Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh

MỤC LỤC

Phân loại

Rủi ro do ngân hàng: là những rủi ro tín dụng xuất phát từ năng lực trình độ cán bộ ngân hàng thương mại kém, chính sách tín dụng và quy trình tín dụng, phẩm chất, đạo đức của cán bộ…. Ngoài ra, rủi ro tín dụng được phân loại do chế độ chính sách của nhà nước, rủi ro quốc gia, do việc thẩm định đánh giá của ngân hàng không đúng với thực trạng của khách hàng….

Dấu hiệu của rủi ro tín dụng

Rủi ro do khách hàng: là những rủi ro do người vay gây ra: như lừa đảo ngân hàng, cố tình chây ì không trả nợ, tình hình hoạt động kinh doanh sa sút…. - Sự bất đồng quan điểm, mất đoàn kết, tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, điều hành theo ý chủ quan, không tạo ra được sự thống nhất giữa các thành viên.

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng .1 Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh do sự yếu kém trong công tác tổ chức quản lý, nắm bắt thị trường kém, khả năng đối phó chậm trễ…Ngoài ra, chịu tác động của yếu tố bên ngoài như sự tăng lên giá cả các yếu tố đầu vào của qúa trình sản xuất (giá dầu thô, giá xăng dầu…) làm chi phí sản xuất tăng theo, lợi nhuận mà khách hàng thu được không ổn định, trả nợ tương đối khó khăn. Khách hàng khi vay vốn được ngân hàng không thực hiện theo mục đích hợp đồng tín dụng gây rủi ro đạo đức cho ngân hàng, vì lợi ích cá nhân tìm mọi cách lừa đảo chiếm đoạt vốn ngân hàng.

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng

Thiệt hại gây ra bởi thiên tai, lũ lụt, hạn hán…với ngân hàng từ khách hàng rất lớn đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp. Nền kinh tế không phát triển, kém năng động, tác động tâm lý của người dân không tin tưởng vào chính phủ, đất nước.

Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Cũng có những trường hợp với tài sản đảm bảo mà giá trị của nó trên thị trường biến động mạnh (giảm mạnh) so với giá trị lúc đánh giá ban đầu thì thiệt thòi cho ngân hàng là lớn nếu khách hàng không thực hiện trả nợ. Ngõn hàng khi quyết định cho vay trước hết cần phải theo dừi tỡnh hỡnh tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, tính khả thi của dự án đầu tư…Như vậy mới dự đoán phần nào chính xác rủi ro tín dụng, biết hạn chế tối đa rủi ro.

YẾU TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

    Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, là cơ sở hướng dẫn cho nhân viên tín dụng làm việc, tạo sự chuyên môn hoá trong quá trình phân tích tín dụng đồng thời tạo ra sự thống nhất trong quá trình hoạt động tín dụng. Đứng ở góc độ ngân hàng, cơ sở vật chất với trang thiết bị hiện đại sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng, tạo điều kiện đơn giản các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng từ đó tránh được rủi ro từ phía khách hàng đem lại.

    THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH - HÀ TĨNH

    GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH - HÀ TĨNH

      Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh, ngày 24/08/1991 Thống đốc NHNN ra quyết định số 115/QĐ/NHNN-quyết định thành lập NHNo&PTNT Hà Tĩnh với 8 chi nhánh trực thuộc trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh. Nền sản xuất mang tính tự cung, tự cấp…Thực trạng đó đặt ra cho NHNo&PTNT Kỳ Anh nhiệm vụ hàng đầu là nhanh chóng ổn định công tác tổ chức, chuyển đổi cơ chế hoạt động kinh doanh, huy động vốn và cho vay phải được mở rộng. Từ chỗ làm ăn thua lỗ, cán bộ không đủ lương đến năm 1996 là đơn vị đứng thứ 2 toàn tỉnh, giữ vững phong trào từ đó đến nay Chi nhánh NHNo&PTNT Kỳ Anh luôn luôn là một trong ba ngân hàng dẫn đầu toàn tỉnh.

      Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh
      Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh

      THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1 Hoạt động huy động vốn

        Do đú, nắm chắc được tình hình biến động của khách hàng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, góp phần nâng cao khả năng thu hồi vốn, ngoài ra, ngân hàng coi trọng công tác phân tích nợ theo mặt bằng dư nợ, nợ đến hạn, quá hạn, trên cơ sở đó phân loại và xác định khả năng thu hồi nợ cũng như nguồn trả nợ của từng người đi vay, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện những sai sót từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Với việc mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng và đời sống đã làm đời sống của người dân, nhiều gia đình thay đổi: xây dựng được nhà cửa đàng hoàng, mua sắm được đồ dùng đắt tiền như xe máy, ti vi…cho vay để đi xuất khẩu lao động đã góp phần giải quyết việc làm cho con em trong huyện và cải thiện đời sống nhân dân, đến nay ngân hàng đã cho hơn 3500 hộ vay vốn đi xuất khẩu lao động. Kết quả tài chính của ngân hàng đạt khá, đảm bảo quỹ tiền lương và ăn ca theo chế độ, ổn định và từng bước cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách và nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định, đồng thời tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh, tạo kinh doanh phục vụ khách hàng tốt hơn.

        Bảng 2.3 D ư nợ cho vay theo thời hạn ( 2005 – 2007) Đơn vị : Triệu đồng
        Bảng 2.3 D ư nợ cho vay theo thời hạn ( 2005 – 2007) Đơn vị : Triệu đồng

        THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH

        Nguyên nhân của nợ quá hạn tăng nhanh là do: từ năm 2005 khi phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì ngoài có sự tăng lên nợ quá hạn trong năm đó còn có nợ quá hạn của những năm trước chưa thu hồi được cơ cấu lại kỳ hạn chuyển sang năm tiếp; những khoản nợ trong hạn nhưng tiềm ẩn rủi ro. Kết quả này không phải do nỗ lực của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, mà do ngân hàng có sự điều chỉnh trong hoạt động tín dụng đó là ngân hàng đã cho khách hàng tiếp tục vay nợ hoặc gia hạn nợ để giúp khách hàng cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh thay vì chuyển thành nợ quá hạn, khách hàng thu được lãi, có điều kiện trả nợ cho ngân hàng. Ngoài những lý do trên thì do khách hàng gặp khó khăn trong môi trường kinh doanh: do ảnh hưởng lũ lụt hạn hán, giá nguyên vật liệu, đầu vào tăng cao, gia súc gia cầm bị dịch bệnh đã hạn chế khả năng trả nợ của khách hàng cho nên một phần nợ quá hạn chuyển thành nợ khó đòi.

        Bảng 2.8 Nợ quá hạn theo thời gian  Đơn vị: triệu đồng
        Bảng 2.8 Nợ quá hạn theo thời gian Đơn vị: triệu đồng

        ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH

          + Tỷ trọng cho vay với thành phần cá nhân, hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn kèm theo nợ quá hạn ngày càng tăng.Mặc dù tỷ trọng của thành phần này tuy có xu hướng giảm qua các năm nhưng do sự áp đặt chỉ đạo của cấp trên nên vẫn tập trung vốn nhiều đồng thời việc yêu cầu gia hạn nợ xảy ra do đó kéo theo sự thiếu trách nhiệm, chây lỳ trong việc trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, việc áp dụng hình thức cho vay qua tổ vay vốn khó phổ biến do tổ trưởng không có trình độ hoặc có nhưng không cao nên hay làm sai quy chế cho vay mặc dù ngân hàng vẫn có những buổi tập huấn, hướng dẫn tốn kém nhiều chi phí nhưng vì lợi ích trước mắt mà quên đi nhiệm vụ của mình. Công tác phân tích khách hàng trước khi cho vay chỉ tập trung vào các trường hợp mà có biểu hiện tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính không khả quan còn những trường hợp chưa biểu hiện thì hầu như quyết định cho vay mà không cần tham quan nhà xưởng, nhà cửa…để xem xét.

          BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH - HÀ TĨNH

          MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2008

            Nếu ngân hàng tiếp tục thực hiện lãi suất trên thì hiệu quả chắc chắn là khi ngân hàng không đủ vốn đáp ứng nhu cầu cho vay thì yêu cầu lãi suất cao đi kèm với những điều kiện khắt khe sẽ hạn chế những khách hàng có dự án tốt và chỉ có thể chấp nhận những khách hàng với rủi ro cao. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tiếp thị, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, thực hiện văn minh giao tiếp, làm tốt dịch vụ thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng, tích cực khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp tư nhân để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển. - Mở rộng đầu tư tín dụng trên cơ sở chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, nhất là các mũi đột phá trong phát triển kinh tế theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện đã đề ra, trong đó tăng cường đầu tư vùng vành đai công nghiệp phục vụ cho khu kinh tế Cảng Vũng Áng.

            MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Kiến nghị với nhà nước

              Vì theo quyết định 67/QĐ-NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện giản nợ, xoá nợ cho khách hàng khi gặp rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, nhưng hiện tại NHNo&PTNT vẫn chưa có quỹ hỗ trợ cụ thể nào. * Với địa hình phức tạp nhiều xã vùng sâu, vùng xa, số lượng khách hàng đến giao dịch đông mà toàn huyện chỉ có 1 phòng giao dịch kinh doanh tổng hợp tại Thị trấn huyện và 1 ngân hàng cấp 3 ở vùng ngoài nên chưa phục vụ được tất cả khách hàng, chưa khai thác hết thị trường. * Nên tạo điều kiện cho cán bộ được bồi dưỡng, đào tạo trình độ tin học, nên bố trí 1 chuyên gia tin học cho chi nhánh để tiết kiệm thời gian, chi phí cho chi nhánh cũng như tạo điều kiện cho chi nhánh làm việc hiệu quả hơn.