MỤC LỤC
• Ngoài các tác giả 8X được độc giả Trung Quốc khá chú ý như trên còn có tác giả trẻ Tào Đình, bút danh Bảo Thê (sinh năm 1985), tuy ở Trung Quốc không nổi bật nhưng là một tác giả văn học mạng khá quen thuộc ở Việt Nam với tác phẩm lần đầu được giới thiệu đã gây nên chấn động nho nhỏ với độc giả Việt Nam là "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" (Trang Hạ dịch). Giới phê bình và dư luận ở Trung Quốc cho rằng người thành công nhất ở Trung Quốc hiện nay trong lĩnh vực văn chương không phải là tác giả từng đoạt giải Nô-ben năm 2000 Cao Hành Kiện với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Linh Sơn, cũng không phải các cây đa, cây đề trong làng văn học như Vương Mông, Mạc Ngôn, Dư Hoa hay Khương Nhung với cuốn sách ăn khách vào loại bậc nhất Trung Quốc, Tô-tem sói, tuy họ là những người đã từng thống trị nhiều năm trên văn đàn Trung Quốc, nhưng Quách Kính Minh mới là một hiện tượng của văn chương 8X Trung Quốc đương đại.
Các nhà văn 8x cũng chú ý trong việc làm mới lạ tác phẩm của mình khi có những sáng tạo mới về nghệ thuật kết cấu truyện, hình tượng nhân vật, cách kể chuyện và hình thức xây dựng câu chuyện so với văn học truyền thống…. Trào lưu này được biểu hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: âm nhạc linglei, điện ảnh linglei, hội họa linglei, mĩ ấu (meiyou) linglei, ẩm thực linglei, kiến trúc linglei…. Nó luôn biến động và xâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống giới trẻ Trung Quốc. Trào lưu "linglei" vừa là hiện tượng xã hội vừa là hiện tượng văn học đáng chú ý ở Trung Quốc. Nó đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ trong văn học, đặc biệt là văn chương của thế hệ trẻ Trung Quốc. Cũng giống như sự ảnh hưởng trong các lĩnh vực khác, văn học. Văn học "linglei" cũng thể hiện ở tất cả các thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến thơ. Nó đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ trong tiểu thuyết 8X của Trung Quốc. Trào lưu văn học "linglei" được biết đến đầu tiên qua những tác phẩm của nữ tác giả Vệ Tuệ. Một cây bút nữ thế hệ 7X có thể nói là một hiện tượng trên văn đàn văn học Trung Quốc đương đại với ngòi bút khá phóng khoáng trong vấn đề phơi bày cảm xúc và lạc thú nhục dục. Được xem là một trong những người khởi đầu cho trào lưu văn học. Tiờu biểu cho sỏng tỏc của Vuệ Tuệ với sự ảnh hưởng rừ nột của tư tưởng này là các tác phẩm Bảo bối Thượng Hải, Điên cuồng như Vuệ Tuệ. Nhà phê bình. văn học Vương Trí Nhàn trong lời nhận xét về cuốn sách của Vuệ Tuệ xuất bản ở Việt Nam có viết: “.. Dù có nhiều trang tả cảnh làm tình, song không thể nói nội dung ở đây mang tính khiêu dâm.. điều khiến họ quan tâm là sống theo ý mình.. họ không bao giờ rơi vào hưởng lạc thuần túy mà vẫn làm việc như điên. Tâm trí họ không ngớt bị giày vò bởi những vấn đề mang tính nhân bản”.10. Hưởng ứng trào lưu sáng tác này còn có một loạt các tác giả trẻ hiện nay như: Miên Miên, Cửu Đan, Hồng Ảnh, An Ni Bảo Bối.. Tiếp nối thế hệ đi trước, các nhà văn 8X Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi trào lưu này. Tiờu biểu là sự thể hiện của tư tưởng này trong cỏc tiểu thuyết vừ hiệp của Hàn Hàn, Quách Kính Minh,..Nổi trội nhất là Xuân Thụ với tác phẩm Búp bê Bắc Kinh. Một tác phẩm được so sánh với Bảo bối Thượng Hải của Vuệ Tuệ về tính chân thực trong miêu tả cuộc sống của giới trẻ Trung Quốc, một hiện thực xã hội đã có quá nhiều biến đổi so với xã hội Trung Quốc truyền thống. Có thể dễ dàng nhận thấy trong trào lưu văn học này, đề tài nổi bật trong các tác phẩm của các nhà văn trẻ là cuộc sống hôm nay với những cảm quan và nhận thức có nhiều thay đổi thậm chí là trái ngược so với những thế hệ trước. Giọng văn tự sự gần gũi, chủ yếu mang tính chất hiện thực từ chính đời sống trải nghiệm của bản thân. Mỗi tác phẩm gần như là những tự truyện của chính tác giả. Các nhà văn trẻ này đã nêu lên được tâm trạng bức bối của lớp thanh niên trưởng thành trong thời đại mới nhưng vẫn phải chịu ràng buộc bởi những lề thói của xã hội cũ. Vì vậy, khi dòng văn học "linglei" ra đời thì lớp thanh niên này nhanh chóng hưởng ứng và cổ xúy. Không dừng lại ở đó, các tác phẩm của trào lưu văn học Linglei còn vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc và gây sốt văn đàn nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở phương Tây. Những tác phẩm này được dịch sang nhiều thứ tiếng và được độc giả Mỹ, Pháp, Ý.. đón nhận như một sự giới thiệu về văn hóa mới của Trung Quốc. Thông qua nhân vật của mình, các tác giả trẻ muốn diễn đạt chính tư tưởng của mình, họ muốn chứng tỏ bản lĩnh, sự mạnh mẽ, năng động của bản thân bằng lối sống khác người, hay đúng hơn là họ chọn lối sống khác so với những lớp người của thế hệ trước đó. 1) Truyện của các nhà văn 8X Trung Quốc đầy những sự phản ứng một cách bốc.
Trong tiểu thuyết nửa tự truyện Búp bê Bắc Kinh, với ảnh hưởng từ tác phẩm của Vệ Tuệ, nữ tỏc giả Xuõn Thụ đó lại một lần nữa thể hiện rất rừ tư tưởng này. Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc sống sôi sục và đầy bốc đồng của Xuân Thụ (nhân vật trùng tên với tác giả) - một cô bé bỏ học trung học để tự do thực hiện những điều mình thích. Với Xuân Thụ, trường học là một sự câu thúc khó chịu ngăn trở cô đến với những mối quan tâm cấp thiết hơn như các bạn trai, các câu lạc bộ punk-rock, các trung tâm mua bán và cửa hàng McDonald. Sau khi bỏ học để viết cho một tờ báo lá cải thời thượng, Xuân Thụ cảm thấy chán nản cuộc sống ấy và trở lại trường học. Nhưng cuối cùng cô cũng không thể chịu đựng được sự độc đoán của các giáo viên khi ra lệnh cho cô phải làm thế này, phải sống thế nọ theo ý họ, và cô lại bỏ học lần nữa, lần này là vĩnh viễn. Môi trường học tập gò bó trong nhà trường khiến Xuân Thụ cảm thấy bức bối: "Trung học Tây X: một ngôi trường đáng ghét chỉ có duy nhất một luật lệ: vâng lời, đúng; giải thích, không.. cái trường tôi đã cố hết sức để rời bỏ, và sợ rằng có lẽ tôi chẳng bao giờ ra được. Trong hơn hai năm rưỡi dầm mình ở đó, tôi cảm thấy như là tôi đa bị tiêu tán hết tât cả nhiệt tình và sức lực tôi có. Kể cả đến cái ngày tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ phải trở lại đó nữa, nó vẫn tràn vào những giấc mơ của tôi và biến chúng thành những cơn ác mộng."11. Và thế là Xuân Thụ chọn cách thoát ly khỏi môi trường ấy. Sở dĩ Xuân Thụ có được sự quyết định dứt khoát và dễ dàng như vậy là do chính hoàn cảnh gia đình cô cho phép cô thực hiện điều đó. Đó có lẽ là một gia đình Trung Quốc được gọi là gia đình của thời đại mới khi cha mẹ cô là những người hoặc không thèm quan tâm đến cảm nhận và cuộc sống của con cái hoặc quá dễ dãi nuông chiều những đứa con hư của họ. Bố Xuân Thụ là một người làm trong ngành công an, hiếm khi để ý đến chuyện của cô. Mẹ cô thì đã từng đem cô từ Bắc Kinh đi Khai Phong để chơi bời với ban nhạc Tinh Noãn, một ban nhạc punk mà cô tôn sùng, rồi ở lại một mình trong một nhà khách cho đến khi Xuân Thụ sẵn lòng trở lại Bắc Kinh vào bốn hôm sau. Thế giới của cô luôn ồn ã trong âm nhạc, sự tôn sùng thần tượng và kiếm tìm tình yêu, tình dục một cách buông thả. Trong truyện cô liệt hàng loạt mối tình của cô với các chàng trai, dường như tất cả đều hời hợt dù Xuân Thụ có yêu hay không yêu những chàng trai ấy thật tình. Đó là những. Tôi quen họ trong những ngày Bắc Kinh nổi gió, hình như là một ngày mùa xuân". "Lý Kỳ và Triệu Bình: hai chàng trai tôi từng yêu và căm ghét. Họ xuất hiện ở nửa đầu cuốn truyện.. G và T: hai chàng trai tôi đã yêu. Những nhân vật chính của phần sau cuốn truyện..Janne: một chàng trai người Phần Lan rất thích rock’n’roll. Cao, sạch bong lên, và đẹp trai. Một lần khi tôi khóc, anh đã nói,. “Mi đã để mất người em gái nhỏ”." 12 Những người bạn trai trong đời cô gái trẻ thậm chí còn được đặt những kí hiệu riêng để cô gọi. Họ đi qua đời cô với sự tự nguyện và hết mình trong tình yêu, rồi sự chán chường đến với những cuộc tình đó khiến cô phải rời xa họ. Suy nghĩ bốc đồng, hành động bốc đồng và cả yêu bốc đồng. Dường như con người của Xuân Thụ sinh ra là để phản ứng như vậy với cuộc sống xung quanh. Ban đầu cô khẳng định sự tự tin ở mình: "Từ khi còn nhỏ, tôi đã tin mình không phải là đứa trẻ bình thường. Tôi tưởng ra mình là cô gái xinh đẹp nhất, thông minh nhất, và tài năng nhất trong thôn. Tôi biết một ngày rồi tôi sẽ rời làng ra đi, tôi muốn mọi thứ tốt hơn những người khác; tôi muốn có những gì tôi thấy mình xứng đáng. Tình yêu không mê say không phải là tình yêu tôi mong muốn."13 Nhưng rồi khi đã trải qua tất cả những điều mà mình muốn Xuân Thụ rơi vào trạng thái bi quan với cuộc đời, với tình yêu và tuổi thanh xuân:. "Tình yêu có nghĩa lý gì nếu mọi chuyện thành ra như thế? Nếu tất cả cứ ảm đạm, tẻ nhạt thì tuổi thanh xuân còn có giá trị gì? Có gì đặc biệt về mùa xuân và khác biệt về cuộc đời nếu mọi thứ không hơn những gì tôi đã trải qua? Đừng bảo với tôi cuộc đời là thế. Nếu vậy, nếu từ giờ tôi cứ sống ngày lại ngày như thế, làm thế nào con tim khát khao của tôi còn đập nổi?" Xuân Thụ ý thức được rằng: "Tôi chưa phải một người đàn bà trưởng thành, sao tôi có thể hiểu được trái tim của một người đàn bà trưởng thành, là điều tôi chưa có?"14. Điều cuối cùng mà cô gái trẻ Xuân Thụ nhận thấy và cũng là ý thức được sau một quãng đời thanh xuân sống sôi sục và bốc đồng của cô là sự giật mình về tương lai, sự chán nản với chính cuộc sống mà trước đây cô từng mơ ước: "Giờ tôi thấy ghê tởm cái tôi ngây thơ đó. Tôi khinh bỉ cái tôi chất phác đó. Tôi ghét những năm khờ dại đó. Thuần khiết là đồ chó chết! Tôi chưa làm được gì và chẳng biết làm bất cứ cái gì. Còn tương lai của tôi?. Hầu hết các tác giả 8X Trung Quốc đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của sự phản ứng theo kiểu "linglei" ấy. Không chỉ thể hiện qua tác phẩm của mình mà chính bản thân những tác giả trẻ ấy cũng đã sống và hành động như vậy. Từ sự trải nghiệm ấy mà tác phẩm của họ phản ánh khá trung thực và sâu sát tư duy của giới trẻ Trung Quốc hiện nay. Chỉ có điều họ ý thức được điều ấy và không đi theo kiểu phản ứng tiêu cực như nhân vật nữ Xuân Thụ trong Búp bê Bắc Kinh, đó có thể nói là xu hướng tiến bộ trong tầng lớp trẻ Trung Quốc. 2) Tâm thức cô đơn, trống rỗng, hư vô trong cuộc sống. Đó là cảm hứng bao trùm nhiều tác phẩm của các tác giả 8X. Trong truyện của họ, sự cô đơn, trống rỗng và hư vô ấy thể hiện qua hình ảnh các nhân vật với những xung đột nội tâm và tinh thần từ sự ám ảnh của nỗi cô đơn trong tâm tưởng ấy. Vương quốc ảo của Quách Kính Minh là là một thiên tiểu thuyết của tác giả trẻ này về sự cô đơn. Trong truyện, dường như mỗi nhân vật đều được hình thành từ sự cô đơn, dù họ có mối quan hệ với những người xung quanh nhưng sâu thẳm trong tâm hồn họ bị nỗi cô đơn ám ảnh và cầm tù. Từ Chàng hoàng tử Ca Sách cô đơn với vương quốc Ảo Tuyết ngay cả khi chàng ngồi trên ngôi vị tối cao. Nàng pháp sư Lê Lạc và nàng công chúa thủy cung Lam Thường chịu nỗi cô đơn ngay cả lúc họ đang sở hữu tình yêu của chàng Ca Sách. Hai người con gái ấy chấp nhận hy sinh vì tình yêu bằng cách nhận nỗi cô đơn về. Nàng pháp sư Lê Lạc nguyện cầm đèn đợi chàng Ca Sách trở về mỗi đêm, còn người con gái thủy cung Lam Thường kia biết làm gì với sự trống vắng và đơn độc khi chàng Ca Sách ở bên nàng Lê Lạc. Nỗi cô độc ấy càng nhân lên và day dứt mãi khi chàng Ca Sách kia lúc ở bên nàng Lê Lạc lại tưởng mình bên cạnh Lam Thường và bên Lam Thường lại ngỡ là nàng Lê Lạc. Thậm chí chính vương quốc Ảo Tuyết kia cũng bị vây bọc và cầm tù như vậy nữa. Nỗi buồn vây bọc vương quốc ảo ấy khác nào sự cô độc vây lấy tâm hồn mỗi con người của vương quốc Ảo Tuyết. Đúng như lời nhận xét của Trương Duyệt Nhiên dành cho Vương quốc ảo: "Cô độc là ngọn gió câm lặng trong Vương Quốc Ảo. Chúng ta thấy mọi người đều đi qua trận gió đó và đều bị nó làm cho tổn thương. Chúng ta nhìn thấy cơn gió xoay tròn giữa họ và không ngừng kéo dài khoảng cá16ch. Trong Vương Quốc Ảo, Ca Sách là đứa trẻ cô độc. Chàng cứ đi rồi mất đi cùng với sự tìm tòi. Mỗi con người đã trải qua đều chỉ là một đoạn trường. Tất cả đều trôi qua rồi đều được thời gian tái tạo. Do vậy họ không thể tìm lại được con đường lúc đến. Dù cho có theo đuổi tìm tòi, mỗi một cái cây gai góc đều xuyên qua thần kinh ký ức của họ.". Tình yêu trong Vương quốc ảo cũng là một tình yêu cô độc. Đó là tình yêu của Hoàng đệ Anh Không Thích dành cho anh trai mình. Một tình yêu đầy sự hy sinh của người em trai dành cho người đại huynh đã hết lòng bao bọc che chở chàng khi còn bé. Từ tình yêu đó, Anh Không Thích hy sinh cả bản thân để đánh đổi lấy tự do cho anh trai mình. Chàng quyết dành lấy ngôi vị quốc vương của vương quốc Ảo Tuyết để anh mình được tự do. Vì chàng biết giấc mơ của anh chàng không phải là làm quốc vương mà là làm một ẩn sĩ tiêu diêu tự tại nơi núi Tuyết. Nhưng tình yêu và sự hy sinh của chàng đã gây nên tội lỗi khi vì chàng mà Lam Thường chết và gây nên đau khổ cho anh chàng. Sự cô độc còn trổi dậy trong tâm hồn Thích khi anh chàng không còn quan tâm săn sóc và bảo bọc chàng như những ngày lưu lạc nhân gian. Chàng đau khổ vì điều đó. Chàng càng đau khổ hơn khi chứng kiến nỗi cô đơn ám ảnh Ca Sách từng đêm, khi chàng ngồi đơn độc ngắm trăng trên nóc hoàng cung. Như vậy, khởi nguồn từ tình yêu và ám ảnh về sự cô đơn và mất tự do vì tâm hồn bị giam giữ trong nỗi cô đơn ấy đã đưa đến bi kịch những người thương yêu phải xa nhau. Thậm chí phải giết chết nhau vì hiểu lầm. Các nhân vật trong Vương quốc ảo luôn cố đi tìm sự tự do, luôn muốn thoát khỏi sự cô đơn rợn ngợp của vương quốc ảo. Nhưng rồi họ cứ bị quanh quẩn trong chiếc lồng cô đơn ấy. Thế giới quan của Vương quốc ảo cũng là cái nhìn hư vô vào vạn vật. Đúng như tên gọi của cuốn tiểu thuyết, vương quốc Ảo Tuyết trong truyện chỉ là một "vương quốc ảo" mà thôi. Nó không có thật ngay cả khi tồn tại chính những nhân vật sống trong đó. Bỏ qua sự hư cấu trong cốt truyện, người ta nhận thấy quan niệm về sự hư vô của cuộc sống tràn ngập trong tiểu thuyết của Quách Kính Minh. Cả vương quốc chìm trong không gian thần bí, hư không của tuyết ngập tràn, của nỗi buồn vây kín bốn bề. Nhân vật trong truyện cũng là những người có số phận đầy hư ảo, cái chết và sự hồi sinh..Tất cả nằm trong sự sắp đặt của đấng sáng tạo Uyên Tế mà chính những nhân vật trong truyện không có cách lựa chọn khác. Khi hình hài vật chất của các nhân vật không còn nữa họ mới thực sự ý thức. về đời sống của mình. Về tất cả những gì họ trải qua, về bi kịch tình yêu và bi kịch của khát khao tự do. Cảm thức về sự cô đơn không chỉ ám ảnh trong tác phẩm của Quách Kính Minh mà nó còn xâm nhập vào thế giới các nhân vật trong các tác phẩm của các nhà văn 8X khác như Trương Duyệt Nhiên, Tào Đình hay chính cả Búp bê Bắc Kinh của Xuân Thụ. Nhân vật tôi trong truyện ngắn Mèo đen không ngủ của Trương Duyệt Nhiên là hiện thân của sự cô độc trong lớp trẻ Trung Quốc. Cô gái trong câu chuyện có một tuổi thơ đơn độc trong một gia đình có người cha gia trưởng, người chồng vũ phu và một người mẹ chịu đựng. Cô gái yêu Mặc Mặc như chính bản thân mình và luôn nơm nớp lo sợ người cha bạo hành sẽ làm tổn hại đến nó. Cô gái và Mặc Mặc, cả hai cùng dựa dẫm vào nhau mà sống trong ngôi nhà ấy. Mặc Mặc là một chú mèo đặc biệt bởi nó rất ít ngủ. Mặc Mặc không ngủ bởi lẽ: "Tôi và Mặc Mặc như hai đứa trẻ đang cố vươn mình để sống dưới mãi nhà đã thấp lại càng bị đè thấp hơn bởi áp lực cuộc sống"17. Tâm hồn cô đơn đã khiến cô gái đặt hết tình yêu của mình vào một con vật, và coi nó như con người. Nỗi cô đơn ấy xuất phát từ sự mất mát niềm tin của cô vào cuộc sống, vào tình yêu của những người đàn ông. Cô có nỗi ám ảnh rằng tất cả những người đàn ông đều cũng sẽ như bố cô. Khi cô gặp và yêu Thần Mộc, người hứa cho cô và Mặc Mặc cuộc sống hạnh phúc thì niềm tin và sự ấm áp đã đến với cô. Khi bố Thần Mộc ốm, cô đến nhà Thần Mộc săn sóc gia đình anh như một người dâu hiền trong gia đình. Tất cả chỉ vì Thần Mộc hứa không những yêu thương cô mà còn yêu thương cả Mặc Mặc nữa. Nhưng rồi bi kịch đã xảy đến khi Mặc Mặc chết do chính lỗi của Thần Mộc. Mặc Mặc ở trong câu chuyện không còn đơn thuần là con vật nuôi nữa mà là chỗ dựa tinh thần của cô trong sự cô đơn giữa gia đình. Mặc Mặc chết đồng nghĩa với sự cô đơn trở lại với cô gái. Tình yêu của cô với Thần Mộc không đủ sức xua tan nỗi ám ảnh đó. Dù cho Thần Mộc không phải là người đàn ông như bố cô. Kết thúc câu chuyện, tác giả cũng không để cho sự cô độc đó rời khỏi cô gái. Khi cô gái nhìn thấy mẫu tin Thần Mộc nhắn anh đã tìm thấy lũ con của Mặc Mặc và hứa nếu cô trở về hai người sẽ cùng nhau săn sóc chúng cùng với dòng địa chỉ để tìm anh thì nước mưa đã xóa nhòa dòng địa chỉ ấy. Sợi dây duy nhất có thể giúp cô gái thoát khỏi tâm thức cô đơn và trở về với thực tại, với Thần Mộc cùng lũ con của Mặc Mặc cuối cùng cũng bị cắt đứt. Phải chăng đó là lời nhắn nhủ của Trương Duyệt Nhiên về một thế hệ trẻ với những con người không thể thoát khỏi tâm thức cô đơn ám ảnh tâm hồn họ vì những di chứng gia đình và xã hội. Nếu nhân vật tôi trong Mèo đen không ngủ của Trương Duyệt Nhiên đi vào nỗi cô độc do những di chứng mà gia đình cô mang lại thì Mai Mai, cô gái câm trong Anh trai em gái của Tào Đình lại là hiện thân của một nỗi cô độc khác. Cô độc từ tình yêu bất hạnh của một cô gái bất hạnh dành cho chính anh trai ruột của mình. Yêu chính anh trai của mình lại càng khổ hơn nữa. Mai Mai yêu anh trai Dương Dương, một tình yêu tội lỗi nhưng không bệnh hoạn, tội lỗi mà vẫn đáng thương. Bởi, Mai Mai là cô gái câm. Trong thế giới “hư ảo, lặng lẽ, không người”, trống rỗng và cô độc của cô, duy nhất chỉ có người anh trai ngự trị. Yêu anh và muốn độc chiếm. người anh, Mai Mai đã tự tước đi niềm vui hồn hậu của tuổi thơ, đẩy mình vào vòng xoáy của những mâu thuẫn giằng xé giữa hờn ghen ích kỷ và tình yêu thương".18. Trong thế giới cô độc chỉ riêng mình cô hiểu, Mai Mai dành cho anh trai một tình yêu câm nín và lặng lẽ, nhưng lắm khi nó cũng bùng phát dữ dội khi cô ghen với em gái song sinh của mình, An An. Cô ghen với từng tiếng gọi của An An dành cho anh. Tất cả bởi lẽ cô thèm khát nhưng không thể phát ra những tiếng gọi ấy với anh. Nỗi cô đơn trong cô gái được tích tụ từ bé đến lớn, ngay từ lúc nhỏ điều đó đã khiến Mai Mai trở thành cô bé cứng cỏi. Sự cô độc trong tâm hồn đã khiến cô trở thành một kẻ độc ác trong tình yêu. Cứng cỏi điềm tỉnh nhưng lại đầy dằn xé trong nội tâm. Tình yêu cô dành cho anh là một biểu hiện của sự cô độc trong tâm hồn cô. Bởi từ bé, Mai Mai đã bị nhiều người chế giễu, chỉ có anh Dương Dương là người duy nhất bảo vệ cô, xem cô là thiên xứ. Và cũng vì thế mà anh là tất cả đối với em gái mình. Sự cô độc trong tâm thức đã khiến cho cô gái Mai Mai lao vào tình yêu mù quán và sự thù hận ích kỉ ghen tuông với chính em gái mình. Mai Mai từ cô bé có bản tính hiền lành trong sáng biến thành kẻ luôn rắp tâm hại em gái An An trở nên xấu xí, không hoàn hảo. Không chỉ dừng lại ở đó, cô còn gây ra sự hiểu lầm giữa anh trai Dương Dương và Hồ Khả, người yêu anh để hai người phải chia tay. Cuối cùng khi nhận ra sự sai lầm và độc ác của mình, Mai Mai đã bị ăn năn dằn vặt và tìm đến cái chết. Nhưng khi cái chết không thành cô lại trở về với sự cô độc cố hữu của mình: "Mấy tháng nay, anh và An An đều tránh em. Em như lại trở về thời thơ ấu với những lời chế nhạo: “Con câm! Con câm!”, nhưng em không hận anh, tất cả đều do em gây ra, là hậu quả của sự độc ác của em, nó sẽ giày vò suốt đời, khiến em sống trong thế giới đơn độc, tối tăm, không lối thoát". Cách đề cập đến nỗi cô đơn của Tào Đình trong Anh trai em gái có nét tương đồng với cách thể hiện nỗi cô đơn trong truyện Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi của Trương Duyệt Nhiên. Câu chuyện kể về sự cô đơn của các nhân vật: bà Quỳnh và Quỳnh, cô gái có quãng đời thanh Xuân bất hạnh. Bà cô cũng là một hiện thân của nỗi cô đơn thậm chí mang nó theo đến tận khi bà chết. Bà chết vì vết bỏng ở chân loang ra không cứu chữa được mà nguyên nhân của vết bỏng là do trong một lần nấu ăn phục vụ cho đứa con trai vì sơ ý bà làm đổ thức ăn và bị bỏng. Cơ thể béo phì của bà khiến bà không phản ứng kịp và bà chỉ biết ngồi xuống đất khóc. Chỉ có cô bé Quỳnh quan tâm đến bà nhưng rồi cuộc đời Quỳnh cũng không thoát khỏi sự đeo bám của nỗi bất hạnh khi cô bị chính mẹ ruột ruồng bỏ. Chỉ có cha dượng là Lục Dật Hán yêu thương cô, chính nỗi cô đơn và sự tự ti về bản thân đã khiến cô mắc chứng cuồng ăn. Cũng chính điều ấy cùng tình thương của người cha dượng đã khiến cô yêu ông và thực hiện mọi cố gắng trong học tập, giảm béo để dành được tình yêu ở ông. Quỳnh cũng tựa như Mai Mai bắt đầu tình yêu tội lỗi từ sự ám ảnh của nỗi cô đơn và ngọn lửa xua tan nỗi cô đơn đầu tiên mà họ bắt gặp trong đời. Dù cảm hứng về sự cô đơn trong cuộc sống đi vào tác phẩm của các nhà văn 8X theo hình thức nào, thì nó cũng là sự phản ánh một phần hiện thực cuộc sống. Là những trải nghiệm của chính người viết hoặc những gì mà người viết chứng kiến. Đó cũng là một phần tâm trạng của những người sống theo trào lưu "linglei" bởi họ chịu nhiều ức chế. cảm thức về nỗi cô đơn, dường như dòng văn học 8X đã tiến gần với cảm hứng văn học chung của nhân loại. Nó khiến văn chương 8X trưởng thành hơn. 3) Sự phô bày yếu tố tính dục, đi ngược quan niệm luân lí Á Đông.
Trong thập niên 80-90 ở Trung Quốc đã có nhiều tác phẩm văn học của các nhà văn nổi tiếng như nhà văn Tô Đồng với tiểu thuyết Thê thiếp thành đàn đã trở nên nổi tiếng hơn sau khi tác phẩm của ông được cải biên thành phim với tựa đề Đèn lồng đỏ treo cao, tiểu thuyết Hồng cao lương của Mạc Ngôn được chuyển thể thành bộ phim Cao lương đỏ, tiểu thuyết Chọn lựa của nhà văn Trương Bình chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng Lựa chọn sinh tử ,Vương Sóc với tiểu thuyết Thiên kim đã được dựng thành phim truyền hình nhiều tập Tiếp viên hàng không vào cuối những năm 80. Các nhân vật nữ thành thị của Trương Duyệt Nhiên như Quỳnh (Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi), Đỗ Uyển Uyển và Đoạn Tiểu Mộc ( Anh đào xa tít tắp) đều là những cô gái có tính cách bình thường như những cô gái Trung Quốc khác, nhưng điều Trương Duyệt Nhiên muốn thể hiện là những bi kịch trong tâm hồn họ chứ không phải lối sống bên ngoài.
Tiếp theo sự chiếm lĩnh mạnh mẽ thị trường sách của văn học Trung Quốc tại Việt Nam phải kể đến sự xuất hiện khá nổi của các tác giả thuộc dòng văn học "linglei" Trung Quốc đặc biệt là các tác giả nữ như Vệ Tuệ (Bảo bối Thượng Hải, Điên cuồng như Vệ Tuệ, Thiền của tôi..), Cửu Đan (Quạ đen), ..Và các cây bút trẻ nổi trội khác ở Trung Quốc như Sơn Táp (Thiếu nữ đánh cờ vây) , Đới Tư Kiệt (Balzac và cô thợ may Trung Hoa). Chỉ có một số bài viết của các nhà nghiên cứu như bài viết của tiến sĩ Trần Minh Sơn giới thiệu sơ lược về văn học "linglei" trên báo Người Lao Động, bài viết "Linglei – một hiện tượng mới trên văn đàn Trung Quốc" của tác giả Trần Thị Thu Hương trên trang mạng của Khoa ngữ văn - Đại học sư phạm Hà Nội..Nhìn chung những bài viết này tuy chưa đi sâu phân tích tư tưởng của dòng văn học này nhưng đều có những đánh giá tích cực về dòng văn học này.
Đó là sự kết hợp giữa cảm hứng, trào lưu của thế hệ mình (linglei), đi sâu vào khai thác những chủ đề mà những người trẻ quan tâm (bi kịch tinh thần của giới trẻ thành thị, tâm lý của thế hệ mới)..Cùng với những sáng tạo trong phương thức kết cấu tác phẩm (văn học khái niệm mới, tiểu thuyết vừ hiệp hiện đại, tiểu thuyết vừ hiệp "linglei", tiểu thuyết tự truyện..), cỏch thức vận dụng ngôn ngữ hiện đại, ngôn ngữ của thế hệ mình, lối văn tự do uyển chuyển và phù hợp tâm lý người trẻ..đã làm nên những tác phẩm văn học 8X xuất sắc được độc giả yêu thích và ủng hộ. Các nhà văn 8X Việt Nam chủ yếu xoay quanh các thể loại truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết xã hội trong khi đó thì giới viết văn 8X Trung Quốc thể nghiệm sáng tác trên rất nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết tự truyện, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và đặc biệt là thể loại tiểu thuyết vừ hiệp hiện đại đang khụng chỉ rất nổi ở Trung Quốc mà còn được dịch ra các nước trong đó có Việt Nam.