơn nhưng chính vì thế mà kích thước cần thiết để lưu trữ âm thanh số đó cũng tăng lên. Tất cả các thiết bị chuyển đổi đều cần một khoảng thời gian để chuyển đổi và chính thời gian này xác định tần số lớn nhất mà ta có thể dùng thiết bị đó lấy mẫu (CD-ROM 44KHz, băng cassette 22KHz và Radio 11KHz).
Ví dụ, một tín hiệu tương tự có tần số 4KHz phải được lấy mẫu với tần số nhỏ nhất là gấp đôi - 8KHz để chuyển đổi nó thành tín hiệu số. Hay đối với âm thanh Hi-Fi với tần số trong khoảng 20Hz đến 20KHz phải được lấy mẫu với tần số nhỏ nhất là 40KHz.
Nhưng hiệu quả của các thuật nén này phụ thuộc nhiều vào nội dung của dữ liệu, đối với âm thanh thường có nhiều khoảng lặng - vì vậy nhiều mẫu liên tục có giá trị giống nhau nên nó sẽ được nén tốt hơn so với những đoạn âm có ít hoặc không có các khoảng lặng. Khác với âm thanh số, việc lấy ảnh phải được thực hiện trong không gian hai chiều: chiều rộng và chiều cao, các giá trị mẫu là giá trị về độ sáng hay màu của ảnh.
Nói chung, có hai kiểu định dạng, các kiểu này chứa các tham số để bộ giải mã có thể sử dụng để giải mã được hình ảnh mà không cần biết ảnh đã được mã hoá như thế nào và chỉ ra cho bộ giải mã biết cách giải mã hay lấy thông tin từ bảng tra cứu. Trong thế giới PC, có hai kiểu định dạng được sử dụng rộng rãi đó là JFIF (JPEG File Interchange Format) được xây dựng như một dạng chuẩn phụ (chuẩn de facto, đặc biệt hay dùng với Internet) và dạng JPEG PICT cho máy Apple Macintosh.
Nó đã làm tăng tầm quan trọng để các đài phát sóng và vệ tinh dựa trên đó truyền dữ liệu mà một dải thông RF cần thiết để truyền một kênh TV tương tự có thể được sử dụng cho nhiều kênh số sử dụng các công nghệ nén video số. Để cải thiện độ nén khi chuyển đổi không gian màu, sử dụng DCT với lượng tử hoá và mã Huffman, các hình ảnh di chuyển trong mỗi khung hình được phân tích và được sử dụng để lấy ra các thông tin cho phép ta xây dựng lại ảnh.
Một phương pháp để giải quyết ước lượng về hình động là phân chia ảnh thành các khối thay cho việc chỉ ra các đối tượng và so sánh các khối với các khối lân cận. Cũng có nghĩa là với bộ tham số mà nằm ngoài bộ các tahm số bắt buộc, thì khả năng tương thích giữa các bộ mã hoá và giải mã khác nhau là kém.
Nếu như mã hoá không được thực hiện thích hợp và nhanh thì chất lượng ảnh khi giải mã cũng không được tốt.
Những lời chỉ chích như vậy ngày càng tăng khi công nghệ viễn thông và đa phương tiện tiếp tục phát triển, hứa hẹn tạo cho người học một nền giáo dục phong phú và có ý nghĩa hơn, thích hợp cho môi trường học tập và làm việc trong tương lai. Theo cách tương tự, “đào tạo truyền thống”, theo thuật ngữ thông thường, được xem như là một môi trường đào tạo mà một trong các đặc tính của nó là tạo ra cách học thụ động, không chú ý đến nhu cầu cá nhân của sinh viên, và đáp ứng không đúng mức sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng trí tuệ ở mức cao hơn.
Trong cuộc cách mạng công nghệ này, một phương tiện mới mẻ đã ra đời và tiếp tục phát triển với một tốc độ chưa từng thấy, lôi cuốn những người sử dụng, trẻ em cũng như người lớn: đó là WWW. Trong các tài liệu giáo dục, thuật ngữ “đào tạo dựa trên mạng Web” đã xuất hiện thường xuyên, và do tính mới mẻ của mình, thuật ngữ này được hiểu rộng rãi như bất kỳ dạng truyền đạt đào tạo nào mà trong đó dùng WWW như là một công cụ.
Cuối cùng, tác động của một nguồn tài nguyên thông tin đa dạng như vậy không thể bị coi nhẹ về khả năng thúc đẩy người học dùng các kỹ năng nhận thức phát triển cao để thu nhặt, xem xét, đánh giá lựa chọn và kết hợp các thông tin này một cách có ý nghĩa, với điều kiện thuận lợi của các bài viết hợp tác, đồng bộ hoặc không đồng bộ, cùng có trên WWW. Ta cũng thấy rằng, cả trong môi trường phát triển và trong môi trường ứng dụng, các nhà phát triển và học sinh đều tương tác với hệ thống thông qua giao diện giữa người và máy, ở đây, điểm khác nhau của họ là giao diện người - máy trong môi trường phát triển là giao diện của các công cụ làm việc với nhà phát triển còn giao diện người - máy trong môi trường ứng dụng là giao diện của các chương trình dạy học.
Để quan sát một ca phẫu thuật sinh viờn khụng cần đến bệnh viện mà vẫn cú thể theo dừi được quá trình tiến hành với đầy đủ hình ảnh và thuyết minh của giáo sư, chỉ bởi một hệ thống máy vi tính cá nhân. Để có một bài thực hành lái tầu thuỷ hay phi cơ, sinh viên không cần đi thưc tế theo các đội tàu hay ra sân bay mà có thể sử dụng các hệ thống mô phỏng dạy lái, cũng bởi một hệ thống máy multimedia.
Việc sử dụng một giao diện thống nhất như vậy làm cho người dùng dễ dàng chuyển từ công cụ này sang công cụ khác mà không phải tốn thời gian vào việc làm quen với một môi trường làm việc hoàn toàn mới. Ta có thể mở cửa sổ thuộc tính (Properties) cho bất cứ một đối tượng nào từ menu Modify của Director hoặc sử dụng phím chuột phải (đối với window) và Ctrl- Click (đối với Macintosh).
Cùng với ShockWave for Director, việc chạy các ứng dụng multimedia xây dựng bằng Director trên Internet đã mở ra một hướng phát triển mới rất hấp dẫn. Mục này sẽ cung cấp cho chúng ta những khái niệm cơ bản nhất để có thể hiểu, làm việc với Director và Flash để từ đó bạn có thể bắt tay vào việc xây dựng những ứng dụng đầu tiên bằng Director và Flash.
Trong Director khung trình diễn được gọi là Stage (sân khấu) còn trong Flash khung trình diễn được gọi là Scene (quang cảnh). Những gì mà người dùng nhìn thấy trên màn hình của một phim xây dựng bằng Director hay Flash đều được hiển thị trên khung trình diễn này.
Theo mặc định chương trình sẽ đọc qua các khung hình cho tới khi kết thúc phim, đó là nguyên tắc của các phim tuyến tính. Các kênh được xếp lớp với nhau, hình ảnh của kênh 1 sẽ được hiển thị trên nền, hình ảnh của kênh 2 sẽ được hiển thị trên nền của kênh 1.
Director và Flash sẽ duyệt qua các khung hình trong cửa sổ bảng điểm và số lượng các khung hình là không hạn chế. Song khi xây dựng các ứng dụng ta nên chọn độ phân giải màu 16 bit (32.768 màu) hoặc thấp hơn bởi vì các bảng màu có độ phân giải cao hơn sẽ không hiển thị được trên các máy có độ phân giải màu thấp hơn còn bảng màu có độ phân giải thấp hơn vẫn có thể hiển thị trên các máy có độ phân giải cao hơn, mặt khác do mục đích chương trình luận văn là ứng dụng multimedia trên mạng nên khi chọn màu có độ phân giải lớn sẽ tạo nên những file lớn kết quả là khi chúng được ứng dụng chạy trên mạng sẽ đem lại hiệu quả thấp.
Những ngôn ngữ lập trình đa dụng là những ngôn ngữ rất mạnh, nó có thể được sử dụng để làm ra các phần mềm thuộc nhiều loại khác nhau, từ các phần mềm về quản trị cơ sở dữ liệu cho tới các phần mềm điều khiển hay xử lý ảnh. Các ngôn ngữ này gồm có Microsoft Foxpro, Visual Foxpro của Microsoft dùng cho lập trình quản trị cơ sở dữ liệu; Director, AuthorWave, Flash của Macromedia dùng cho lập trình Multimedia Java (do Sun Micro đưa ra) dùng cho lập trình Internet;.
Do đó việc lựa chọn một công cụ làm việc là một điều hết sức quan trọng, nó giúp ta tiết kiệm công sức và đạt được hiệu quả cao hơn.
Ngày nay máy tính PC được sử dụng rộng dãi ở Việt Nam song việc chuyển sang môi trường Macintosh cũng không phải là một lựa chọn tồi. Mục tiêu phát triển của chương trình là kết hợp cả phần làm bài thi và kiểm tra trên máy tính, vì vậy mà ngôn ngữ lập trình phải dễ dàng kết nối với các cơ sở dữ liệu thông dụng để phục vụ cho mục đích quản lý bải thi.
Cả ba công cụ Director, Flash và AuthorWare đều đáp ứng được yêu cầu đặt ra: mạnh cho lập trình multimedia, dễ sử dụng, chạy được trên nhiều hệ điều hành (hệ điều hành 16 và 32 bit) và phần cứng khác nhau (chạy trên cả PC và Macintosh), thuận tiện để xây dựng các ứng dụng chạy trên mạng Internet (WWW), dễ cài đặt ứng dụng, chuyển đổi sang môi trường Macintosh dễ dàng. Qua việc phân tích những yêu cầu đặt ra, những ưu điểm, nhược điểm, khả năng của ngôn ngữ ta thấy rằng Macromedia Director và Flash là những công cụ thích hợp nhất để ta lựa chọn bên cạnh các ứng dụng hỗ trợ multimedia khác như Adobe Premiere, Adobe Photoshop.
Chương trình thiết kế theo dạng này sẽ có tính sinh động cao, làm cho học sinh bị cuốn hút vào một trò chơi cụ thể nào đó. Mặc dù có ưu điểm là kích thích tính sáng tạo của học sinh song dạng chương trình này tỏ ra thích hợp hơn đối với các phần mềm dạy học dành cho những lớp mẫu giáo hay mầm non bởi tính sinh động cao của nó.
Quá trình chơi được kết hợp chặt chẽ với giáo trình môn học để bổ sung kiến thức cho học sinh trong khi chơi. Đối với nội dung luận văn đã chọn (Multimedia và mạng máy tính) thì dạng chương trình này không thích hợp.
Về cơ bản nó cũng giống như phim trình diễn ở chỗ bao gồm rất nhiều khung hình, song loại phim tương tác này cho phép thực hiện các rẽ nhánh nhẩy tới hoặc nhẩy lui giữa các khung hình không theo thứ tự tuyến tính mà dựa theo sự tương tác của người dùng (tuỳ theo sự lựa chọn của người sử dụng). Bằng các phim xây dựng bằng Director và Flash sinh viên sẽ nắm bắt được những ví dụ trực quan, sinh động đồng thời qua đó sinh viên có thể tự thực hành theo sự chỉ dẫn của chương trình giúp học viên nắm bắt được vấn đề một cách nhanh chóng.
• Trong menu User chọn Permission, trong hộp hội thoại Remote Access Permission nhập tên người sử dụng được gán quyền quay số và hộp kiểm tra Grant dialin permission to user. • Trong phần Call Back, lựa chọn No Call Back sẽ không cho phép người sử dụng dùng đặc tính gọi lại, lựa chọn Set By Caller cho phép máy chủ gọi lại người sử dụng qua một số điện thoại mà người sử dụng sẽ nhập vào, lựa chọn Preset To cho phép gọi lại người sử dụng qua một số điện thoại cố định cho trước.
• Lượng dữ liệu, kiến thức do chương trình cung cấp có thể nói là không “hạn chế”, nó phụ thuộc vào khả năng của người viết kịch bản, ý đồ xây dựng chương trình và phương pháp khai thác chương trình của người sử dụng. Chương trình có thể cung cấp cho người sử dụng một bài học rất nhiều lần, bài giảng được giảng đi giảng lại liên tục, đưa ra những ví dụ minh hoạ trực quan sinh động mà một bải giảng bình thường trên lớp không có được (các đoạn phim tương tác người dùng).
• Cùng với việc sử dụng trên mạng cục bộ và việc phát triển chương trình dạy học bằng máy tính cho các môn học ta có thể nâng cao hiệu suất sử dụng các phòng máy tính ở các trường học hiện nay. • Nhiều thí nghiệm được minh hoạ và mô phỏng bằng máy tính do đó tiết kiệm được đáng kể những chi phí cho các trang thiết bị của phòng thí nghiệm.
Cho nên một hướng phát triển của chương trình là thành một chương trình chọn gói chạy trên được cả mạng và máy đơn lẻ, ứng dụng chạy trực tiếp trên CD ROM làm giảm tối đa khoảng trống trên ổ cứng. Với file có khuôn dạng như vậy người sử dụng có thể sử dụng một số trình duyệt Web thông dụng như Netscape Nevigator, Internet Explorer, được cài đặt tiện ích ShockWave Plugin của Macromedia để chạy các ứng dụng đó trên Internet.