Nghiên cứu phân lập và đặc điểm sinh học của nấm Phytophthora infestans gây bệnh mốc sương trên cà chua, khoai tây vụ đông xuân năm 2008-2009 tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam

MỤC LỤC

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Lá bệnh sau khi thu thập về phòng thí nghiệm được đặt trong môi trường ẩm bão hoà (thường là trong hộp petri có lót giấy lọc ẩm) trong vòng 12-24 tiếng ở điều kiện tối thích 16-180C. Chuẩn bị mẫu bệnh : các mẫu bệnh thu ngoài đồng ruộng chọn những mẫu điển hình, mới, còn tươi, không dính thuốc bảo vệ thực vật phân lập ngay hoặc có thể đặt trong môi trường ẩm bão hoà với điều kiện nhiệt độ 16-180C trong vòng từ 12-24 tiếng để mô bệnh hồi phục và cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh phát triển thành 1 lớp trắng xốp. Củ khoai tây sạch thuộc các giống nhiễm bệnh như Diamant được thu từ cây trồng trong nhà lưới hoặc các củ khoai tây thương phẩm sạch bệnh và không sử dụng các loại thuốc nội hấp chống bệnh mốc sương.

    Phân lập : các mô bệnh được cắt thành các miếng nhỏ kích thước khoảng 1cm2 chứa ẵ mụ bệnh ẵ mụ khoẻ, nếu mụ bệnh bị hoại sinh quỏ nhiều có thể lấy miếng to hơn nhưng khả năng tạp nhiễm nấm hoại sinh khác sẽ cao hơn. Tuỳ thuộc vào giống khoai tây và cà chua mà thời gian xuất hiện sợi nấm, cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh nhanh hay chậm, nếu thấy dấu hiện vùng đặt mô bệnh thâm đen thì có thể kết luận nấm đã xâm nhập vào mô thực vật. Nếu mẫu đã thuần có thể cấy chuyển sau 7-9 ngày trên môi trường Pea (môi trường phát triển hệ sợi và bào tử vô tính) hoặc môi trường Rye để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.

    Phương pháp nhân nuôi nấm tạo bào tử phân sinh: Nhân nuôi nấm tạo bào tử phân sinh nhằm mục đích tạo ra một số lượng lớn bào tử để dùng trong các thí nghiệm về độc tính, kháng thuốc, khả năng tồn tại của bào tử trong ánh nắng trực xạ…. Các lá đơn sạch không bám đất, không quá già, úa được đặt úp mặt trên xuống trong các khay có lót giấy thấm đã thấm nước có thể phun trực tiếp dung dịch nước có chứa bào tử lên mặt dưới lá hoặc nhỏ các giọt bào tử lên mặt dưới lá. Củ khoai sạch được cắt thành từng khoanh xếp trong khay lót giấy thấm đã thấm nước, phun hoặc nhỏ trực tiếp dịch nước chứa bào tử lên trên, bọc kín khay để trong tối hoàn toàn.

    Thu bào tử nhân trên môi trường nhân tạo: Cho vào đĩa petri từ 1-3ml nước cất vô trùng dùng bàn trang thuỷ tinh di nhẹ trên bề mặt của môi trường nhân tạo cho bào tử rời ra khỏi sợi nấm sau đó chắt nước bào tử ra cốc hoặc bình định mức. Thu bào tử nhân trên lá khoai tây, cà chua: lá đã nhiễm bệnh được bỏ vào túi nilon cùng với 10-20ml nước cất vô trùng tùy thuộc theo kích thước lá lắc đều, nếu lá còn nguyên nhặt lá bỏ ra ngoài chắt nước vào bình hay cốc đong, nếu lá bị nát có thể lọc qua vải màn để tránh các mô tế bào làm tắc bình phun hoặc làm sai lệch thể tích. Sau 0, 7, 14, 21,..ngày với khoảng cách giữa các lần là 7 ngày lấy 1ml đất từ các công thức thí nghiệm trải đều trên khoanh khoai tây giống nhiễm đã khử trùng bề mặt củ có thể cho thêm nước cất nếu thấy bề mặt khô.

    Thí nghiệm được tiến hành ở các điều kiện bảo quản khác nhau: nhiệt độ phòng, 180C, 40C với các đối tượng là nấm Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani, Helminthosporium solani gây hại trên mắt củ của 10 giống khoai tây : Diamant, Belarosa, Solara, Marlan, Provento, Esprit, Jerry, Sinora, Marabel, Atlantic. Các củ giống khoai tây thuộc 10 giống (Diamant, Belarosa, Solara, Marlan, Provento, Esprit, Jerry, Sinora, Marabel, Atlantic) được tiến hành lây nhiễm với mức 50000 bào tử động/ml giữ độ ẩm cao trong vòng 7 ngày cắt củ quan sát tính kháng nhiễm của củ. Các củ khoai tây (Diamant, Belarosa, Solara, Marlan, Provento, Esprit, Jerry, Sinora, Marabel, Atlantic) được làm sạch cắt khoanh dày 5-7mm lây nhiễm 10àl dịch bào tử nồng độ 50000bào tử động/ml sau 7 ngày quan sỏt tính kháng nhiễm trên khoanh củ.

    Bảng 3.1. Các isolate nấm thu thập được trong vụ đông xuân 2008-2009  tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.
    Bảng 3.1. Các isolate nấm thu thập được trong vụ đông xuân 2008-2009 tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.

    Đặc điểm của các mẫu nấm mốc sương thu thập trong vụ đông xuân 2008-2009: các mẫu nấm thu thập được đều thuộc chủng nấm A1, khả năng tồn

    Đề nghị

    Diện tích trồng khoai tây,cà chua ở các tỉnh miền Bắc đang tiếp tục mở rộng. Việc tiếp tục nghiên cứu các đặc tính liên quan tới dự tính dự báo như: khả năng tồn tại trong ánh sáng trực xa, khả năng phát tán của bào tử trong không khí, độc tính của nấm trên các giống cà chua khoai tây…để có thể xây dựng một mô hình dự tính dự báo mốc sương trên đồng ruộng từ đó giảm bớt nồng độ và cường độ sử dụng thuốc giúp cho người nông dân là rất quan trọng.