Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

Kinh nghiệm của các nước về TDNH đối với DNNVV và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Kinh nghiệm của các nước về TDNH đối với các DNNVV

    Trung Quốc có “ Vườn ươm DNNVV” là nơi mà hầu như tất cả các doanh nghiệp đều được sự hỗ trợ từ Chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc bắt buộc các doanh nghiệp lớn phải thanh toán bằng tiền mặt cho DNNVV trong trường hợp ký hợp đồng sản xuất hay mua sản phẩm của DNNVV. Nếu các tổ chức nào cung cấp dịch vụ hỗ trợ sự phát triển về công nghệ mới cho các DNNVV, Chính phủ sẽ đảm bảo cho họ nhận được 70% vốn vay ngân hàng.

    Ngoài ra, để hỗ trợ vốn cho các DNNVV, Chính phủ bắt buộc các Ngân hàng dành 35% toàn bộ vốn vay của mình cho các DNNVV. Hỗ trợ tín dụng thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng, tạo điều kiện cho các DNNVV có điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đặc biệt, Ngân hàng Hàn Quốc đảm bảo cung cấp khoảng 90% tổng số vốn vay trong các lĩnh vực nhập khẩu công nghệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhập máy móc để sản xuất nguyên vật liệu, phụ tùng.

    Chính phủ cho phép các Ngân hàng lập chi nhánh bất cứ chỗ nào họ muốn, nhiều chi nhánh đã mọc lên khắp các tỉnh và vùng nông thôn, nơi có nhiều DNNVV đang cần vốn, đã tạo điều kiện cho họ có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất cạnh tranh và hấp dẫn. Thành lập “Quỹ phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ” nhằm mục đích giúp các DNNVV cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp.

    Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc cấp TDNH cho DNNVV

    Trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, vai trò đóng góp của các thành phần kinh tế là rất quan trọng. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà đại bộ phận có quy mô nhỏ và vừa. DNNVV có những vai trò to lớn mà chúng ta phải thừa nhận trong việc đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế đất nước.

    Để có được lực lượng các DNNVV đủ mạnh về quy mô, năng lực hoạt động, có khả năng cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các DNNVV phải cần đến lượng vốn đầu tư phù hợp. Trong chương này, chúng ta phân tích vai trò của TDNH đối với DNNVV, cũng như đối với sự nghiệp CNH – HĐH. Bài học kinh nghiệm từ các nước về phát triển DNNVV, đòi hỏi Việt Nam cần nghiên cứu vận dụng.

    Để nắm rừ về tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng của cỏc TCTD đối với cỏc DNNVV như thế nào?. Đặc biệt là một số khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của nó trong cấp tín dụng cho đối tượng DNNVV trong cả nước nói chung và tại Đồng Nai nói riêng.

    Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Nai

    Vị trí địa lý, dân số, nguồn lao động

    Một số kết quả về Kinh tế - Xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình CNH –.

    Thực trạng hoạt động của các DNNVV ở Đồng Nai

    Số lượng và quy mô vốn DNNVV ở tỉnh Đồng Nai

    Như vậy nhìn chung, quy mô doanh nghiệp ở Đồng Nai còn nhỏ cả về số lượng và quy mô vốn. Xu thế góp vốn chủ yếu của doanh nghiệp bằng tiền mặt, chiếm khoảng 70%, số còn lại góp bằng tài sản như nhà, đất, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.

    Những đóng góp của DNNVV đối với nền kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai

    Đây chính là những đóng góp to lớn của các DNNVV vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Nếu tính riêng lẻ từng doanh nghiệp về vốn đăng ký, số lượng lao động sử dụng, tổng giá trị sản lượng, mức đóng góp vào ngân sách là nhỏ. Nhưng với lợi thế là khối lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn rất lớn nên trên thực tế các DNNVV đã có những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Nai.

    Theo báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 14/ NQ-TW của Tỉnh uỷ.

    Một số tồn tại và nguyên nhân tồn tại đối với việc phát triển DNNVV tại Đồng Nai

    Sự ra đời của các DNNVV trong thời gian qua đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế Đồng Nai nói riêng. - Cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ bé, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu: Các DNNVV ra đời từ điểm xuất phát của một nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, khả năng tài chính hạn hẹp, không có điều kiện đầu tư trang thiết bị mới. Do đó năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, thiếu khả năng cạnh tranh trên thị trường.

    Đội ngũ những người đứng đầu DNNVV hiện nay đại bộ phận chưa được đào tạo hay được đào tạo chưa theo kịp với xu hướng phát triển đòi hỏi của nền kinh tế. Theo điều tra mới đây của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai thì có tới 65% chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn, họ điều hành quản lý doanh nghiệp bằng kinh nghiệm thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh và theo truyền thống cha truyền con nối. Thêm vào đó Luật Doanh nghiệp mới ra đời tạo ra một môi trường hết sức thông thoáng, không đòi hỏi trình độ của chủ doanh nghiệp cho nên số lượng DNNVV tăng nhanh.

    - Chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNVV rất thấp: Nhu cầu lao động cho các DNNVV ngày càng lớn trong khi khả năng đào tạo của các Trung tâm dạy nghề thì có hạn. Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai chỉ có 29% trong tổng số lao động đang sự dụng được đào tạo nghề mà số lao động này lại bị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút và tâm lý người lao động cũng không muốn làm việc tại các DNTN, mà muốn làm việc tại các doanh nghiệp lớn ở các khu vực công nghiệp tập trung. - Chưa chấp hành tốt chế độ kế toán, thống kê: DNNVV trên thực tế đại bộ phận mang tính chất gia đình cho nên họ không quan tâm đến công tác kế toán, thống kê.

    Hiện tại nhiều doanh nghiệp thuê kế toán viên theo từng công việc, từng thời gian mà chủ yếu phục vụ cho việc báo cáo, quyết toán với cơ quan thuế. - Hoạt động riêng lẻ thiếu mối liên kết: Các DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhiều ngành nghề với qui mô nhỏ ở rải rác trên địa bàn rộng. Họ thường hoạt động độc lập với nhau không có mối liên kết nên thiếu sức mạnh tập thể, để tạo điều kiện giúp nhau phát triển, chống cạnh tranh tiêu cực.

    - Điều kiện, khả năng tiếp nhận và phân tích thông tin bị hạn chế: Hiện tại các DNNVV sản xuất, kinh doanh đang chạy theo thị trường trước mắt. Họ không có điều kiện và khả năng tiếp nhận, phân tích thông tin trong nền kinh tế thị trường mà hoàn toàn dự báo theo kinh nghiệm của từng cá nhân cho nên rủi ro xảy ra lớn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, công nợ lớn hoặc phải giải thể. Do còn rơi rớt tư tưởng từ thời kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nên hiện tượng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, gây khó dễ trong quan hệ công tác, thiếu sự hỗ trợ cần thiết khi doanh nghiệp cần giúp đỡ.

    Thực trạng hoạt động TDNH đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

    Vài nét về hoạt động Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua

      Cái gì có lợi là sản xuất kinh doanh cho nên việc lãi ít ngày hôm nay, lỗ nhiều vào ngày mai là việc thường xuyên xảy ra. - Bản thân doanh nghiệp thì tự ty, các cơ quan liên quan thì có tư tuởng phân biệt đối xử. Bản thân doanh nghiệp còn mang tư tưởng tự ty nên thiếu mạnh dạn tiếp cận với các cơ quan khi có nhu cầu.

      Đồng Nai là một trong những địa phương trong cả nước có hệ thống các TCTD khá hoàn chỉnh, hiện diện đầy đủ các chi nhánh của 5 NHTM Nhà Nước (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long) với đủ loại hình Chi nhánh Ngân hàng cấp I, Cấp II, phòng giao dịch, đủ thành phần Nhà nước, Cổ phần, Liên doanh, Quỹ tín dụng. Địa bàn hoạt động rộng, đủ thành phần như vậy là cơ sở thuận lợi cho công tác huy động vốn trong dân cư, có điều kiện chuyển tải vốn tín dụng đến với khách hàng, cung cấp các tiện ích của Ngân hàng đến với số đông dân chúng, trong đó có các DNNVV. (Nguồn: Báo cáo của NHNN tỉnh Đồng Nai tổng kết 30 năm hoạt động ngân hàng).

      Về hoạt động tín dụng của hệ thống các TCTD trên địa bàn thời gian qua. Trong thời gian qua, các TCTD trên địa bàn đã hoạt động ngày càng tăng về quy mô và chất lượng hoạt động.

      Bảng 2.2. Hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
      Bảng 2.2. Hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.