MỤC LỤC
Tuyến xe Bus 08 (Long Biên – Đông Mỹ) là tuyến xuyên tâm, là trong những tuyến ra đời sớm, đóng vài trò là tuyến “xương sống” trong mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe Bus tại thủ đô. a, Phương tiện. Tuyến 08 là tuyến luôn có khối lượng vận chuyển hành khách rất lớn vì thế được sử dụng phương tiện có sức chứa lớn để phục vụ. Do phải hoạt động với cường độ quá lớn, các phương tiện. xuống cấp nhanh chóng đồng thời nhận thấy với phương tiện có sức chứa thiết kế 60 chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nên vào 7/2007 Tổng công ty vận tải Hà Nội đã tiến hành đầu tư mua sắm thay thế toàn bộ các xe Daewoo BS 090 bằng loại xe Bus Transerco có sức chứa 80 chỗ. Nhờ có sự đầu tư này, các xe hoạt động trên tuyến 08 đều là những xe mới, các chức năng tiện nghi trên xe như điều hòa, đèn tín hiệu báo lên xuống… vẫn đang ở trạng thái hoạt động tốt. Bảng 2.1 : Thông số kỹ thuật xe Hyunhdai Transerco B80. Thông số Đơn vị Mô tả. Vỏ xe - Được bọc bằng tôn mạ kẽm chuyên dùng. - Thành xe được phun keo xốp chống rung, chống ồn, cách âm, cách nhiệt. - Được sơn bằng vật liệu sơn 2k Polyurethan nhập từ Hàn Quốc. Với công nghệ sơn trong buồng kín kiểu ventyri, buồng sấy độc lập, nhiệt độ sấy được duy trì tự động ở 80oC MPT. Khung gầm Kiểu AERO CITY. Hệ thống lái: Kiểu trục vít, ecu bi, có trợ lực lái. Trụ lái điều chỉnh được độ nghiêng và chiều cao. Hệ thống phanh: Phanh kiểu tang trống, dẫn động khí nén, hai dòng độc lập. Hệ thống treo: Nhíp lá bố trí hình elip, giảm động bằng thủy lực có trợ lực. Động cơ bố trí phía sau). Trước đây, lộ trình của tuyến 08 có đi qua khu vực phố Cổ (Hàng Than, Hàng Cót, Hàng Lược, Chả Cá, Hàng Cân, Lương Văn Can…) nhưng do chủ trương của UBND Hà Nội hạn chế các tuyến xe Bus có sức chứa lớn đi trong khu vực phố Cổ nên tuyến 08 đã có sự thay đổi lớn về lộ trình vào tháng 12/2007 với việc tuyến không đi qua khu vực phố.
Đoạn đường này có bề rộng lớntương đương với đường Bà triệu, là đường một chiều nhưng mật độ cũng lớn và lại có nhiều dao cắt nên tốc độ của xe cũng chỉ ở mức trung bình. - Trần Nguyên Hãn - Ngô Quyền - Hàng Tre - Hàng Muối - Yên Phụ: Đoạn đường này rất nhỏ, 2 xe Bus tránh nhau thì khoảng cách giữa chúng không đầy 15cm. Trong số 72 điểm dừng đỗ và đầu cuối có 17 điểm có nhà chờ (6 điểm chiều Đông Mỹ - Long Biên và 11 điểm chiều Long Biên – Đông Mỹ), còn lại tất cả các điểm đều có biển báo và chỉ có duy nhất 1 điểm có xén vỉa hè là điểm tại ngân hành Agribank – phía sau Cầu Vượt.
Tại một số điểm dừng đỗ có hệ số trùng lặp tuyến quá cao như điểm từ đoạn từ 489 Giải Phóng đến bến xe Giáp Bát có hệ số tùng lặp tuyến từ 9 – 11 tuyến, hay điểm tại 80 Trần Nhật Duật có tới 16 tuyến Bus đi qua – tại điểm này có tới 2 chiếc biển báo được đặt gần nhau. Chạy qua khu vực phố cổ với dạng đô thị kiểu ô bàn cờ nên số lượng giao cắt lớn, mặt khác khi chay jra đường vành đai : Giải Phóng thì số lượng các giao cắt cũng khá lớn. Tại các nút giao thông có đèn đã áp dụng các hình thức tổ chức tương đối hiện đại tạo thuận lợi cho lái xe như : đèn 3 pha : rẽ trái tại nút Bạch Mai – Đại Cồ Việt, Đại La – Giải Phóng; các đèn tín hiều đều có đồng hồ đếm ngược nên tạo điều kiện cho lái xe chủ động được tốc độ chạy xe, không bị bất ngờ trước hiện tượng đền đỏ.
Các con trạch này được bố trí quá dài và độ cao quá lớn khiến xe đi qua rất sóc gây tâm lý ức chế, khó chịu cho lái xe cũng như hành khách và gây hại đến chất lượng phương tiện. - Các chỉ tiêu số lượng : Được xác định các thông số phản ánh về điều kiện hoạt động cũng như khai thác thực tế của phương tiện trên tuyến.
Tại các điểm đầu cuối, ngoài các công trình như trên còn cần có thể có các công trình khác như gian nhà nghỉ cho lái xe, các biển quảng cáo nhằm tìm kiếm thêm các khoản thu nhập khác, bảng thông tin với những nội dung chính là : giờ mở và đóng tuyến, khoảng cách chạy xe của các tuyến, các thông tin khác…. Với những phân tích như trên, đây là điểm được bố trí chưa thực sự hợp lý vì nó không đủ diện tích nhưng xét một cách toàn diện thì nó vẫn là 1 sự lựa chọn có thể chấp nhận được trong điều kiện hạn chế về hệ thống cơ sở vật chất hiện tại vì nó phù hợp với luồng hành khách chính có công suất rất lớn. Lộ trình của các tuyến Bus không thể đi qua hay không nên đi qua những đường phố của các khu vực có diện tích vỉa hè, đường phố quá nhỏ như khu vực hạn chế phát triển (phố cổ) vì tại đó không có đủ diện tích để bố trí nhà chờ, biển báo và các phương tiện sử dụng cũng phải có sức chứa rất nhỏ nên không kinh tế.
- Lộ trình phải phù hợp với các quy định quy chế của nhà nước : Điều này được hiểu là phạm vi hoạt động của các lộ trình bị hạn chế bởi các quy định như lộ trình của xe Bus không được chạy qua đường cao tốc hay lộ trình của xe Bus giữa chiều đi và chiều về bị khác nhau do sự hạn chế của các tuyến đường 1 chiều…. Điểm dừng là một yếu tố của hệ thống giao thông, việc sắp xếp, bố trí nó cần tuân theo những nguyên tắc bố trí nhất định để đảm bảo phát huy tối đa công suất của điểm, tạo sự thuận lợi an toàn cho hành khách đồng thời không gây hạn chế lớn đến sự vận động (tốc độ) của các phương tiện lưu thông trên đường. Căn cứ vào tương quan vị trí giữa điểm dừng và nút giao thông người ta tiến hành phân loại điểm dừng ra thành ba loại gồm :Điểm dừng gần (near side) là điểm dừng là điểm dừng được bố trí gần giao lộ bên này (chưa băng qua giao lộ), điểm dừng xa (far side) là điểm dừng được bố trí gần giao lộ nhưng ở phía bên kia ( đã băng qua giao lộ); ngoài ra còn có 1 loại điểm dừng nữa là loại điểm dừng ở giữa (midblock) được bố trí giữa tuyến đường, cách xa giao lộ.
Cự ly giữa các điểm dừng đỗ quá lớn khiến cho quãng đường đi bộ bình quân của hành khách quá lớn mặt khác nếu khoảng cách này quá nhỏ sẽ làm cho phương tiện không phát huy được tính năng tốc độ đồng thời xe dừng đỗ quá nhiều làm cho thời gian chuyến đi của hành khách bị kéo dài, chất lượng phương tiện bị ảnh hưởng, giá thành cho 1 đơnvị sản phẩm vận tải tăng lên. Σ Ldp : Tổng chiều dìa đường phố có xe Bus chạy qua Nếu hệ số trùng lặp tuyến cao dẫn đến sự quá tải của điểm dừng đỗ, khi đó các xe sẽ phải nối đuôi nhau để vào điểm dừng, hiện tượng này làm tăng thời gian chuyến đi của hành khách, thời gian 1 chuyến tức là giảm năng suất phương tiện cũng như mức độ thuận lợi, chất lượng phục vụ. + Điểm dừng tại đuờng Yên Phụ và đường Trần Nhật Duật cần có sự bố trí lại bằng cách có thể từ 2 điểm bố trí thành 3 điểm với các tuyến đi qua được giảm bớt nhằm phân bố bớt nhu cầu tại các điểm cũng như giảm được hệ số trùng lặp tuyến bằng cách tại mỗi điểm đó chỉ cho 1 số lượng tuyến nhất định đi qua.
Xem xét trên các goc độ khác : Với lộ trình không có gì thay đổi, tuyến 08 là tuyến có nhu cầu rất lớn, đặc biệt lại là tuyến duy nhất hoạt động trên đoạn từ Ngọc Hồi tới Đông Mỹ nên nếu sử dụng các phương tiện có sức chứa nhỏ hơn (60, 40 chỗ) thì sẽ phải mở thêm tuyến quá đây mới đáp ứng được nhu cầu, nếu trường hợp đó xảy ra thì tính kinh tế chắc chắn sẽ không đảm bảo vì số lượng xe tăng là chi phí đầu tư, chi phí xăng dầu tăng cao nên giải pháp chọn 1 xe duy nhất có sức chứa lớn 80 chỗ là khả dĩ hơn là việc chọn xe có sức chứa nhỏ hơn.