MỤC LỤC
Chúng đã bị lai tạp nhiều giữa các giống khác nhau nên cũng có những biến hóa khác nhau về ngoại hình, những thỏ nuôi này không có bộ lông thuần nhất về màu sắc, có con màu trắng tuyền, có con đen hoặc pha giữa hai màu đó, có con màu xám tro nhạt hoặc sẫm, phần ngực bụng và đuôi màu sáng hơn hoặc trắng, lại có màu vàng hoặc đốm trắng. Có nhiều trong dân, màu lông rất khác nhau như trắng pha vàng hoặc đen pha trắng, xỏm loang trắng…hầu hết mắt đen, rất ớt con mắt đỏ, đầu to, mừm dài, trọng lượng trưởng thành khoảng 2,5-3kg/con, khả năng sử dụng thức ăn, sinh sản, chống đỡ bệnh tật tốt (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005).
Sự thay đổi này đã thúc đẩy Cheeke và Patton (1980) đề xuất giả thuyết rằng khẩu phần mức độ tinh bột cao cùng với thời gian di chuyển nhanh của nó trong đường ruột có thể là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng cho các vi sinh manh tràng mà trong quá trình lên men chúng có thể xúc tiến các rối loạn tiêu hoá. Thỏ con cai sữa dường như nhạy cảm hơn với tinh bột dạng này vì hệ thống enzyme tuyến tuỵ chưa hoàn thiện và hệ thống này chỉ phát triển nhanh từ tuần tuổi thứ 3-4 (Corring et al., 1972), theo đó Blas (1986) thấy rằng lượng tinh bột trong phần cuối hồi tràng của thỏ 28 ngày tuổi khoảng 4% với khẩu phần có 30% tinh bột, trong khi ở thỏ trưởng thành giá trị này dưới 0.5%.
Những kết quả này cho thấy rằng thể xà phòng trong đường ruột là yếu tố phải được xem xét khi nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá chất béo của thỏ và các loài khác (Santoma et al., 1987). Cho nên, việc xác định khả năng tăng trọng cá thể giai đoạn 7-11 tuần tuổi làm cơ sở chọn giống về tính sinh trưởng là phù hợp và quan trọng nhất (Lê Viết Ly, 2001).
Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: khí hậu, tỷ lệ dinh dưỡng (năng lượng, protein, axit min), xơ, trạng thái sức khỏe…Chất bột đường có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn…Những chất này trong quá trình tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đến khi thỏ đẻ và nuôi con trong vòng 20 ngày đầu thì phải tăng lượng tinh bột gấp 2-3 lần so khi có chửa bởi vì con mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe, vừa phải sản xuất sữa nuôi con. Cobalt (Co): các vi sinh vật sống trong đường ruột - nhất là đoạn manh tràng - cần Co để tổng hợp vitamin B12 (cobalamin) là yếu tố chủ yếu trong cấu trúc hỗn hợp porphyrin, nhưng Co chỉ cần với hàm lượng dưới 0,03ppm trong khẩu phần.
Kẽm (Zn): nhu cầu chưa được xác định, nhưng khẩu phần dưới 0,2ppm Zn thì biểu hiện dấu hiệu thiếu Zn lâm sàng như rụng lông, viêm da, giảm tính ngon miệng, giảm cân và giảm năng suất sinh sản. Thiếu vitamin A ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thỏ cái do gây ra hiện tượng thoái hoá buồng trứng, giảm số lượng trứng thụ tinh, sẩy thai… và có thể gây tràn dịch màng não cho thỏ con. Vitamin D: Những thỏ tiếp xúc ánh nắng trong giai đoạn thiếu vitamin D thì sẽ đảm bảo nhu cầu vitamin D của cơ thể, vì vậy vitamin D hiếm khi được bổ sung vào khẩu phần Vitamin E và K: Thông thường thỏ cần 1mg vitamin E/kg thể trọng/ngày, nhưng được khuyến cáo với mức độ 40 mg/kg thức ăn là đủ.
Thỏ sẽ bị tiêu chảy, chướng hơi nếu không được cho uống đều đặn hoặc cho uống nước nhiễm bẩn (Đinh Văn Bình et al., 2000). Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô (Zea Mays L.),lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz,. tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Rừng ngập mặn ở đồng bằng là một minh chứng về đa dạng sinh học của Châu Thổ, có vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đặc sắc của đồng bằng.
Khoai lang (Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á. Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình.
Thí nghiệm được tiến hành tại trại Chăn nuôi Thực nghiệm và Phòng Thí nghiệm của Bộ môn Chăn Nuôi- Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Trường Đại học Cần Thơ. Sử dụng giống thỏ lai ở 60 ngày tuổi, thỏ được tiêm phòng bệnh cầu trùng, ký sinh trùng và bại huyết trước khi vào thí nghiệm. Rau lang được rửa sạch và để ráo nước trước khi cho thỏ ăn và cân định lượng theo từng khẩu phần.
Các thực liệu thức ăn được phân tích thành phần dưỡng chất như DM, OM, CP, EE, NDF và Ash trước khi đưa vào thí nghiệm. Sổ sách ghi chép, cân để cân thỏ và thức ăn và một số dụng cụ khác phục vụ cho việc lấy mẫu và dọn vệ sinh. Các dụng cụ phân tích dưỡng chất tại phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD Trường Đại học Cần Thơ.
Thỏ con sau cai sữa được nuụi cỏch ly, theo dừi tỡnh trạng sức khỏe, tiờm phũng những bệnh thường gặp như cầu trùng, ký sinh trùng… Chuồng được che chắn ánh nắng. Thức ăn được cho ăn ngày 3 lần: sáng lúc 7 giờ cho ăn rau lang, trưa 11 giờ cho ăn lúa hoặc khoai lang và tối 17 giờ cho ăn tiếp rau lang. Các mẫu thức ăn vào, thức ăn thừa và phân được sấy khô, nghiền mịn sau đó trộn đều các loại mẫu của 7 ngày theo từng đơn vị thí nghiệm để phân tích các thành phần dưỡng chất như DM, OM, CP, EE, NDF và Ash.
(CP) được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và béo (EE) được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990). Số liệu được xử lý sơ bộ trên bảng tính Excel và phân tích phương sai theo mô hình General Linear Model của chương trình Minitab 13.21 (Minitab, 2000). Hàm lượng xơ trung tính của rau lang trong thí nghiệm là 42,1%, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang (2008) là 40,8% và cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong et al.
Sự khác biệt này có thể là do rau lang của các thí nghiệm sử dụng từ các giống và điều kiện trồng khác nhau. Tương tự lượng thức ăn bổ sung ăn vào ở nghiệm thức bổ sung lúa, nghiệm thức bổ sung khoai lang và ở nghiệm thức các mức độ % rau lang cũng tương đương nhau, sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Qua bảng 15 cho thấy lượng vật chất khô tiêu thụ ở nghiệm thức bổ sung khoai lang cao hơn nghiệm thức bổ sung lúa gần có ý nghĩa thống kê. Lượng vật chất khô ăn vào của thỏ trong thí nghiệm từ 77,4-82,8gDM/con/ngày, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyen Van Hiep et al. Lượng đạm thô ăn vào ở khẩu phần bổ sung lúa là 13g/con/ngày cao hơn ở khẩu phần bổ sung khoai lang có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tăng trọng thỏ ở nghiệm thức có bổ sung lúa so với nghiệm thức bổ sung khoai lang có ý nghĩa thống kê (P<0,01), kết quả này được giải thích do lượng đạm thô ăn vào cao hơn ở nghiệm thức có bổ sung lúa. Tăng trọng tăng dần có ý nghĩa thống kê (P<0,05) khi tăng mức độ rau lang trong khẩu phần, cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 8% rau lang. Qua bảng 16 nhận thấy rằng khi phân tích hiệu quả kinh tế thì ở khẩu phần rau lang có bổ sung khoai lang có chi phí thức ăn thấp hơn khẩu phần rau lang có bổ sung lúa.
Qua bảng 18 nhận thấy lượng ăn vào của vật chất khô, vật chất hữu cơ, đạm thô, xơ trung tính có khuynh hướng tăng giữa các khẩu phần từ 5-8% rau lang. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Xuyên (2008) khi nuôi thỏ bằng các mức độ bìm bìm khác nhau trên khẩu phần cơ bản cỏ lông tây có bổ sung bã 34. Qua bảng 19 nhận thấy khẩu phần bổ sung lúa có tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và vật chất hữu cơ cao hơn bổ sung khoai lang (P<0,05).
Tỷ lệ tiêu hóa đạm thô có khuynh hướng cao hơn ở nghiệm thức bổ sung lúa và tăng dần khi tăng mức độ rau lang từ 5-8%, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tỷ lệ tiêu hóa xơ trung tính giữa nghiệm thức bổ sung lúa và khoai lang cũng như giữa các mức độ rau lang gần tương đương nhau (P>0,05). Lượng nitơ ăn vào và nitơ tích lũy giữa nghiệm thức bổ sung lúa và khoai lang cũng như giữa các mức độ rau lang khác nhau không có ý nghĩa (P>0,05).