Thị trường xuất khẩu thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam giai đoạn 2003 – 2007: Những nhân tố ảnh hưởng

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 1. Các nhân tố khách quan

Thứ nhất, do sự phát triển của nền kinh tế: Khi nền kinh tế của đất nước phát triển thì nhà nước sẽ có ngân sách nhiều hơn để đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Nhà nước có điều kiện quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực từ đó nâng cao được trình độ của người lao động nhất là lao động có đã qua đại học và cao đẳng để cung cấp cho các doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển, chính phủ sẽ có nguồn ngân sách lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phục vụ cho các ngành kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu nói riêng.

Thông thường các quốc gia áp dụng hạn ngạch nhập khẩu cao đối với các sản phẩm có tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước và áp dụng hạn ngạch thấp với các sản phẩm là nguyên liệu thô hoặc chỉ mới qua sơ chế. Còn đối với các nước xuất khẩu sẽ áp dụng mức thuế xuất khẩu cao đối với các sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc khai thác từ tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu quý hiếm trong nước. Thứ ba, các yếu tố thuộc về tự nhiên: Do đặc điểm của các sản phẩm thép xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển và đường thủy nên thường xuyên gặp rủi ro khi thời tiết biến đổi.

Đào tạo không sát với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, lý thuyết được học nhiều còn thực hành và thực tế lại rất ít nên dễ dẫn đến tình trạng quản lý yếu kém do đó tác động trực tiếp đến hiệu quả làm việc của cả bộ máy dẫn đến năng suất làm việc không cao.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THÉP MẠ KẼM, THÉP MẠ MÀU CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM

Tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA)

    Thứ nhất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, tuy sản xuất và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, mạ màu là một lĩnh vực mới của LILAMA nhưng từ khi bắt đầu sản xuất và xuất khẩu năm 2002, Tổng công ty đã xúc tiến việc xuất khẩu và đã đạt được những thành công mà ít công ty nào khi mới xâm nhập thị trường thế giới đạt được. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) mới được giới thiệu trên thị trường, khách hàng quốc tế chưa biết đến nhiều nên thị trường xuất khẩu còn nhỏ hẹp. Nhưng thành công lớn nhất của Tổng công ty trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu là các sản phẩm này đã có được thương hiệu riêng trên thị trường thế giới và được khách hàng quốc tế tin dùng.

    Ta thấy trong giai đoạn 2003-2006 trong cơ cấu sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thì sản phẩm thép mạ kẽm luôn chiếm ưu thế nhưng sau năm 2006 sản lượng xuất khẩu sản phẩm thép mạ màu tăng nhanh hơn sản phẩm thép mạ kẽm vì vậy cơ cấu xuất khẩu 2 sản phẩm này ngày càng cân đối hơn, đặc biệt là hiện nay sản phẩm thép mạ màu có tốc độ tăng trưởng rất cao. Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của LILAMA có quy mô nhỏ, tính hợp tác lỏng lẻo trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ còn thấp: Lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Lilama mới được phát triển từ năm 2002 nên quy mô sản xuất còn rất nhỏ so với các đối thủ trên thị trường. Chỉ đơn cử các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật trong khâu luyện thép bằng lò điện đã cho thấy, các chỉ tiêu này đều kém hơn so với các nước có nền công nghiệp thép tiên tiến trên thế giới và kinh nghiệm kinh doanh thương mại quốc tế trong lĩnh vực này còn thiếu, phần nhiều doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh, xuất khẩu dài hạn, mức độ thụ động cao.

    Điểm yếu nhất của sức cạnh tranh của các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu là khả năng đáp ứng yêu cầu chất lượng và vệ sinh an lao động chưa cao, chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của các thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản. Những điều này đã bị một số đối thủ nước ngoài lợi dụng, gây tác hại tới uy tín và quyền lợi chung của cộng đồng doanh nghiệp ảnh hưởng không tốt đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu xuất khẩu của Tổng công ty. Hạn chế lớn nhất của sản các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của LILAMA khi thâm nhập thị trường quốc tế là tính cạnh tranh ở đa số sản phầm còn thấp: Giá cao, chất lượng chưa cao và thiếu ổn đinh, mẫu mã chưa đẹp, chưa phong phú bằng các sản phẩm của đối tác mạnh có cùng loại sản phẩm giống Tổng công ty.

    Bảng 2.3: Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm thép mạ  màu (2003- 2007)
    Bảng 2.3: Giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm thép mạ màu (2003- 2007)

    ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THÉP MẠ KẼM VÀ THÉP MẠ MÀU CỦA

    Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA)

    Vì vậy, ngoài việc nhà nước phải quan tâm phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản để cung cấp nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất thì nhà nước còn phải đặc biệt chú trọng đến việc việc nâng cấp và xây dựng hên thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc giúp cho Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA đẩy nhanh được quá trình phân phối sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu xuất khẩu. Các doanh nghiệp cùng sản xuất các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu cần phải liên kết với nhau để có thể trao đổi kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh, liên kết với nhau để tạo ra một nguồn vốn lớn cho việc tiến hành các cuộc triển lãm, hội chợ lớn trong và ngoài nước nhằm giới thiều quảng bá thương hiệu thép Việt Nam với bạn hàng thế giới. Đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu Thứ nhất, đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh: Tổng công ty sẽ chủ động đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường, chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tiêu hao, hạ giá thành sản phẩm.

    Để đứng vững được trên thương trường, giảm thiểu rủi ro và tránh bị thua ngay trên sân nhà thì đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu của công ty phải có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ tốt, có những kiến thức đầy đủ về các sản phẩm thép mạ kẽm, mạ màu để có thể giải đáp nhanh gọn những thắc mắc của đối tác nước ngoài về các loại sản phẩm này. Tính chất công nghiệp hóa và Việc các doanh nghiệp liên kết với nhau sẽ tạo ra sức mạnh giúp cho các doanh nghiệp có thể hoàn thành các hợp đồng thương mại với giá trị lớn, ngoài ra còn có thể bổ xung cho nhau về các yếu tố như vốn, lao động, công nghệ…tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Việt Nam xuất khẩu ở trên thị trường nước ngoài. Dưới sự chỉ đạo và tổ chức của hiệp hội, các doanh nghiệp sản xuất thép đã liên kết thành lập câu lạc bộ các doanh nghiệp sản xuất, từng doanh nghiệp sản xuất thép cũng liên kết với các doang nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, nguyên phụ liệu nhằm chủ động giảm bớt sự phát triển tự phát , thống nhất giá và nâng cao chất lượng sản phẩm.

    Mở rộng hình thức liên kết đa dạng, phong phú trong nền kinh tế thị trường, như liên kết thông qua các hội nghề nghiệp, bảo vệ và phát triển một sản phẩm cụ thể với một tên gọi chung hoặc việc cùng tham gia một tổ chức kinh doanh… các doanh nghiệp tham gia liên kết phải tự nguyện thực hiện những quy tắc hoặc luật lệ chung. Để tiến hành quảng bá thương hiệu cho mình, Tổng công ty cần phải thực hiện tốt hoạt động marketing quốc tế, từ việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường, xác định thị trường chiến lược, thị trường tiềm năng, xác định cơ cấu mặt hàng hợp lý đến hoạt động xây dựng và thiết lập mạng lưới bán buôn – lẻ các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu thủy tại thị trường nước ngoài, hoạt động chăm sóc khách hàng… có thực hiện tốt hoạt động này thì LILAMA mới có thể thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế. Hiện nay, thì hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh đã đẩy giá nguyên liệu lên cao, giảm giá bán xuống mức quá thấp hoặc hạ thấp chất lượng sản phẩm để cạnh tranh lẫn nhau đã tạo điều kiện để các nhà nhập khẩu nước ngoài lợi dụng gây thiệt hại lớn cho sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu.