MỤC LỤC
Bộ phận phân phối bột: Nó được đặt ngang với máy Xeo, đằng sau hoặc bên dưới than hòm phun bột và được nối liền với thân hòm phun bột bằng một số ống nhánh hoặc tấm có lỗ khoan. Sự tương quan giữa tốc độ bột qua tấm môi và tốc độ của lưới tỉ lệ cũng có ảnh hưởng tới chất lượng giấy và quá trình hình thành tờ giấy khi tỉ lệ phun bằng một sự kết bông trong tờ giấy không bị ảnh hưởng nên tờ giấy có độ đồng đều tốt hơn. Tốc độ của lưới có thể chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn tốc độ phun bột, sự chênh lệch về tỉ số phun bột càng khác nhau thì sự chênh lệch về đặc tính theo bề ngang và chiều dọc máy của tờ giấy càng lớn.
Để truyền nhiệt từ hơi nước tới tờ giấy, loại thép pha gang dẫn nhiệt được sử dụng để làm lô xấy, khi tiếp xúc với tờ giấy ướt, bề mặt gia nhiệt bị nguội đi và dòng nhiệt từ bên trong thành lô xấy ra bên ngoài mặt lô xây tới tờ giấy.
Dõy quấn: Được đặt trong lừi cỏc rónh của lừi thộp, xung quanh dõy quấn cú bọc lớp cỏch điện để cỏch điện với lừi thộp. Với động cơ khụng đồng bộ ba pha các pha dây quấn đặt cách nhau 1200 điện. Vỏ mỏy: Để bảo vệ và giữ chặt lừi thộp stato, và khụng dựng để dẫn từ.
Vỏ máy có chân đế cố định máy trên bệ, hai đầu có nắp máy để đỡ trục rôto và bảo vệ dây quấn.
Giữa phần tĩnh và phần quay là khe hở không khí, khe hở rất ít thường là (0,2 mm đến 1mm), do rôto là khối tròn nên rôto rất đều. Như vậy với cấu tạo đơn giản, được đấu trực tiếp vào lưới điện 3 pha, giá thành rẻ nên động cơ không đồng bộ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trong các hệ thống hiện nay. Có thể điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ ba pha bằng cách điều chỉnh điện trở mạch rôto bằng bộ biến đổi xung tristo, ta sẽ khảo sát việc điều chỉnh trơn điện trở mạch rôto bằng các van bán dẫn.
Khi điều chỉnh giá trị điện trở mạch rôto thì mômen tới hạn của động cơ không thay đổi và độ trượt tới hạn tỷ lệ bậc nhất với điện trở.
Trong biến tần này,điện áp xoay chiều đầu tiên được chuyển thành điện áp một chiều nhờ mạch chỉnh lưu sau đó qua một bộ lọc rồi mới được biến đổi trở lại thành điện áp xoay chiều với tần số f2.Việc biến đổi năng lượng hai lần này làm giảm hiệu suất biến tần. Nhưng bù lại loại biến tần này cho phép thay đổi dễ dàng tần số của f2 không phụ thuộc vào f1 trong một dải rộng cả trên và dưới f1 vì tần số ra chỉ phụ thuộc vào mạch điều khiển. Do từ thông của động cơ phụ thuộc vào dòng từ hóa của động cơ, nên từ thông được giữ không đổi khi dòng từ hóa được giữ không đổi tại mọi thời điểm làm việc của động cơ.
Nếu đem xung điều khiển này cấp cho một bộ biến tần một pha thỡ ngừ ra sẽ thu được một dạng điện ỏp dạng điều rộng xung cú tần số bằng với tần số nguồn sin mẫu và biên độ hài bậc nhất phụ thuộc vào nguồn điện một chiều cung cấp và tỉ số giữa biên độ sóng sin mẫu và sóng mang. Vì vậy, khi giảm tần số nguồn cung cấp cho động cơ nhỏ hơn tần số định mức thường đòi hỏi phải giảm điện áp V cung cấp cho động cơ sao cho từ thông trong khe hở không khí được giữ không đổi. Khi động cơ làm việc với tần số cung cấp lớn hơn tần số định mức, thường giữ điện áp cung cấp không đổi và bằng định mức, do giới hạn về cách điện Stato hoặc điện áp nguồn.
Tần số cho trước fs được đưa tới bộ biến đổi điện áp – tần số 6, bộ biến đổi này sẽ tạo ra xung hình chữ nhật, xung này được chia ở bộ chia xung 7, được khuếch đại ở khâu 8 và đưa tới các nhóm tirito của bộ biến tần. Ở các hệ thống truyền động nhóm, khi tần số ra bộ biến đổi không lớn lắm ( 200 Hz ) người ta cũng sử dụng các bộ biến tần có khâu trung gian không điều chỉnh điện áp và bộ biến tần điều chỉnh độ rộng xung. Ở bộ biến tần nguồn áp PWM có đại lượng điều khiển là điện áp cho trước usz và tần số ωsu , những đại lượng này đưa tới hệ thống điều khiển HĐK để tạo các trạng thái mở của các van SA, SB , SC (hình 2.17).
Loại thứ hai là dùng các bộ điều chỉnh dòng stato lúc này việc thiết kế cấu trúc của hệ thống giống như trường hợp cấp điện từ biến tần dòng điện, nhưng cần chú ý nhận dạng chế độ làm việc của bộ biến tần PWM. Khi bộ chỉnh lưu điện áp lưới có trang bị thêm bộ chỉnh lưu có điều khiển làm việc ở chế độ ngược PS, thì dòng id ở mạch trung gian có thể thay đổi hướng, nên khi hướng của ud không đổi năng lượng vẫn có thể chạy 2 chiều, truyền động làm việc được với hãm trả năng lượng về nguồn. Bộ phát chức năng 5, bộ biến đổi 6 và bộ chia xung 7 ( bộ đếm vòng ) điều khiển giá trị udz2 bằng tần số đồng bộ của bộ biến tần điện áp fn , sao cho từ thông của máy không đổi và không phụ thuộc vào tải.
Quá trình điều chỉnh điện áp và tần số kéo dài cho tới khi động cơ đạy được chế độ ổn định mới nằm trong phạm vi cho phép của is và tốc độ của động cơ trở lại giá trị cho trước.
Quá trình ổn định tốc độ quay đồng đều giữa 4 quả lô với nhau là việc cực kì khó khăn, làm sao cho sai lệch tốc độ là nhỏ nhất và đảm bảo sự đồng đều về cấu trúc của tờ giấy. Với động cơ thực hiện truyền động chính bộ phận lô lưới thì khi khởi động động cơ làm sao phải đưa máy vào quá trình làm việc định mức một cách êm nhất để đảm bảo quá trình khởi động không bị rung giật làm cho giấy bị đứt đoạn, chất lượng sản phẩm kém. Động cơ được cấp điện từ bộ biến tần tĩnh, lúc đầu tần số và điện áp có giá trị nhỏ, sau khi cấp nguồn cho động cơ ta tăng dần giá trị tần số và điện áp, tốc độ động cơ tăng dần, khi tần số đạt giá trị định mức thì tốc độ động cơ đạt giá trị định mức.
Bộ biến tần dùng để điều khiển điện áp, tần số cấp cho động cơ theo luật điều khiển được thiết kế và lưu trữ trong CPU của biến tần, đồng thời qua biến tần có thể quan sát và đặt các thông số bảo vệ cho động cơ, đồng thời có thể điều chỉnh tốc độ động cơ nhanh và chính xác hơn. Sau công đoạn hình thành tờ giấy ra khỏi lô lưới, các thông số như độ trắng, độ mịn chưa được đảm bảo cho nên công đoạn ép sẽ giúp tờ giấy có được độ trắng mịn theo yêu cầu. Bộ phận ép được nhận tín hiệu chung từ bộ tín hiệu chủ đạo, tờ giấy đi qua toàn bộ hệ thống phải đảm bảo đồng bộ tốc độ giữa các cặp ép và đồng bộ với toàn hệ thống.
Nếu sai lệch không đúng một trong 2 động cơ sẽ bị quá tải hệ thống bảo vệ tác động động cơ sẽ bị dừng lại, hệ thống dừng sẽ bị dừng máy. Mặt khác ép 3 còn làm cho giấy mịn và bóng hơn nên việc không đảm bảo sai lệch tốc độ sẽ làm cho tờ giấy bị cào xước không đảm bảo yêu cầu chất lượng. Việc gia tốc tốc độ chỉ được thực hiện trong quá trình tăng tốc toàn dây chuyền, lúc đó việc gia tốc phải êm phù hợp với cả dây chuyền, tránh không làm cho tờ giấy bị rách trong quá trình gia tốc tốc độ.
Đảm bảo sức căng giấy sẽ giúp tỉ lệ bay hơi của giấy tốt hơn,chất lượng sản phẩm sẽ đảm bảo được độ nhãn và phẳng theo yêu cầu. Việc tính chọn động cơ có công suất lớn và đảm bảo động cơ không bị non tải hoặc quá tải dẫn đến chất lượng sản phẩm không theo yêu cầu là việc khó khăn. Động cơ truyền động chính bộ phận sấy được điều khiển từ bộ biến tần gián tiếp nguồn dòng VFD750 B43A .Quá trình điều khiển được trình bày ở chương 2.
Mạch bảo vệ thực hiện cắt khẩn cấp bằng các thiết bị như cầu chì, aptomat, role…kết hợp với bảo vệ ở mạch điều khiển như khóa tirstor, cắt nguồn nuôi, khóa bộ điều chỉnh ….